Thực Trạng Phương Pháp, Hình Thức Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Môi Trường Giáo Dục Đa Văn Hóa Cho Giáo Viên

chức sự kiện…ở các trường tiểu học hiện nay chưa làm nổi bật lên nét đặc trưng cơ bản của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Sán Dìu; Sán Chí…

Các trường tiểu học ở thành phố Bắc Kạn thực hiện bồi dưỡng nội dung “Nhiệm vụ của GV trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa” có mức độ đánh giá không thường xuyên và mức độ hiệu quả trung bình. Hiệu trưởng các trường tiểu học cho biết: GV hiện nay đã nhận thức được nhiệm vụ của mình trong tổ chức HĐTN cho HS theo Chương trình Giáo dục phổ thông hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). GV đã tổ chức các hình thức trải nghiệm cho HS rất đa dạng như: Hội thi, tổ chức trò chơi, câu lạc bộ…Quan sát hoạt động tổ chức trò chơi cho HS tại các trường tiểu học, chúng tôi nhận thấy GV tổ chức các trò chơi “Ném còn” của dân tộc Tày và trò chơi “Ném pao” của dân tộc Dao…GV trường tiểu học Sông Cầu cho biết: “GV tổ chức các trò chơi của các dân tộc ngoài thỏa mãn nhu cầu giải trí cho HS còn giúp HS nhận diện những giá trị văn hóa dân tộc truyền thống tốt đẹp của các dân tộc đồng thời giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc”. Tuy nhiên, do chưa nắm vững được nội dung của môi trường đa văn hóa và đặc điểm của HS người dân tộc nên các hình thức tổ chức HĐTN trong môi trường đa văn hóa chưa đa dạng và không đạt hiệu quả cao.

Nội dung Kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa” CBQL và GV đánh giá ở mức độ thực hiện thường xuyên và hiệu quả trung bình. Hiện nay, GV dạy ở các trường tiểu học dân tộc thiểu số chiếm khoảng 70% - 80% so với tổng số CBQL, GV. Các GV có kiến thức về văn hóa các dân tộc như tập quán, tập tục, tín ngưỡng, phong tục, đời sống, …của dân tộc mình, tuy nhiên GV chưa có kỹ năng tổ chức các HĐTN trong môi trường đa văn hóa cho HS. GV thực hành kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa không hiệu quả. Nguyên nhân của thực trạng này do một số GV chưa nhận diện được các giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Dao, Nùng, Mông... để tổ chức HĐTN cho HS.

2.2.3. Thực trạng phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn

Thực trạng phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn.


Bảng 2.4. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn


TT


Phương pháp

Mức độ thực hiện


X

Mức độ hiệu quả


X

Rất thường xuyên

Trung bình

Không thường

xuyên

Rất hiệu quả


Trung bình

Không hiệu quả

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Phương pháp thuyết trình

101

70.6%

16

11.2%

26

18.2%

2.52

88

61.5%

31

21.7%

24

16.8%

2.45

2

Phương pháp vận dụng

dạy học giải quyết vấn đề

98

68.5%

21

14.7%

24

16.8%

2.52

84

58.7%

25

17.5%

34

23.8%

2.35

3

Phương pháp vận dụng

dạy học theo tình huống

55

38.5%

63

44.1%

25

17.5%

2.21

56

39.2%

65

45.5%

22

15.4%

2.24


4

Giảng dạy lý thuyết kết hợp với phát vấn, thảo luận,

thực hành trên lớp

102

71.3%

36

25.2%

5

3.5%

2.68

78

54.5%

46

32.2%

19

13.3%

2.41


5

Giảng dạy lý thuyết, kết hợp với phát vấn, thảo luận trên lớp, tổ chức thực hành

tại các trường tiểu học


59


41.3%


68


47.6%


16


11.2%


2.3


51


35.7%


65


45.5%


27


18.9%


2.17

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn - 7


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn cho thấy, chủ thể bồi dưỡng đã thực hiện thường xuyên các phương pháp: thuyết trình, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp vận dụng dạy học theo tình hình; giảng dạy lý thuyết kết hợp với phát vấn, thảo luận, thực hành trên lớp. Trong đó, hiệu quả cao nhất là phương pháp thuyết trình và giảng dạy lý thuyết kết hợp với phát vấn, thảo luận, thực hành trên lớp, các phương pháp này CBQL, GV đánh giá hiệu quả tốt từ 2.35 đến 2.45 điểm.

Quan sát các lớp bồi dưỡng tại các trường tiểu học và các lớp bồi dưỡng thực hiện tại Phòng GD&ĐT Bắc Kạn, các chủ thể bồi dưỡng đều sử dụng phương pháp thuyết trình để giảng dạy về các nội dung: Kiến thức về tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa và nhiệm vụ của GV trong quá trình tổ chức HĐTN.

Tuy nhiên, hiệu quả các phương pháp: Phương pháp vận dụng dạy học theo tình huống và phương pháp giảng dạy lý thuyết, kết hợp với phát vấn, thảo luận trên lớp, tổ chức thực hành tại các trường tiểu học đạt hiệu quả trung bình (2.17 điểm), nguyên nhân của thực trạng này do nhiều GV còn thụ động nghe giảng trong các lớp bồi dưỡng, chưa chủ động trao đổi, thảo luận với các GV khác yêu cầu về năng lực mình cần có trong môi trường giáo dục đa văn hóa; một số GV chưa biết nhiệm vụ phải làm gì khi tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa. Phỏng vấn chuyên gia của Phòng GD&ĐT, chúng tôi được biết việc tổ chức thực hành tại các trường tiểu học nhằm phát triển năng lực cho HS còn gặp khó khăn, do các trường chưa đảm bảo các điều kiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.

Một số GV khi chủ thể bồi dưỡng giao nhiệm vụ học tập còn chưa chủ động tự bồi dưỡng, một số trường tiểu học chưa đáp ứng đủ máy tính và máy chiếu, một số trường cơ sở vật chất xuống cấp, do vậy, chủ thể bồi dưỡng chưa phát huy tốt hiệu quả của phương pháp giảng dạy lý thuyết kết hợp với phát vấn, thảo luận, thực hành trên lớp và phương pháp giảng dạy lý thuyết, kết hợp với phát vấn, thảo luận trên lớp, tổ chức thực hành tại các trường tiểu học.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn


Bảng 2.5. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn


TT


Hình thức

Mức độ thực hiện


X

Mức độ hiệu quả


X

Rất thường

xuyên

Trung bình

Không

thường xuyên

Rất hiệu

quả

Trung bình

Không hiệu

quả

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Hình thức tự nghiên cứu tài liệu kết hợp với sinh hoạt chuyên môn

tại trường


68


47.6%


36


25.2%


39


27.3%


2.20


71


49.7%


26


18.2%


46


32.2%


2.17

2

Hình thức tập trung

101

70.6%

19

13.3%

23

16.1%

2.55

96

67.1%

29

20.3%

18

12.6%

2.55

3

Bồi dưỡng trực tuyến

48

33.6%

53

37.1%

42

29.4%

2.04

51

35.7%

56

39.2%

36

25.2%

2.10


4

Cử GV tham gia các đợt

bồi dưỡng do Phòng GD & ĐT tổ chức

121

84.6%

16

11.2%

6

4.2%

2.8

125

87.4%

14

9.8%

4

2.8%

2.85

5

Tổ / nhóm chuyên môn

của nhà trường tổ chức

95

66.4%

31

21.7%

17

11.9%

2.55

85

59.4%

38

26.6%

20

14.0%

2.45


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn cho thấy: Các hình thức được thực hiện thường xuyên và mức độ hiệu quả tốt là các hình thức: Hình thức tập trung; Cử GV tham gia các đợt bồi dưỡng do Phòng GD&ĐT tổ chức; Tổ / nhóm chuyên môn của nhà trường tổ chức, điểm đánh giá từ 2.45 đến

2.85 điểm. Các hình thức này được tiến hành định kỳ hàng năm, Hiệu trưởng các trường cử từ 3 đến 4 GV đi học tập bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm do Phòng GD & ĐT thành phố Bắc Kạn tổ chức, các lớp và khóa bồi dưỡng được thực hiện theo hình thức tập trung kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Chúng tôi trao đổi với các GV tiểu học tại các trường, các GV cho biết, trong hình thức bồi dưỡng này, GV được cung cấp đầy đủ tài liệu về bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường đa văn hóa, các tài liệu gồm: Sách hướng dẫn về tổ chức HĐTN từ lớp 1 đến lớp 5; Tài liệu hướng dẫn thiết kế HĐTN cho HS từ lớp 1 đến lớp 5…

Đối với các hình thức: Hình thức tự nghiên cứu tài liệu kết hợp với sinh hoạt chuyên môn tại trường; Bồi dưỡng trực tuyến CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện không thường xuyên và hiệu quả không cao, điểm đánh giá từ 2.10 đến

2.17 điểm. Một số GV tiểu học tại các trường chia sẻ: GV không có nhiều thời gian để tự học và tự nghiên cứu tài liệu, vì phần lớn thời gian GV dành cho hoạt động chuyên môn và giảng dạy, GV trẻ thì nhà xa, con nhỏ nên chưa đầu tư thời gian tự nghiên cứu tài liệu. Do vậy, trong sinh hoạt chuyên môn tại trường còn qua loa, hình thức. Hiệu trưởng trường tiểu học Sông Cầu và Tiểu học Phùng Chí Kiên cho biết: Hiện nay các trường chưa thực hiện hình thức bồi dưỡng trực tuyến do hệ thống máy tính đã xuống cấp, chưa được đầu tư mua mới, bổ sung, tốc độ đường truyền không ổn định, các trường chưa mời chuyên gia có kinh nghiệm về tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa đến trường để thực hiện hình thức này. Như vậy, một số CBQL các trường còn xem nhẹ việc đổi mới các hình thức bồi dưỡng và chưa có sự chỉ đạo sát sao để đảm bảo các điều kiện phục vụ bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GV các trường tiểu học ở thành phố Bắc Kạn.

2.2.4. Thực trạng chủ thể bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GV các trường tiểu học

Thực trạng chủ thể bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn cho thấy, các chủ thể: Giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; Chuyên viên của Phòng GD&ĐT đạt hiệu quả tốt, điểm đánh giá thực hiện thường xuyên và hiệu quả đạt từ 2.76 đến 2.83 điểm.

Đội ngũ GV các trường tiểu học là lực lượng thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên và đạt hiệu quả tốt (2.89 điểm).


Bảng 2.6. Thực trạng chủ thể bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn



TT


Chủ thể

Mức độ thực hiện


X

Mức độ hiệu quả


X

Rất thường xuyên

Trung bình

Không

thường xuyên

Rất hiệu quả

Trung bình

Không hiệu quả

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Giảng viên giảng dạy

ở các trường đại học

60

42.0%

35

24.5%

48

33.6%

2.08

61

42.7%

39

27.3%

43

30.1%

2.13


2

Giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên

dạy giỏi cấp tỉnh


122


85.3%


18


12.6%


3


2.1%


2.83


116


81.1%


19


13.3%


8


5.6%


2.76

3

Chuyên viên của

Phòng GD & ĐT

119

83.2%

18

12.6%

6

4.2%

2.79

124

86.7%

13

9.1%

6

4.2%

2.83


4

Chuyên gia bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục

đa văn hóa


55


38.5%


54


37.8%


34


23.8%


2.15


51


35.7%


64


44.8%


28


19.6%


2.16

5

Hiệu trưởng các

trường tiểu học

56

39.2%

36

25.2%

51

35.7%

2.03

57

39.9%

33

23.1%

53

37.1%

2.03

6

Đội ngũ GV các

trường tiểu học

131

91.6%

5

3.5%

7

4.9%

2.87

133

93.0%

4

2.8%

6

4.2%

2.89


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Các trường tiểu học ở thành phố Bắc Kạn đã thường xuyên mời các chủ thể giảng dạy các lớp/khóa bồi dưỡng, đó là các chủ thể: Giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; Chuyên viên của Phòng GD & ĐT, Hiệu trưởng các trường tiểu học mức độ hiệu quả trong thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường đa văn hóa được đánh giá ở mức độ tốt. Các nội dung bồi dưỡng chủ yếu là các kiến thức về tổ chức HĐTN, chương trình trải nghiệm theo quy định, thiết kế các chủ đề trải nghiệm cho HS theo khối lớp.

Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai cho biết: Do khó khăn về kinh phí tổ chức hoạt động bồi dưỡng và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng như thiếu thốn về cơ sở vật chất, tài liệu học tập…nên hiện nay, đa số các trường tiểu học chưa mời giảng viên giảng dạy ở các trường đại học và chuyên gia bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa cho GV các trường tiểu học. Quan sát về thiết bị dạy học tại các trường thì đa số chỉ được trang bị ở mức độ tối thiểu để phục vụ các hoạt động dạy học. Có 02 trường Tiểu học Đức Xuân, tiểu học Sông Cầu trang bị đầy đủ máy chiếu hoặc tivi có kết nối internet 100% ở các phòng học, 02 trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, tiểu học Phùng Chí Kiên trang bị được khoảng 50% số lớp. 04 trường còn lại số máy chiếu và máy tính trang bị ở mức độ tối thiểu. Vì thế, nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường đa văn hóa chưa đảm bảo tính cập nhật, GV chưa có điều kiện thực hành kỹ năng tổ chức HĐTN cho HS.

2.2.5. Kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí