điều kiện các nhà xưởng của khoa chưa đáp ứng đủ nhu cầu THN, các trang thiết bị, công nghệ chưa theo kịp với thực tế. Qua liên kết đào tạo giúp học viên có điều kiện tiếp xúc, làm việc nâng cao kỹ năng nghề, sẽ không bỡ ngỡ khi vào thực tế.
* Nội dung và quy trình thực hiện Bước 1: Xây dựng kế hoạch
Xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất của TTGDNN giai đoạn 2018 - 2020.
- Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất của các TTGDNN trên địa bàn tỉnh đáp ứng theo yêu cầu dạy học hiện nay (khu sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao, hệ thống giảng đường; phương tiện hỗ trợ cho dạy học, thiết bị THN; hệ thống thư viện điện tử...). Mức độ khai thác và sử dụng các phương tiện thiết bị hiện có.
- Tiến hành quy hoạch lại các nhà xưởng và các trang thiết bị trong từng nhà xưởng, phòng thực hành lớp học, khu sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho các hoạt động nội khoá cũng như hoạt động ngoại khoá của học viên.
- Củng cố và xây dựng các phòng học, xưởng THN, phòng lý thuyết chuyên dùng để đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho dạy và học THN.
- Lập các dự án về đổi mới và phát triển dạy nghề, mua sắm các trang thiết bị đồng bộ trên cơ sở đề án phát triển trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt, từng bước theo lộ trình trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng tiên tiến, hiện đại và đồng bộ.
- Tổ chức tự thiết kế các bài giảng thực hành, các mô phỏng tình huống thực tế trên máy tính để phục vụ công tác DTHN.
- Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất từ các nguồn trên còn giải pháp hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị để học viên có sự tiếp cận với sự phát triển của thực tế lao động là liên kết với các công ty, doanh nghiệp để học viên đến thăm quan, thực hành và thực tập tốt nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch khảo sát, bồi dưỡng năng lực tổ chức, quản lý, chuyên môn cho đội ngũ GV DHTH, thông qua đó giúp họ chủ động, sáng tạo, khai thác tốt các trang thiết bị, vật tư THN sẵn có cũng như xây dựng các trang thiết bị và mô hình thực hành mới.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Chỉ Đạo Triển Khai Hoạt Động Bồi Dưỡng
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Sự Chỉ Đạo Của Đảng Và Nhà Nước Về Chiến Lược Phát Triển Giáo Dục Nghề Nghiệp Trong Sự Nghiệp Cnh, Hđh Đất Nước
- Tổ Chức Xây Dựng Chương Trình Bồi Dưỡng Nldth Cho Giáo Viên Dạy Nghề Đúng Nhu Cầu Thực Tiễn Nghề Nghiệp Địa Phương
- Khảo Sát Tính Cấp Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp
- Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn - 14
- Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn - 15
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Bước 2: Tổ chức thực hiện
- Xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất của TTGDNN căn cứ vào điều kiện thực tế của các địa phương. Tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư của ngân sách nhà nước thông qua các chương trình, dự án về phát triển giáo dục nghề nghiệp đang triển khai tại địa phương.
- Tổ chức xây dựng nội quy sử dụng cơ sở vật chất, các trang thiết bị bao gồm: nội quy phòng học, nội quy xưởng THN, phòng chuyên dùng. Xây dựng các quy định về sử dụng các trang thiết bị, phương tiện, vật tư nhằm khai thác hiệu quả và đảm bảo tuổi thọ cao của các thiết bị.
- Tổ chức chuyển giao công nghệ đối với các phương tiện thiết bị, tập huấn cho CBQL phòng thực hành và GV nắm vững các quy trình khai thác sử dụng các, các phương tiện thiết bị. Đồng thời phổ biến các nội quy, quy định trong việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư THN tới toàn thể GV và học viên của các trung tâm.
- Các TTGDNN xây dựng kế hoạch khai thác và sử dụng các phương tiện, thiết bị, vật tư gắn với từng tiết giảng, từng bài giảng, từng chương và toàn bộ chương trình. Kế hoạch của GV được thông qua và có ý kiến phê duyệt của lãnh đạo trung tâm.
- Động viên, khuyến khích giáo viên tham gia Hội thi thiết bị tự làm phục vụ đào tạo như mô hình, bảng biểu, đồ dùng... và sử dụng các phương tiện, thiết bị trong các giờ lên lóp, coi đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng công tác chuyên môn. Mặt khác các TTGDNN có trách nhiệm chỉ đạo lập sổ theo dõi mức độ khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị, vật tư THN.
- Củng cố và nâng cấp các phòng thực hành hiện có, đồng thời đầu tư kinh phí bồ sung thêm các phòng thực hành công nghệ cao để học viên có điều kiện thực hành, tiếp xúc với công nghệ tiên tiến.
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác, gắn bó giữa TTGDNN với các công ty, doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề.
Bước 3: Chỉ đạo thực hiện
- Dưới sự chỉ đạo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các TTGDNN thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất giai đoạn 2013
- 2018. Hàng năm căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của trung tâm, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và các quy định sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đồng thời hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định, kế hoạch trên đối với từng tổ môn và giáo viên.
- Hướng dẫn bộ phận chuyên môn thực hiện trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ để làm tốt công tác quản lý và sử dụng các trang thiết bị.
- Chỉ đạo các tổ môn xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình cho phù hợp với thực tế sản xuất tại các cơ sở đã liên kết trên cơ sở khung chương trình đã được duyệt, kèm theo kế hoạch trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác đào tạo nghề.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá
Định kỳ hoặc đột xuất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị theo theo nội quy, quy định. Xác định những ưu điểm, tồn tại để tìm ra nguyên nhân từ đó kịp thời ban hành các quyết định quản lý điều chỉnh. Cuối năm tiến hành sơ kết, tồng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện tiến độ các dự án, quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của các TTGDNN trên địa bàn.
* Điều kiện thực hiện
- Mục đích, yêu cầu của việc tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng
giáo viên dạy nghề; tầm quan trọng quản lý sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện trong hoạt động dưỡng NLDTH cho giáo viên phải được chỉ đạo kịp thời và phải được các TTGDNN thực hiện đầy đủ.
- Các TTGDNN cần tập trung xây dựng kế hoạch cụ thể, đồng thời phải xúc tiến nhanh việc xây dựng các dự án đầu tư để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị.
- Tổ chức xây dựng nội quy, quy định về việc sừ dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư thực hành. Các nội quy, quy định cần phải cụ thể bám sát điều kiện thực tế của trung tâm để dễ triển khai thực hiện.
3.2.5. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn
* Mục tiêu biện pháp
- Nâng cao tính khoa học, khách quan, chính xác, từ đó tăng hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá, đồng thời phát hiện những sai lệch cho hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề, làm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp quản lý bồi dưỡng một cách hiệu quả, kịp thời. Đồng thời qua đó cũng nhằm làm cho công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề trở thành nề nếp và là nhu cầu không thể thiếu trong hoạt động quản lý.
- Đề cao việc tự kiểm tra, đánh giá, qua đó tạo ra tính tự giác, tự chịu trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề của tỉnh Bắc Kạn.
* Nội dung và quy trình thực hiện Bước 1: Xây dựng kế hoạch
- Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề để soát lại những quy định về kiểm tra đánh giá trong quá trình tổ chức đào tạo nghề của các trung tâm để có kế hoạch bổ sung, thay đổi, điều chỉnh các quy định cho phù hợp.
- Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội định hướng rõ mục đích kiểm tra, đảm bảo sự hợp lý thống nhất giữa các khâu nhằm từ đó đàm bảo hiệu quả, sự tin cậy và công bằng trong đánh giá. Kế hoạch cũng xác định rõ nội dung kiểm tra, các tiêu chí đánh giá từng khâu, từng phần việc trong hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề. Đặc biệt chú trọng việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp bồi dưỡng, sử dụng đồ dùng, phương tiện trong giảng dạy của GV. Sau khi được thống nhất và phê duyệt, kế hoạch này sẽ là cơ sở để tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề hàng năm.
Bước 2: Tổ chức thực hiện
- Tại các lớp bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hướng dẫn quy định nội quy, quy chế và các chế độ chính sách liên quan, yêu cầu các đơn vị tham gia hoạt động bồi dưỡng tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá nhận thức của giáo viên sau đợt bồi dưỡng. Tiến hành bổ xung các nội dung mới của nội quy, quy chế, quy đinh bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề.
- Tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học thực hành, kịp thời biểu dương (kèm theo các khuyến khích bằng vật chất) đối với cá nhân, tập thể có thành tích, phê bình, nhác nhở hoặc kỉ luật với các vi phạm.
- Các cải tiến phương thức kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề theo hướng đảm bảo chính xác, khách quan nhằm thúc đẩy các hoạt động bồi dưỡng của giáo viên. Trước hết cải cách phương pháp bồi dưỡng, phương pháp kiểm tra, phương pháp đánh giá kết quả bồi dưỡng của giáo viên.
Bước 3: Chỉ đạo thực hiện
- Căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và các quy định
cụ thể về thực hiện kiểm tra, đánh giá. Hướng dẫn việc triển khai thực hiện các quy định, kế hoạch trên cho các TTGDNN.
- Bộ phận chuyên môn tham mưu cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch đã đề ra kết hợp với việc kiểm đột xuất, thăm lớp dự giờ.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo bộ phận chuyên môn thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề theo các nội dung và tiêu chí đã xây dựng của từng khóa bồi dưỡng và tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra theo yêu cầu.
- Thực hiện tốt việc sử lý kết quả kiểm tra, đánh giá để có biện pháp bổ sung hoàn thiện nội dung kiểm tra, tiêu chí đánh giá đồng thời ra các quyết đinh điều chỉnh các sai lệch trong quá trình bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề.
* Điều kiện thực hiện
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần quán triệt mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên để cơ sở tham gia bồi dưỡng và các giáo viên thực hiện nghiêm túc.
- Xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức kiểm tra và các chỉ tiêu đánh giá, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần có các biện pháp chỉ đạo việc thực hiện bảo đảm trung thực, công bằng, khách quan, khoa học và có tính xây dựng.
- Bộ phận tham mưu cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, đánh giá thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời có phẩm chất tốt, trung thực, khách quan.
* Mối quan hệ giữa các biện pháp
Hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề diễn ra chịu sự tác động ảnh hưởng của yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Yếu tố chủ quan với tư cách là thành phần cấu trúc của hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo
viên dạy nghề đóng vai trò cốt lõi. Yếu tố khách quan đóng vai trò quan trọng chi phối hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề, tạo điều kiện để giáo viên tham gia các hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả cao nhất.
Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề mà tác giả nêu ra chính là các yếu tố khách quan có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề. Mỗi biện pháp đều có ý nghĩa và vai trò quan trọng riêng, nhằm tác động mạnh mẽ vào quá trình bồi dưỡng NLDTH cho giáo. Tuy nhiên, trong quá trình tác động các biện pháp không thể tách rời, độc lập nhau mà chúng có mối quan hệ thống nhất với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Việc phát triển nội dung chương trình gắn liền với đổi mới phương pháp bồi dưỡng NLDTH cho giáo sẽ thúc đẩy giáo viên rèn luyện, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để góp phần tạo hiệu quả trong công tác đào tạo nghề.
Để GV có thể đổi mới phương pháp kiểm tra hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo dạy nghề thì cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư học thực hành vô cùng quan trọng. Không thể đổi mới phương pháp dạy học, cũng như không thể nâng cao chất lượng DTH khi không có sự hỗ trợ tích cực của cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị dạy thực hành như trường, lóp, giáo trình, tài liệu, các phương tiện thiết bị,vật tư thực hành và thực tế nghề nghiệp để học viên thực hành nâng cao tay nghề.
Một yếu tố quan trọng nữa đó là công tác kiểm tra, đánh giá; đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo dạy nghề sẽ có tác dụng tích cực đối với hoạt động dạy thực hành của của giáo viên. Thông qua kiểm tra, đánh giá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thái độ, tinh thần trách nhiệm cao trong DHTH. Đồng thời qua kiểm tra, đánh giá giúp cơ sở tham gia hoạt động bồi dưỡng giáo viên có cơ hội kiểm nghiệm việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng, trên cơ sở đó sẽ lựa chọn phương pháp tối ưu nhất.
Tóm lại, 5 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo dạy nghề mà tác giả nêu ra có vai trò hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động DHTH, mỗi biện pháp có một vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng riêng. Giữa các biện pháp có mối quan hệ thống nhất nhau về mục đích, tương hỗ thúc đẩy lẫn nhau, liên kết với nhau để tạo ra công năng tổng thể. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Thực hiện tốt các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng khơi dậy và phát huy các nguồn lực cơ bản của khoa, của TTGDNN góp phần ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp, góp phần cung cấp nguồn lao động đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm
Nhằm khẳng định mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp.
3.3.2. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi và sự tương quan của các biện pháp mà luận văn đã đề xuất.
3.3.3. Phương pháp, đối tượng khảo nghiệm
Tác giả sử dụng bảng hỏi để điều tra, kết hợp trò chuyện với đội ngũ GVDN ở các TTGDNN Bắc Kạn
Đối tượng khảo nghiệm: Tiến hành điều tra, khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên dạy nghề ở các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện: Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm.