3.3.4. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
Nội dung biện pháp | Tính cần thiết % | Tính khả thi % | |||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần | Rất khả thi | Khả thi | Phân vân | ||
1 | Tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên ở các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn | 80 | 20 | 0 | 86 | 14 | 0 |
2 | Tổ chức xây dựng chương trình bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề đúng nhu cầu thực tiễn nghề nghiệp địa phương | 78 | 22 | 0 | 74 | 22 | 4 |
3 | Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng NLDTH theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học viên | 84 | 16 | 0 | 88 | 12 | 2 |
4 | Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề | 82 | 18 | 0 | 82 | 14 | 4 |
5 | Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn | 80 | 20 | 0 | 84 | 16 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Sự Chỉ Đạo Của Đảng Và Nhà Nước Về Chiến Lược Phát Triển Giáo Dục Nghề Nghiệp Trong Sự Nghiệp Cnh, Hđh Đất Nước
- Tổ Chức Xây Dựng Chương Trình Bồi Dưỡng Nldth Cho Giáo Viên Dạy Nghề Đúng Nhu Cầu Thực Tiễn Nghề Nghiệp Địa Phương
- Đổi Mới Phương Pháp Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Bồi Dưỡng Nldth Cho Giáo Viên Các Ttgdnn Tỉnh Bắc Kạn
- Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn - 14
- Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn - 15
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Qua kết quả tổng hợp phiếu khảo sát cho thấy: đại đa số các ý kiến đều cho rằng 5 biện pháp nêu trên đều cần thiết và khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho đội ngũ giáo viên dạy nghề ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn.
Về tính cần thiết: Cả 5 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết, trong đó có cao nhất là chú trọng cho công tác bồi dưỡng được đánh giá là rất cần thiết, tỷ lệ đạt 84% về Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng NLDTH theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học viên, các biện pháp còn lại đạt từ 78% trở lên.
Về tính khả thi: Cao nhất là Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng NLDTH theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học viên (88%); thấp nhất là Tổ chức xây dựng chương trình bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề đúng nhu cầu thực tiễn nghề nghiệp địa phương (74%).
Qua trao đổi thêm với đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên dạy nghề ở các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện, nhìn chung các ý kiến đều ủng hộ và đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
Kết luận chương 3
Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo dạy nghề đã được đề xuất trên cơ sở quan niệm phổ biến hiện nay về quản lý bồi dưỡng giáo viên, phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh Bắc Kạn và công tác đào tạo nghề ở nước ta hiện nay.
Những biện pháp được đề xuất đã tập trung khắc phục những nhược điểm và phát huy ưu điểm trong đào tạo và trong quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo dạy nghề tỉnh Bắc Kạn.
Mỗi biện pháp trong 5 biện pháp quản lý đều được mô tả theo cấu trúc nhất định và thống nhất, bao gồm: Mục tiêu của biện pháp, Nội dung của biện pháp, Cách thức tiến hành. Ngoài ra các biện pháp đã đề xuất có quan hệ tác động qua lại và ảnh hưởng tới nhau.
Các biện pháp bồi dưỡng NLDTHN cho GVDN các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn được xây dựng với các nguyên tắc xác định và trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lý luận về bồi dưỡng giáo viên, kết quả khảo sát, điều tra thực trạng năng lực GVDN các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn.
Tuy vậy chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh cách thức tiến hành các biện pháp thông qua những yêu cầu, quy tắc cụ thể, những việc làm và hành động cụ thể trong hoạt động đào tạo nghề tại các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề nâng cao năng lực dạy nghề, đồng thời tiếp thu và kế thừa kết quả từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước cũng như từ kinh nghiệm nhiều năm tham gia hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề, chúng tôi có một số kết luận như sau:
Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề được xem là một giải pháp quan trọng để thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Những nhiệm vụ quan trọng, trong đó có chiến lược phát triển đội ngũ các nhà giáo. Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ các nhà giáo, làm nòng cốt cho việc thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo.
Đối với đào tạo nghề, NLDTHN của GVDN đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho người học. NLDTHN của GVDN được phân tích theo từng công việc trong trong quá trình chuẩn bị, thực hiện dạy thực hành, đánh giá kết quả học thực hành và được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí tiêu chuẩn cần có của GVDN. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng các biện pháp bồi dưỡng NLDTHN của GVDN.
Thực trạng năng lực của GVDN, thực trạng bồi dưỡng NLDTHN cho GVDN các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn cho thấy: Một số năng lực cần thiết như năng lực sư phạm, năng lực hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới, trình độ tay nghề... của một số GVDN còn yếu và thiếu, chưa Đáp ứng Được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề; Việc bồi dưỡng giáo viên còn nhiều hạn chế: Hạn chế về nội dung bồi dưỡng, hạn chề về số lượng giáo viên tham gia bồi dưỡng...Thực trạng đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh nên cần phải có các biện pháp bồi dưỡng để khắc phục thực trạng.
Luận văn đề xuất được các biện pháp bồi dưỡng NLDTHN cho GVDN các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn. Các biện pháp đề xuất đảm bảo tính mục đích,
tính thực tiễn, tính khả thi và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó biện pháp 3: Đổi mới phương pháp bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng GVDN, nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
Cần xây dựng chương trình kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVDN theo chuyên ngành trong cả nước tạo điều kiện thống nhất kiến thức bộ môn và nâng dần trình độ chuyên môn.
Ban hành quy định việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN, trong đó quy định về Quỹ quốc gia về phát triển nhà giáo GDNN; quy định việc phân bổ tài chính; quy định về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.v.v….
Đổi mới chính sách phân bổ tài chính trong đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN. Thực hiện phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp thay vì xác định theo định mức đầu người.
Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện. Các phương diện cần đổi mới như: xây dựng mô hình đào tạo, bồi dưỡng; nội dung, chương trình; phương thức và phương pháp tổ chức đào tạo; kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo và quản lý đào tạo nhà giáo GDNN theo năng lực thực hiện: Đổi mới cơ bản về mục tiêu, nội dung chương trình, phương thức và phương pháp đào tạo, hệ thống kiểm tra - đánh giá và cơ chế quản lý theo hướng mở và chuẩn hóa nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng nhà giáo GDNN trong hệ thống dạy nghề của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn
Chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương triển khai sâu rộng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề của các TTGDNN của tỉnh, xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ
GVDN, xây dựng các tiêu chí đánh giá GVDN, sử dụng hợp lý GVDN, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và có các chính sách đảm bảo phát triển đội ngũ GVDN trên địa bàn tỉnh.
Quan tâm phân bổ nguồn kinh phí hàng năm để tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các TTGDNN của tỉnh.
2.3. Đối với các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn
TTGDNN của tỉnh cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa những kết quả đạt được trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên trong những năm qua. Tăng cường sự lãnh đạo tập trung chỉ đạo ưu tiên bằng mọi nguồn lực có thể có nhằm tiếp tục làm tốt việc xây dựng định hướng cho công tác quy hoạch và xây dựng, phát triển đội ngũ gVDN và cán bộ quản lý. Khuyến khích đội ngũ GVDN tự giác tham gia tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi kiến thức, đạo đức nhà giáo, gắn liền với nhiệm vụ của đơn vị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật giáo dục nghề
nghiệp năm 2014.
2. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 630/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chiến lược phát triển chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020.
3. Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội (2010), Thông tư số 30/2010/TT- BLĐTB&XH, ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chuẩn giáo viên dạy nghề.
4. Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội (2017), Thông tư số 06/2017/TT- BLĐTB&XH, ngày 08 tháng 3 năm 2017 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
5. Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội (2017), Thông tư số 08/2017/TT- BLĐTB&XH, ngày 10 tháng 3năm 2017của Bộ lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, giáo dục nghề nghiệp.
6. Tổng cục dạy nghề (2001), Một số vấn đề tổ chức và quản lý quá trình dạy học trong trường nghề, Nxb Công nhân kỹ thuật, Hà Nội.
7. Nguyễn Ngọc Hợi, Thái Văn Thành (2009), Về quy trình đánh giá chất lượng bồi dưỡng giáo viên, TCGD số 224 (10/2009).
8. Trần Khánh Đức (1991), Mô hình bồi dưỡng giáo viên dạy nghề” trên cơ sở nghiên cứu kỹ năng cần có cho hoạt động giảng dạy của người giáo viên.
9. Nguyễn Duy Hồ, Nguyễn Văn Sự, Lê Trần Lâm (1994), Tổng luận giáo viên dạy nghề Việt Nam.
10. Nguyễn Đức Trí (2000), Mô hình đào tạo giáo viên kỹ thuật trình độ đại học cho các trường THCN và dạy nghề.
11. Trần Hùng Lượng (2003), Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm kỹ thuật cho giáo viên dạy nghề Việt Nam hiện nay.
12. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Đại cương về khoa học quản lý, Giáo trình dành cho các khoá đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, Hà Nội.
13. Đàm Hữu Đắc (2008), “Đổi mới và đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 333 từ 16-30/4.
14. Trương Đại Đức (2011), Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Đại học Thái Nguyên (9/2011).
15. Ngô Tự Thành (2008), Cơ sở lý luận xây dựng tiêu chí giảng viên giỏi trong xu thế hội nhập, TCGD số 181 (1/2008).
16. Phạm Hồng Quang (2009), “Giải pháp đào tạo giáo viên theo định hướng năng lực”, Tạp chí Giáo dục, số 216, tháng 6/2009.
17. Vũ Quốc Chung, Nguyễn Văn Cường (2009), “Cải cách đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo định hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp”, Tạp chí Giáo dục số 219, tháng 8/2009.
18. Phạm Văn Hòa (2018), Phát triển đội ngũ giáo viên trường dạy nghề quân đội theo tiếp cận năng lực, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Đại học Thái Nguyên (1/2018).
19. Vũ Xuân Hùng (2011), "Năng lực dạy học của giáo viên dạy nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện", Báo khoa học giáo dục, số 72/2011.
20. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục,
Trường cán bộ QLGD Hà Nội.
21. Cao Văn Sâm và nhóm nghiên cứu (2011), Giải pháp phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập, Đề tài NCKH cấp Bộ.
22. Nguyễn Thanh Hà (2007), Chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học các môn thực hành chuyên môn nghề, TCGD số 169 (8/2007).