Thực Trạng Chỉ Đạo Triển Khai Hoạt Động Bồi Dưỡng

Trước những yêu cầu của việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và thực trạng về năng lực và trình độ chuyên môn của giáo viên dạy nghề các cơ sở GDNN tỉnh Bắc Kạn, công tác bồi dưỡng phải được chú trọng và được tiến hành thường xuyên, liên tục. Công tác bồi dưỡng phải được tiến hành một cách có kế hoạch, khoa học, có nội dung cụ thể sát với yêu cầu, với những hình thức phù hợp, đúng đối tượng và đầu tư có hiệu quả, mọi hoạt bồi dưỡng giáo viên phải hướng tới nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, trình độ lí luận chính trị… cho người giáo viên. Công tác bồi dưỡng để nhằm chuẩn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn cho GVDN theo từng nội dung: Nghiệp vụ sư phạm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn, tin học, ngoại ngữ...

Công tác bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề của các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn đã mang lại hiệu quả khá tốt đối với NGVDN về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thể hiện sự nỗ lực, trách nhiệm và có kế hoạch của Sở Lao động

- Thương binh và Xã hội đối với công tác bồi dưỡng giáo viên. Tuy nhiên, thực tiễn cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn là: Nội dung bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên thường tập trung vào bồi dưỡng chuyên đề chuyên môn, phương pháp dạy học, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp. Ít tổ chức bồi dưỡng các hình thức nâng cao năng lực chuyên môn như sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm; tọa đàm, trao đổi về những vấn đề chuyên môn mới, tổ chức tập huấn về kỹ năng nghề… Bên cạnh đó việc xác định các nội dung bồi dưỡng chưa thật sát với những vấn đề GV còn khó khăn trong thực tế giảng dạy; hình thức bồi dưỡng còn đơn điệu, một số giáo viên được chọn chưa nhiệt tình tham gia bồi dưỡng.

Công tác bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn được triển khai theo hướng dẫn về chuyên môn của tổng cục giáo dục nghề nghiệp hoặc bồi dưỡng cho giáo viên theo kế hoạch của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Căn cứ vào kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên có

chuyên môn cao để đội ngũ này tham gia vào việc bồi dưỡng, đội ngũ này có vai trò quan trọng trong việc tiếp thu nội dung bồi dưỡng của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, để phục vụ công tác giảng dạy và bồi dưỡng lại cho giáo viên của đơn vị mình.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng

Tìm hiểu việc chỉ đạo, triển khai hoạt động bồi dưỡng giáo viên của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn hàng năm chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn


STT


Nội dung

Mức độ kết quả thực hiện

Tốt

Khá

TB

Yếu

Tổng

TB

Thứ

bậc

1

Chỉ đạo triển khai nội dung, hình

thức bồi dưỡng

20

27

4

0

51

3.2

2

2

Chỉ đạo xây dựng các điều kiện hỗ

trợ thực hiện hoạt động bồi dưỡng

12

30

4

1

47

2.9

4

3

Chỉ đạo đánh giá năng lực của

giáo viên sau bồi dưỡng

14

27

6

1

48

3

3


4

Chỉ đạo các đối tượng tham gia bồi dưỡng chấp hành đúng các

yêu cầu bồi dưỡng


24


24


4


0


52


3.3


1

5

Chỉ đạo công tác rút kinh nghiệm

sau tổ chức hoạt động bồi dưỡng

16

21

8

1

46

2.8

5

6

Chỉ đạo xây dựng môi trường cho

GV tổ chức hoạt động bồi dưỡng

16

27

4

1

48

3

3


Trung bình

17

26

5

1

49

3


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn - 9

(Quy định mức độ: Tốt: 4 điểm; Khá: 3 điểm; TB: 2 điểm; Yếu: 1 điểm)

Mức độ thực hiện

30


25


Tốt Khá TB

Yếu

20

15


10


5


0

1 2 3 4 5 6


Nội dung


Biểu đồ 2.1. Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn‌

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, công tác chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn được đánh giá thực hiện là khá tốt, với giá trị trung bình là 3 điểm, cụ thể như sau:

- Công tác Chỉ đạo các đối tượng tham gia bồi dưỡng chấp hành đúng các yêu cầu bồi dưỡng được đánh giá cao nhất, xếp thứ 1 đạt điểm trung bình trung 3,3 điểm.

- Công tác Chỉ đạo triển khai nội dung, hình thức bồi dưỡng xếp thứ 2 đạt điểm trung bình trung 3,2 điểm.

- Công tác Chỉ đạo đánh giá năng lực của giáo viên sau bồi dưỡng và Chỉ đạo xây dựng môi trường cho GV tổ chức hoạt động bồi dưỡng xếp thứ 3 đạt điểm trung bình trung 3,0 điểm.

- Công tác Chỉ đạo xây dựng các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động bồi dưỡng xếp thứ 4 đạt điểm trung bình trung 2,9 điểm.

- Công tác Chỉ đạo công tác rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động bồi dưỡng xếp thứ 5 đạt điểm trung bình trung 2,8 điểm.

Như vậy, công tác chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn là rất quan trọng; trên cơ sở chỉ đạo của cơ quan chức năng, các trung tâm mới định hướng cho mình được những công việc cần thiết để thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ GV đạt hiệu quả.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng

2.4.4.1. Thực trạng sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng

Trong quản lý bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề, việc sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng được dựa trên mục tiêu yêu cầu của nội dung chương trình bồi dưỡng nên thường là: Kiểm tra về kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng truyền đạt kiến thức, kỹ năng tổ chức dạy thực hành, mức độ thành thạo, làm được, chưa làm được…

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên luôn được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chú trọng và thực hiện đúng theo quy định: từ việc chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng giáo viên như phòng học, xưởng thực hành nghề, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập, nguyên nhiên vật liệu đúng tiêu chuẩn,...; đến chất lượng giảng dạy của từng chuyên gia tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Với nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các khóa bồi dưỡng ngày càng được nâng cao. Qua đó tay nghề của từng giáo viên ngày càng được củng cố, nâng cao.

Việc đánh giá kết quả của từng giáo viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng không chỉ căn cứ vào kết quả học tập mà căn cứ vào chất lượng đào tạo của các TTGDNN, nhận xét, đánh giá của doanh nghiệp (nơi thực hành thực tế của các em học viên cuối khoá).

Cấp bằng, chứng chỉ cho những người đạt yêu cầu: Với những học viên sau thời gian được đào tạo, bồi dưỡng theo các chuyên đề mà đạt yêu cầu, cơ sở đứng ra đào tạo sẽ cấp chứng chỉ tốt nghiệp hoặc giấy chúng nhận hoàn thành khóa học theo quy định của nhà nước.

2.4.4.2. Thực trạng kết quả kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn

Trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chú trọng thực hiện theo đúng quy định, các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề được dựa trên mục tiêu yêu cầu của nội dung bồi dưỡng nên nội dung kiểm tra thường là: Việc chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng giáo viên như phòng học, xưởng thực hành nghề, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập, nguyên nhiên vật liệu đúng tiêu chuẩn... đến chất lượng giảng dạy của từng chuyên gia tham gia các khóa bồi dưỡng, số lượng học viên tham gia các buổi bồi dưỡng, kiểm tra nhận thức của giáo viên qua các chuyên đề bồi dưỡng như: mức độ đạt được…

Mục đích kiểm tra đánh giá là đánh giá chính xác trình độ kỹ năng tay nghề của giáo viên so với mặt bằng tiêu chuẩn chung. Hiện nay, các hình thức kiểm tra các khóa bồi dưỡng do cán bộ Phòng Quản lý Dạy nghề của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện. Ở mỗi chuyên đề bồi dưỡng, hình thức kiểm tra có những yêu cầu cũng khác nhau, trong đó kiểm tra kết thúc môn học yêu cầu giáo viên tham gia bồi dưỡng phải hoàn thành được một công việc hay một nhóm công việc cụ thể theo đúng yêu cầu của chuyên đề bồi dưỡng.

Việc kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên tham gia các khóa bồi dưỡng không chỉ căn cứ vào kết quả học tập mà còn căn cứ vào chất lượng đào tạo của các TTGDNN, nhận xét đánh giá của doanh nghiệp (nơi thực hành của học viên cuối khóa).

Để có kết luận mang tính khách quan công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi đã phân tích kết quả kiểm tra tại các khóa bồi dưỡng trong 5 năm (2013 - 2017). Kết quả được trình bày ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Kết quả kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn‌


TT


Nội dung kiểm tra

Số cuộc KT/số học viên

Mức độ đạt/nhận thức

Tốt/giỏi

Đạt/khá

Đạt/

chưa đạt

n

%

n

%

n

%

1

Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất

5

3

60

2

40

0

0

2

Tài liệu bồi dưỡng

5

3

60

2

40

0

0

3

Trình độ của cán bộ bồi dưỡng

5

3

60

2

40

0

0

4

Trang thiết bị phục vụ giảng dạy

và học tập, nguyên nhiên vật liệu

5

3

60

2

40

0

0

5

Kết quả xếp loại học viên sau

khóa bồi dưỡng

246

39

15,8

123

50

84

34,2

(Nguồn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn)


Mức độ đạt

60


50


Tốt/giỏi Đạt/khá

Đạt/chưa đạt

40


30


20


10


0

1 2 3 4 5


Nội dung


Biểu đồ 2.2. Kết quả kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn‌

Kết quả ở bảng 2.10 và biểu đồ 2.2 cho thấy: Để tổ chức được các khóa bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề, các nhà trường tham gia bồi dưỡng có sự chuẩn bị khá tốt các điều kiện để tổ chức các khóa bồi dưỡng giáo, cụ thể: Trong 5 cuộc kiểm tra, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, tài liệu bồi dưỡng, trình độ của cán bộ bồi dưỡng, trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ các khóa bồi dưỡng luôn đảm bảo yêu cầu. Kiểm tra kết quả xếp loại học viên sau khóa bồi dưỡng, tổng số 246 học viên, mức độ nhận thức loại Giỏi 89 học viên đạt 15,8%, mức độ nhận thức loại Khá 123 học viên đạt 50%, mức độ nhận thức loại Đạt 84 học viên đạt 34,2%, không có học viên sau khóa bồi dưỡng không đạt yêu cầu.

Như vậy về chất lượng bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua đạt kết quả tốt.

2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng

Bồi dưỡng NLDTHN cho GVDN là một quá trình gồm các khâu như: Chuẩn bị (tìm hiểu nhu cầu, xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, lựa chọn hình thức và địa điểm tổ chức, xác định thời gian, xác định quy mô học viên, dự kiến giảng viên, dự trù kinh phí...); thực hiện bồi dưỡng (giảng dạy, thảo luận nhóm, hội thảo chuyên đề, kiểm tra đánh giá); tổng kết.

Kết quả bồi dưỡng phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan trong quá trình bồi dưỡng:

* Yếu tố chủ quan:

- Do đội ngũ GVDN của các TT GDNN của tỉnh Bắc Kạn thiếu về chuyên môn chuyên sâu theo lĩnh vực đào tạo; giáo viên của các TT GDNN phân tán ở nhiều địa phương; bên cạnh đó vị trí địa lý không thuận lợi cho việc mở lớp và tập trung giáo viên tham gia bồi dưỡng.

- Do đội ngũ GVDN của các TT GDNN của tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là giáo viên hợp đồng, nhiều giáo viên hợp đồng đào tạo theo mùa vụ, số giáo viên này không được hỗ trợ kinh phí công tác phí từ các trung tâm do đó gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tham gia các khóa bồi dưỡng.

- Áp lực về giảng dạy trong trong các lớp đào tạo nghề là rất lớn, đa số việc tổ chức các lớp đào tạo nghề phải tổ chức lưu động tại các địa phương do đó khó bố trí thời gian cho khóa bồi dưỡng.

- Chế độ chính sách về bồi dưỡng, sử dụng giáo viên sau bồi dưỡng chưa thu hút, động viên được giáo viên tham gia.

- Các giáo viên chưa ý thức, chưa làm tốt nhiệm vụ bồi dưỡng.

* Yếu tố khách:

- Nguồn tuyển GVDN là đa dạng về ngành nghề đào tạo, về trình độ chuyên môn, vì thế việc mở lớp bồi dưỡng để đáp ứng trình độ chuyên môn đồng đều cho mọi ngành nghề là khó thực hiện.

- Trình độ tay nghề ban đầu của GVTH còn thấp, do đó bồi dưỡng để đạt và vượt chuẩn cần rất nhiều thời gian. Nếu từng nhà trường tổ chức sẽ không hiệu quả, còn tập trung theo cụm hoặc đợi cấp chủ quản tổ chức sẽ không đáp ứng tiến độ hoàn thiện đội ngũ.

- Trình độ sư phạm dạy nghề của đa số GVDN chưa được hoàn thiện do các TTGDNN không thể chủ động trong việc mở lớp. Chương trình bồi dưỡng hoàn thiện sư phạm dạy nghề theo quyết định số 742/QĐ-TCDN ngày 7/12/2005 của Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chỉ có một số ít đơn vị đào tạo trên toàn quốc có chức năng tổ chức khóa học.

- Nhu cầu bồi dưỡng lớn, diện bồi dưỡng rộng, nhiều cấp, nhiều trình độ trong khi khả năng của Bộ, Ngành và các trường còn một số hạn chế về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, nguồn kinh phí...

2.4.6. Đánh giá về thực trạng

* Những ưu điểm

Từ số liệu thực trạng bồi dưỡng NLDTHN cho GVDN các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn có thể nêu ra một ưu điểm sau:

- Đội ngũ GV công tác tại các các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn hưởng chính sách về đào tạo, bồi dưỡng theo quy định. Đa số GV các TTGDNN tỉnh Bắc

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí