Năng Lực Dạy Học Theo Định Hướng Giáo Dục Stem Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Phổ Thông

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Bồi dưỡng

Có một số quan điểm về bồi dưỡng được định nghĩa như sau:

- “Là quá trình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động thêm kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể” [6].

Nguyễn Minh Đường cho rằng: “Bồi dưỡng có thể là một quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác định bằng một chứng chỉ” [5Error! Reference source not found.].

Theo chúng tôi, bồi dưỡng được hiểu là hoạt động đảm bảo năng lực của đội ngũ luôn phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, giúp chuyển hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với những hoàn cảnh mới.

1.2.2. Quản lý, quản lý giáo dục

- Quản lý:

Quản lý được định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau:

Theo Trần Kiểm “Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người- thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến” [17, tr.28].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Theo Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [21, tr.34].

Như vậy, có thể hiểu Quản lý là sự tác động có tính hướng đích của chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý theo cơ chế quản lý nhất định nhằm đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời đảm bảo cho tổ chức ổn định, phát triển lâu dài.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - 4

- Quản lý giáo dục:

Theo các tác giả Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo thì "quản lý nhà nước về giáo dục là sự tác động của chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước (các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục), chủ yếu bằng pháp luật tới các

đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đề ra" [11].

Theo Đặng Xuân Hải - Nguyễn Sỹ Thư: Quản lý nhà nước về giáo dục"là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và đào tạo do các cơ quan có trách nhiệm về quản lý giáo dục của nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp GDĐT, duy trì kỉ cương, thỏa mãn nhu cầu được GD&ĐT của nhân dân, thực hiện mục tiêu GDĐT của nhà nước" [8, tr.6].

Như vậy, quản lý giáo dục là quá trình chủ thể quản lý tiến hành những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật ở các cấp khác nhau lên các đối tượng quản lý trực thuộc, thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý để thực hiện những mục tiêu dự kiến.

1.2.3. Dạy học theo định hướng giáo dục STEM

STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học) [3, tr.12].

Trong ngữ cảnh giáo dục và trên bình diện thế giới, STEM được hiểu với nghĩa giáo dục STEM trong đó, “về bản chất được hiểu là trang bị cho người học khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học” [3, tr.12].

“Đối với ngữ cảnh nghề nghiệp, STEM được hiểu là nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học” [3, tr.19].

Theo chúng tôi, dạy học theo định hướng giáo dục STEM là dạy học tích hợp của các lĩnh vực là Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. nhằm cung cấp cho HS những kiến thức về mặt lí thuyết mà còn tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề của cuộc sống gắn với bối cảnh thực tiễn, thông qua đó phát triển các năng lực chung ở HS.

1.2.4. Năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông

Từ bình diện Tâm lý học, năng lực “là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định” [26].

Từ bình diện Giáo dục học, năng lực là “khả năng được hình thành và phát triển cho phép con người đạt được thành công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp. Năng lực được thể hiện ở khả năng thi hành một hoạt động,

thực thi một nhiệm vụ” [19].

Trong lý luận dạy học hiện đại, năng lực được quan niệm là “điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức” [2].

Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể giải thích khái niệm năng lực như sau: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [4].

Vậy, năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM là khả năng thực hiện, làm việc dựa trên hiểu biết chắc chắn, kĩ năng thuần thục và thái độ phù hợp. Năng lực là những kiến thức, kĩ năng và các giá trị được phản ánh trong thói quen suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân.

Theo chương trình phổ thông tổng thể, bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở trường trung học phổ thông gồm các năng lực sau đây:

Năng lực tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tổ chức cho học sinh tự chủ và tự học.

Năng lực tổ chức cho học sinh giao tiếp và hợp tác. Năng lực phát triển các năng lực cốt lõi cho học sinh.

Năng lực định hướng giáo dục toàn diện, chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng tăng của các ngành nghề liên quan.

Năng lực tổ chức nâng cao hứng thú học tập cho học sinh qua các môn học thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ kĩ thuật và toán.

Năng lực định hướng hành động, trải nghiệm trong học tập cho học sinh. Năng lực kết nối trường học và cộng đồng.

Năng lực tổ chức vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

1.2.5. Bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông

Bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên

ở trường trung học phổ thông là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm bổ sung, bồi đắp những thiếu hụt về tri thức, cập nhật kiến thức về dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV ở trường THPT.

Bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở trường trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM, mục đích của hoạt động bồi dưỡng là sau mỗi khóa bồi dưỡng, GV có được cả kiến thức, kỹ năng và thái độ ở mức cao hơn. Do vậy, đòi hỏi bồi dưỡng xác định được cho GV đạt được kiến thức, kỹ năng cần phải bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng phải đảm bảo giữa yêu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng với nhu cầu của người học để tạo hứng thú và phát huy sở trường cho GV.

1.2.6. Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông

Từ khái niệm quản lý và bồi dưỡng giáo viên, quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở trường trung học phổ thông là quá trình Hiệu trưởng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT, tác động lên các thành tố và mối quan hệ khăng khít giữa chúng nhằm nâng cao năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở trường trung học phổ thông.

Đó là quá trình vận dụng khéo léo nội dung, phương pháp quản lí thể hiện ở kĩ năng quản lí của người quản lí để tiến hành thực hiện các chức năng quản lý theo một quá trình nhất định, tác động lên giáo viên, làm thay đổi kiến thức, kỹ năng, thái độ và nâng cao năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở trường trung học phổ thông. Trong bồi dưỡng GV các nhu cầu, nguyện vọng, đặc điểm cá nhân của giáo viên được coi trọng nhằm giúp họ hoàn thiện năng lực của bản thân một cách tốt nhất để đáp ứng yêu cầu dạy học/ giáo dục ngày càng cao.

1.3. Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục

1.3.1. Yêu cầu của đổi mới giáo dục và vai trò của bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông

- Yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục: Chương trình giáo dục hiện hành

theo hướng tiếp cận nội dung được xây dựng nhằm cung cấp những kiến thức trên cơ sở cho rằng có một số thành tựu kiến thức văn hóa của loài người (chẳng hạn như kiến thức của các khoa học bộ môn như toán học, vật lí, địa lí,...) mà tất cả mọi người cần biết.

Chương trình giáo dục mới đang xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực - chú ý tới đầu ra cần đạt - các năng lực cần cho cuộc sống, học tập, và tham gia có hiệu quả trong xã hội. Kết quả đầu ra cần đạt là cơ sở để xác định, lựa chọn, tổ chức các kinh nghiệm học tập có nghĩa. Chương trình chú ý tới tính tổng thể, tới kết hợp và tích hợp kiến thức (có thể qua tích hợp môn học, qua xây dựng các chủ đề học tập rộng gắn với những vấn đề thực tiễn,…). Lôgic khoa học bộ môn không phải là duy nhất chi phối việc tổ chức nội dung chương trình. Đồng thời không chú trọng tới việc cung cấp nhiều kiến thức của các khoa học bộ môn mà chú ý lựa chọn, tổ chức các nội dung học tập một cách hợp lí, tạo cơ sở cho việc phát triển các năng lực cho học sinh.Thứ nhất, về mục tiêu chương trình: thể hiện rõ yêu cầu phát triển năng lực người học. Mục tiêu được cụ thể hóa thành những năng lực người học cần đạt sau giáo dục phổ thông và sau từng cấp học, qua mục tiêu chương trình của từng môn học cũng như các hoạt động giáo dục.

Quan điểm tích hợp được chú trọng trong cấu trúc nội dung chương trình, nó được thể hiện qua việc xây dựng các môn học tích hợp; các lĩnh vực học tập; đưa ra các “chủ đề học tập” rộng, liên môn và gắn với những vấn đề thực tiễn, những vấn đề mang tính toàn cầu. Sự tích hợp có thể thực hiện trong “nội bộ” môn học hoặc giữa các kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực khác. Nội dung chương trình thể hiện sự phân hóa, hướng tới từng cá nhân người học. Có những nội dung được hướng dẫn cụ thể riêng cho các đối tượng; có phần nội dung “tự chọn” đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực, khuynh hướng, sở thích cá nhân người học, tạo điều kiện cho người học phát triển tối đa tiềm năng của mình; Có phần nội dung do địa phương, nhà trường xây dựng phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tiễn; Nội dung chương trình nên tạo sự thuận lợi cho người học được học tập theo “nhịp độ” phù hợp với khả năng bản thân; Cuối cùng, trong nội dung chương trình cần quan tâm tới sự đa dạng giữa các vùng miền, các đối tượng người học; cho phép có sự lựa chọn nội dung, cách thức thực hiện chương trình linh hoạt, mềm dẻo. Thứ ba, về

phương pháp dạy học: Chương trình chú trọng tới yêu cầu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực; chú ý phương pháp thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn, các tình huống có tính phức hợp, tìm tòi khám phá, nghiên cứu, thực hiện các dự án học tập, thảo luận, thuyết trình,… qua đó phát triển năng lực của người học; tăng cường các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục với sự tham gia, phối hợp, gắn kết của cộng đồng; quan tâm ứng dụng có hiệu quả về công nghệ thông tin; chú ý dạy học hướng tới từng đối tượng.

- Vai trò của bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông: Ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chỉ thị của Thủ tướng đề ra những giải pháp và nhiệm vụ thúc đẩy giáo dục STEM tại Việt Nam. Với Chỉ thị trên, Việt Nam đã chính thức ban hành chính sách thúc đẩy giáo dục STEM trong chương trình GDPT, tạo điều kiện để liên kết các sáng kiến và hoạt động giáo dục STEM đơn lẻ hiện nay. Thông qua bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM, GV trong quá trình thực hành giảng dạy tích hợp với Toán học, Công nghệ, Kĩ thuật và các môn khoa học khác giúp HS trải nghiệm, được tương tác với xã hội, với các doanh nghiệp, từ đó kích thích được sự hứng thú, tự tin, chủ động trong học tập, hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù của HS; tạo ra sản phẩm giáo dục đáp ứng với nhu cầu nguồn nhân lực hiện đại. Vai trò của bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM là học gắn với thực tế và vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn, mặt khác, bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM giúp GV lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, thể hiện tính thực tiễn và tính ứng dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề thực tế. Ở đây, không còn rào cản của việc học kiến thức lý thuyết với ứng dụng. Do vậy, các vai trò của bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM giúp GV có kiến thức để hướng dẫn HS thực hành và vận dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống.

1.3.2. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông

Xây dựng mục tiêu bồi dưỡng phải bám sát mục tiêu đổi mới giáo dục và

bám sát năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

- Mục tiêu về kiến thức: GV hiểu, vận dụng những kiến thức cơ bản về: Kiến thức về các đặc trưng của bài học STEM và tổ chức dạy học một chủ đề, một bài học STEM; Kiến thức về dạy học tích hợp và tổ chức dạy học tích hợp cho học sinh; Kiến thức về STEM và tổ chức giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh; Kiến thức về STEM và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Kiến thức về quy trình xây dựng chủ đề STEM; Kiến thức về quy trình tổ chức thực hiện giáo dục STEM; Kiến thức về dạy học dựa trên trải nghiệm. GV thực hành những kiến thức trên trong hoạt động dạy học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn STEM cho đội ngũ giáo viên các môn khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán, tin học về kiến thức, phương pháp dạy học, thái độ và năng lực dạy học, giúp GV cập nhật, bổ sung kiến thức của GV, mục tiêu về kỹ năng dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

- Mục tiêu về kĩ năng: GV có kỹ năng tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Hướng dẫn HS tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao trong cuộc sống, có kỹ năng định hướng nghề nghiệp cho HS theo định hướng giáo dục STEM; GV có kỹ năng lập các loại kế hoạch dạy học và vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hợp theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh.

- Mục tiêu về thái độ: GV có thái độ tích cực trong khóa/lớp bồi dưỡng, tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng dạy học theo định hướng giáo dục STEM, giúp đỡ và hỗ trợ đồng nghiệp trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

1.3.3. Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông

Bồi dưỡng kiến thức dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm cung cấp cho GV kiến thức về: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề của thực tiễn; Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kĩ thuật; Các đặc trưng của bài học STEM và tổ chức dạy học một chủ đề, một bài học STEM; GV biết cách xác định tiến trình hoạt động trong dạy học của chủ đề giáo dục STEM. GV phải xác định điều kiện tổ chức hoạt động học tập…

Bồi dưỡng kỹ năng dạy học theo định hướng giáo dục STEM gồm: Kỹ năng dạy học theo định hướng giáo dục STEM; Kỹ năng xây dựng và thực hiện các chủ đề STEM; Kỹ năng dạy học tích hợp và phân hóa; Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy

học và công nghệ thông tin, trong đó GV sử dụng thí nghiệm trong dạy học STEM như thí nghiệm đồng loạt, thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm ngoại khóa để tổ chức dạy học; GV sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tổ chức thực hiện bài học theo chủ đề STEM…

Bồi dưỡng phương pháp ứng dụng dạy học theo định hướng giáo dục STEM gồm các phương pháp: dạy học dựa trên dự án, dạy học tìm tòi khám phá, dạy học dựa trên trải nghiệm… giúp GV trong quá trình dạy học nâng cao hứng thú học tập các môn học thuộc các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn; định hướng hành động, trải nghiệm trong học tập ch HS và hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất người học.

Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông gồm những nội dung sau:

Kiến thức về các đặc trưng của bài học STEM và tổ chức dạy học một chủ đề, một bài học STEM.

Kiến thức về dạy học tích hợp và tổ chức dạy học tích hợp cho học sinh. Kiến thức về STEM và tổ chức giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Kiến thức về STEM và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Kiến thức về quy trình xây dựng chủ đề STEM.

Kiến thức về quy trình tổ chức thực hiện giáo dục STEM. Kiến thức về dạy học dựa trên trải nghiệm.

Thực hành kỹ năng dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho học sinh.

1.3.4. Phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông

Về phương pháp bồi dưỡng: Giảng viên sử dụng trong các phương pháp như thuyết trình, dạy học giải quyết vấn đề, dạy theo tình huống, phương pháp thảo luận, hỏi đáp, xêmina, phương pháp đàm thoại.

Phương pháp thuyết trình là phương pháp mà báo cáo viên sử dụng lời nói của mình để thuyết mình một vấn đề, hoặc trình bày một tài liệu mới, mặt khác phương pháp thuyết trình báo cáo viên sử dụng để đánh giá quá trình học tập của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2023