Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lí Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Theo Định Hướng Giáo Dục Stem Cho Gv Thpt Tỉnh Hà Giang Trong Bối Cảnh

lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong bối cảnh đổi mới giáo dục”; “Đảm bảo các điều kiện để quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục” với điểm đánh giá từ 2.70 đến 2.73 điểm.

Chúng tôi thu thập đánh giá của CBGV về mức độ khả thi của các biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT tỉnh Hà Giang ở câu hỏi 2 (phụ lục 2), kết quả như sau:

Bảng 3.5. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT tỉnh Hà Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục‌‌


TT


Các biện pháp

Mức độ cần thiết


X

Khả thi

Bình

thường

Không

khả thi

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB


1

Xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở trường trung học

phổ thông tỉnh Hà Giang


99


2.38


26


0.42


0


0.00


2.79


2

Xây dựng quy trình tổ chức bồi dưỡng và quản lý quy trình bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho

giáo viên THPT


92


2.21


33


0.53


0


0.00


2.74


3

Xây dựng giáo án bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT trong bối cảnh đổi mới

giáo dục


87


2.09


38


0.61


0


0.00


2.70


4

Đảm bảo các điều kiện để quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT trong bối

cảnh đổi mới giáo dục


78


1.87


47


0.75


0


0.00


2.62


5

Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM

trong bối cảnh đổi mới giáo dục


81


1.94


44


0.70


0


0.00


2.65

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - 13

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp cho thấy, biện pháp “Xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang” (2.79 điểm) và biện pháp “Xây dựng quy trình tổ chức bồi dưỡng và quản lý quy trình bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên THPT” có tính khả thi nhất (2.74 điểm). Tiếp theo là các biện pháp “Xây dựng giáo án bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục” và “Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong bối cảnh đổi mới giáo dục”; “Đảm bảo các điều kiện để quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục” với điểm đánh giá từ 2.65 đến 2.70 điểm.

Tiểu kết chương 3


Dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 1 của đề tài: nghiên cứu lí luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục và kết quả nghiên cứu thực trạng ở chương 2 về thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT tỉnh Hà Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lí dựa trên các nguyên tắc: Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi. Từ đó, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT tỉnh Hà Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục:

Biện pháp 1: Xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang.

Biện pháp 2: Xây dựng quy trình tổ chức bồi dưỡng và quản lý quy trình bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên THPT.

Biện pháp 3: Xây dựng giáo án bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Biện pháp 4: Đảm bảo các điều kiện để quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Biện pháp 5: Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Để đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành khảo sát, xin ý kiến của CBQL và GV. Kết quả khảo sát đã khẳng định tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp mà đề tài luận văn đã đề xuất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở trường trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM, mục đích của hoạt động bồi dưỡng là sau mỗi khóa bồi dưỡng, GV có được cả kiến thức, kỹ năng và thái độ ở mức cao hơn. Do vậy, đòi hỏi bồi dưỡng xác định được cho GV đạt được kiến thức, kỹ năng cần phải bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng phải đảm bảo giữa yêu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng với nhu cầu của người học để tạo hứng thú và phát huy sở trường cho GV. Nội dung chương trình mới đảm bảo chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; đảm bảo tính hoàn chỉnh, linh hoạt, liên thông trong và giữa các cấp học; tích hợp và phân hóa hợp lý, có hiệu quả. Nội dung giáo dục được lựa chọn là những tri thức cơ bản, đảm bảo vừa hội nhập quốc tế, vừa gắn với thực tiễn Việt nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế, bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở trường trung học phổ thông là hết sức cần thiết.

Về mặt lí luận: Đề tài đã làm rõ nội hàm, bản chất của khái niệm về quản lí, quản lí giáo dục, bồi dưỡng GV theo định hướng giáo dục STEM và quản lý bồi dưỡng GV theo định hướng giáo dục STEM. Nội dung bồi dưỡng GV theo định hướng giáo dục STEM; Năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM; các nội dung quản lý bồi dưỡng GV theo định hướng giáo dục STEM cho GV ở trường THPT bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng; các yếu tố ảnh hưởng quản lý bồi dưỡng GV theo định hướng giáo dục STEM: nhận thức của CBQL, nhu cầu bồi dưỡng của GV, điều kiện cơ sở vật chất...

Về mặt thực tiễn: Làm rõ thực trạng bồi dưỡng GV theo định hướng giáo dục STEM với những kết quả đã đạt được về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp, năng lực của giáo viên. Làm rõ thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng GV theo định hướng giáo dục STEM cho GV các trường THPT tỉnh Hà Giang trong thời gian qua với những kết quả đạt được như quản lý công tác lập kế hoạch, công tác tổ chức thực hiện kế hoạch, công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng trong thời gian vừa

qua, đồng thời nhìn nhận những yếu tố tác động đến hiệu quả công tác quản lý bồi dưỡng GV theo định hướng giáo dục STEM của nhà trường.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng GV theo định hướng giáo dục STEM, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp để nâng cao công tác quản lý bồi dưỡng GV theo định hướng giáo dục STEM. Thông qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy các biện pháp này đều rất cần thiết và có tính khả thi cao, có thể được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng GV theo định hướng giáo dục STEM cho GV các trường THPT tỉnh Hà Giang gồm các biện pháp:

Biện pháp 1: Xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang.

Biện pháp 2: Xây dựng quy trình tổ chức bồi dưỡng và quản lý quy trình bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên THPT.

Biện pháp 3: Xây dựng giáo án bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Biện pháp 4: Đảm bảo các điều kiện để quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Biện pháp 5: Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

2. Một số khuyến nghị

- Đối với Sở GDĐT tỉnh Hà Giang:

Coi trọng và quan tâm hơn nữa đến hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV các trường THPT.

Hỗ trợ các trường THPT về nhân lực thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên trong bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV.

Hỗ trợ trường THPT trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên trong bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

- Đối với các trường THPT:

Tăng cường công tác chỉ đạo đối với công tác bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV, đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho GV thực hiện các nhiệm vụ của mình.

Quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần của giáo viên nhân viên, động viên khen thưởng kịp thời những giáo viên có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua và trong hoạt động bồi dưỡng.

Tăng cường tài chính cho hoạt động bồi dưỡng để có kinh phí tổ chức bồi dưỡng giáo viên một cách thường xuyên và hiệu quả hơn.

- Đối với GV các trường THPT:

Tiếp tục nêu cao ý thức trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao.

Tích cực, tự giác trong học tập, tự học, tự nghiên cứu, không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. 7 ngộ nhận về giáo dục STEM, Nghiêm Huê, Báo Tiền Phong, 07-8-2017.

2. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2009), Lý luận dạy học hiện đại (bài giảng Powerpont), Potsdam, CHLB Đức.

3. Nguyễn Văn Biên, Tường Duy Hải (đồng chủ biên), (2019), Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam.

4. Bộ GD&ĐT (2018), Số 32/2018, Thông tư ban hành chương trình giáo dục phổ thông.

5. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Công trình khoa học cấp Nhà nước KX07-14, Hà Nội.

6. Nguyễn Thùy Giang (2014), Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa sau năm 2015 ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

7. Giáo dục STEM trong trường phổ thông: Không chỉ là lý thuyết, Trung tâm Truyền thông Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 06-5-2017.

8. Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

9. Nguyễn Thành Hải (2019), Giáo dục STEM/Steam từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo, Nxb Trẻ.

10. Bùi Minh Hiền (chủ biên) (2006), Quản lí Giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

11. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản về khoa học QLGD, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

12. Mô hình giáo dục STEM: Thời thượng hay xu thế?, Hữu Thành, Báo Lao động Thủ đô, 26-10-2017.

13. Nhiều tác giả (2000), Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

14. Lê Xuân Quang (2017), Dạy học môn Công nghệ phổ thông theo định hướng giáo dục STEM, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội.

15. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về QLGD, Trường cán bộ QLGD TW1.

16. Phạm Hồng Quang, Nguyễn Danh Nam (2016), “Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt, tháng 10/2016.

17. Hà Thị Kim Sa (2018), “Quản lý dạy học tại trường trung học phổ thông theo định hướng giáo dục STEM”, Tạp chí Khoa học, Đại học Văn Lang, số 10, tháng 7-2018.

18. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh, Đề án triển khai chương trình giáo dục STEM tại Bắc Ninh.

19. Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội, "Dự báo kinh tế thế giới đến 2020 và tác động tới triển vọng kinh tế Việt Nam", Số 20- 8/2007.

20. Nguyễn Văn Toàn (2016), Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông khu vực Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Luận án tiến sĩ, Đại học Vinh.

21. Công Tuấn, Học sinh TP.HCM “khoe” sản phẩm sáng tạo STEM cực chất, Theo Đời sống và pháp lý, Báo Việt Nam Mới, ngày 6 tháng 11 năm 2017.

22. Đỗ Văn Tuấn (2014), “Những điều cần biết về giáo dục STEM”, Tạp chí Tin học và Nhà trường.

23. Chu Cẩm Thơ (2016), “Bài học từ thay đổi đào tạo/bồi dưỡng giáo viên từ ngày hội STEM và ngày toán học mở ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, 61(10), tr.195-201.

24. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2006), Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHSP, tr.213.

25. Lê Văn, Hai băn khoăn khi đưa giáo dục STEM vào chương trình phổ thông mới,

Vietnamnet, ngày 26 tháng 7 năm 2017.

Trang web:

26. http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/tung-bung-ngay-hoi-cong-nghe- khoahoc-danh-cho-hoc-sinh-1432439880.htm].

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí