3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Hiệu trưởng các trường THPT huyện Bảo Yên cần thực hiện các nội dung
sau:
- Hiệu trưởng nhà trường tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên cốt cán: Lựa chọn các GV môn vật lý có phẩm chất, đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn giỏi, nhiệt t nh năng động…tham gia đội ngũ GV cốt cán tại trường để từ đội ngũ GV cốt cán theo quan điểm “vết dầu loang” để triển khai BD đến tất cả GV theo tiến độ. Đội ngũ GV cốt cán không phải (như trước đây) là những người nói lại các nội dung đã được các báo cáo viên trình bày, GV cốt cán sẽ là người có thể đứng ra tổ chức các hoạt động chuyên môn trong tổ, trường hoặc cụm trường. Những GV “đầu đàn” này cũng là người giải đáp các thắc mắc của GV, là khâu trung gian giữa giảng viên ( trực tiếp hoặc qua mạng) với GV học BD. Do đó cần tạo cho họ những điều kiện thuận lợi về mọi mặt và có chế độ chính sách đãi ngộ động viên kịp thời đối với những GV tham gia GV cốt cán.
- Hiệu trưởng nhà trường xây dựng đội ngũ báo cáo viên đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác bồi dưỡng: Để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng NLDH cho GV môn vật lý ở trường THPT, phải lựa chọn đội ngũ báo cáo viên. Hiệu trưởng nhà trường chú trọng lựa chọn và xây dựng một mạng lưới cộng tác viên là các giảng viên, các nhà quản lý thực tiễn có trình độ, NL đang công tác ở các cơ sở giáo dục hoặc cơ quan QLGD khác cùng tham gia BD. Trong các khóa BD, mỗi nhà trường/ tổ chuyên môn có thể mời các hiệu trường giỏi, Tổ trưởng chuyên môn và các GV giỏi từ trường mình hoặc từ các trường bạn tham gia báo cáo các chuyên đề thực tiễn để minh họa cho các nội dung BD trong chương trình; Phát huy vai trò của đội ngũ GV cốt cán được BD theo chương trình của các cấp hỗ trợ cho việc QL của hiệu trưởng, TTCM ngay tại TCM của trường.
- Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo bộ phận tài vụ thực hiện đúng đủ, kịp thời các chính sách, chế độ đãi ngộ hiện hành của nhà nước đối với đội ngũ GV về lương, phụ cấp, về các chế độ đãi ngộ khác. Thực hiện công bằng, công khai,
dân chủ trong việc đánh giá, xếp loại NLDH giáo viên theo CNN. Xây dựng ban hành chế độ khuyến khích GV có thành tích trong BD NLDH; Thực hiện đúng các văn bản hướng dẫn của nhà nước về chính sách, chế độ đối với GV nói chung và GV dạy môn vật lý nói riêng. Tham mưu với lãnh đạo cấp trên (sở, quận) làm tốt công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực, vật lực từ các tổ chức xã hội, phụ huynh HS...
- Hiệu trưởng nhà trường /và tổ chuyên môn xây dựng môi trường làm việc tốt để mỗi GV môn vật lý đều phấn khởi, nhiệt t nh, có trách nhiệm, có niềm vui, có sự say mê hứng thú trong công việc. Bất cứ GV nào cũng mong muốn có được sự nhận xét, đóng góp đều đặn về công việc họ đang thực hiện và có được sự ghi nhận của cấp QL về những việc họ đã làm, nhất là những việc họ cảm thấy đã cố gắng làm tốt. Vì thế khi có chế độ khuyến khích, động viên, dựa trên việc đánh giá đúng thành tích, sự tiến bộ và kết quả cống hiến của từng GV cũng là động lực để họ cố gắng phấn đấu. Việc đánh giá thành tích gắn với việc khen thưởng, trả lương công bằng là rất quan trọng. Sẽ là không công bằng và làm nản lòng cho những GV làm việc có hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục khi mà họ thấy những GV khác có thành tích kém hơn nhưng đều được ghi nhận như nhau.
- Xây dựng bầu không khí thuận lợi trong tập thể đội ngũ GV: Hiệu trưởng cần phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội thường xuyên tổ chức những sinh hoạt tập thể, những chuyến tham quan, nghỉ mát, hội thảo, quan tâm đến những sinh hoạt tập thể, đến đời sống vật chất và tinh thần của từng GV. Hiệu trưởng cần hoàn thiện phong cách QL của mình qua tiếp xúc của hiệu trưởng với các GV và điều tiết các quan hệ giữa các thành viên trong tập thể.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa bộ phận chuyên môn với bộ phận phục vụ ngay trong quy chế cơ quan, tham mưu với nhà trường, tranh thủ sự ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể… Hiệu trưởng nhà trường có những quyết sách về tài chính cho bồi dưỡng NLDH GV, cụ thể hóa chế độ đãi ngộ đối với GV phù
hợp với các quy định về QL tài chính của cấp trên và quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Cần có sự quan tâm thực sự, đầu tư hỗ trợ của BGH, các tổ chức đoàn thể, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận tạo điều kiện cho công tác BD NLDH.
Người QL phải hiểu biết thấu đáo về đặc điểm của mỗi nhà trường, những ưu điểm và nhược điểm của lực lượng GV. Từ đó nhà QL mới có thể đề ra những chính sách, những biện pháp phù hợp để phát huy nguồn lực đạt hiệu quả cao nhất.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc lẫn nhau, vừa là điều kiện, vừa là kết quả của nhau. Để từng bước nâng cao các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, đòi hỏi các biện pháp này phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể trên cơ sở được khai thác, được vận dụng các thế mạnh riêng của từng nhà trường, phù hợp với nền kinh tế của từng địa phương. Các biện pháp có mối quan hệ tạo nên một chỉnh thể thống nhất với mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT, biện pháp này sẽ làm tiền đề, làm cơ sở cho biện pháp kia, bổ trợ cho biện pháp kia và ngược lại. Các biện pháp có quan hệ hữu cơ với nhau, đôi khi hòa quyện vào nhau và không thể tách rời nhau. Nhưng cũng có khi mỗi biện pháp lại ở một vị thế độc lập tương đối. Trong các biện pháp trên, biện pháp 1 giữ vai trò là biện pháp cơ sở; các biện pháp 2, 3 là những biện pháp cơ bản; các biện pháp 4,5 là những biện pháp hỗ trợ, bổ sung.
Để bồi bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT có hiệu quả thì Hiệu trưởng cần phải có một hệ thống các biện pháp đồng bộ. Các biện pháp này hỗ trợ lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau.
3.4. Khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Tác giả tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
Chúng tôi sử dụng bảng hỏi, kết hợp trò chuyện với chuyên gia, GV chuyên trách, GV kiêm chức và CBQL trường THPT huyện Bảo Yên nhằm thu thập thông tin về đánh giá của họ đối với công tác bồi dưỡng năng lực bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Xác định nội dung phiếu hỏi xin ý kiến của các chuyên gia về các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Bước 2: Xác định tiêu chuẩn và lựa chọn các chuyên gia.
Từ việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 36 CBQL trong các nhà trường và cán bộ quản lý tại Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai, GV giảng dạy môn vật lý các trường THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Bước 3: Xin ý kiến các chuyên gia và xử lí các phiếu hỏi.
Phiếu khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT
trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã đề xuất được đánh giá ở 3 mức độ: Rất cấp thiết (3 điểm); Cấp thiết (2 điểm); Không cấp thiết (1 điểm).
Tương tự như vậy phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được tính theo 3 mức độ: Rất khả thi (3 điểm); Khả thi (2 điểm); Không khả thi (1 điểm).
* Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết các biện pháp
Bảng 3.1. Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết
của các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Các biện pháp | Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | Tổng điểm | Điểm trung bình | Thứ bậc | ||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |||||
1 | Tổ chức xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý | 22 | 61,11 | 10 | 27,78 | 4 | 11,11 | 90 | 2,50 | 3 |
2 | Đổi mới công tác quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý | 23 | 63,89 | 12 | 33,33 | 1 | 2,78 | 94 | 2,61 | 1 |
3 | Đổi mới hình thức, phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý | 22 | 61,11 | 11 | 30,56 | 3 | 8,33 | 91 | 2,53 | 2 |
4 | Đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý | 22 | 61,11 | 9 | 25,00 | 5 | 13,89 | 89 | 2,47 | 4 |
5 | Tổ chức sự phối hợp giữa các lực lượng quản lý, phát huy vai trò chủ thể các lực lượng quản lý trong bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý | 20 | 55,56 | 10 | 27,78 | 6 | 16,67 | 86 | 2,39 | 5 |
Điểm TBC | 2,50 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Tra, Đánh Giá Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Môn Vật Lý Theo Chương Trình Gdpt 2018 Cho Giáo Viên Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Bảo Yên,
- Các Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Môn Vật Lý Theo Chương Trình Gdpt 2018 Cho Giáo Viên Ở Các Trường Thpt Trên Địa
- Đổi Mới Công Tác Quản Lý Xây Dựng Kế Hoạch Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Vật Lý
- Đối Với Các Trường Thpt Huyện Bảo Yên
- Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 16
- Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 17
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai như sau: điểm trung bình các mức độ của 5/5 biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học mà tác giả đề xuất ở mức từ 2,39 đến 2,61. Từ đó có thể khẳng định rằng các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mà tác giả đề xuất là cần thiết.
* Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi các biện pháp
Bảng 3.2. Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Các biện pháp | Rất khả thi | Khả thi | Không khả thi | Tổng điểm | Điểm trung bình | Thứ bậc | ||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |||||
1 | Tổ chức xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý | 22 | 61,11 | 10 | 27,78 | 4 | 11,11 | 90 | 2,50 | 4 |
2 | Đổi mới công tác quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý | 23 | 63,89 | 12 | 33,33 | 1 | 2,78 | 94 | 2,61 | 2 |
3 | Đổi mới hình thức, phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý | 24 | 66,67 | 11 | 30,56 | 1 | 2,78 | 95 | 2,64 | 1 |
4 | Đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý | 23 | 63,89 | 9 | 25,00 | 4 | 11,11 | 91 | 2,53 | 3 |
5 | Tổ chức sự phối hợp giữa các lực lượng quản lý, phát huy vai trò chủ thể các lực lượng quản lý trong bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý | 21 | 58,33 | 10 | 27,78 | 5 | 13,89 | 88 | 2,44 | 5 |
Điểm TBC | 2,54 |
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai như sau: 5/5 biện pháp mà tác giả đưa ra đều đánh giá ở mức điểm từ 2,44 đến 2,64. Qua đó có thể đánh giá rằng các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mà tác giả đưa ra có tính khả thi cao.
Như vậy, qua khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có thể thấy rằng các biện pháp mà tác giả đề xuất là cần thiết và có tính khả thi.
Kết luận chương 3
Hệ thống các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai được xác lập từ những cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động này của GV tham gia giảng dạy môn vật lý ở trường THPT tạo thành một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ gắn bó biện chứng với nhau. Hiệu quả tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó có việc xác lập các biện pháp cũng như cách thức tổ chức thực hiện các biện pháp này một cách chủ động, hợp lý đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của trường THPTtại địa bàn.
Luận văn đã đề xuất 5 biện pháp:
- Biện pháp 1: Tổ chức xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý.
- Biện pháp 2: Đổi mới công tác quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý.
- Biện pháp 3: Đổi mới hình thức, phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý.
- Biện pháp 4: Đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý.
- Biện pháp 5: Tổ chức sự phối hợp giữa các lực lượng quản lý, phát huy vai trò chủ thể các lực lượng quản lý trong bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý.
Để công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi CBQL các nhà trường phải biết vận dụng linh hoạt các biện pháp, khai thác thế mạnh của mỗi đơn vị cho phù hợp với từng thời điểm, phù hợp với thực tế mỗi nhà trường, phát huy quyền chủ động, sáng tạo của GV và sự kết hợp của các yếu tố, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng tham gia vào công tác bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT góp phần năng cao chất lượng đội ngũ, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ