Đổi Mới Công Tác Quản Lý Xây Dựng Kế Hoạch Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Vật Lý

- Bồi dưỡng chương trình và phương pháp dạy học: Tập trung bồi dưỡng đối với các vấn đề nội dung của chương trình, nội dung môn vật lý theo chương trình phổ thông 2018, từng lớp và các phương pháp giảng dạy phù hợp. Cách xây dựng giáo án theo những yêu cầu của đổi mới giáo dục. Đổi mới về kiểm tra, đánh giá học viên. Phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy năng lực của học viên, lấy học viên làm trung tâm của hoạt động dạy và học.

- Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm và năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.

Các kĩ năng mà người giáo viên cần có, đó là:

Kĩ năng thiết kế nội dung và chương trình dạy học. Với kĩ năng này, này, người giáo viên có thể làm việc có kế hoạch, có định hướng, biết được năng lực và nhu cầu của học viên, dự kiến được những tình huống có thể xảy ra, định hướng được năng lực học viên.

Thiết kế nội dung và chương trình dạy học. Người giáo viên cần nắm rõ nội dung, chương trình dạy học, tâm sinh lí lứa tuổi để xây dựng chương trình, nội dung dạy học phù hợp.

Kĩ năng dạy học trên lớp: đó là các kĩ năng đặt vấn đề (hay khởi động, mở bài); kĩ năng củng cố, luyện tập, hướng dẫn vận dụng; kĩ năng điều khiển các hoạt động dạy học; kĩ năng lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học; kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học; kĩ năng đánh giá, tự rút kinh nghiệm giờ dạy

- Bồi dưỡng kỹ năng khai thác và sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động giảng dạy của GV môn vật lý: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khai thác công nghệ thông tin và truyền thông để thiết kế giáo án điện tử, tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; xây dựng bài thực hành môn vật lý theo đặc thù môn học,...

- Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về các lĩnh vực kinh tế - xã hội: Bồi dưỡng về những chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các luật, quy định của Ngành; bồi dưỡng những tri thức mới về tình hình kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ; bồi dưỡng những kiến thức về văn hóa, truyền thống, lịch sử địa phương.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

- Lựa chọn giáo viên cốt cán tham gia giảng dạy cho hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

- Thực hiện đúng và bám sát văn bản chỉ đạo về thực hiện chương trình GDPT 2018.

- Chọn lọc các nội dung chính phù hợp với đặc điểm HS tại trường THPT tại địa bàn.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 13

- Chỉ đạo GV thực hiện đúng, đủ và áp dụng đúng nội dung bồi dưỡng chương trình GDPT 2018 cho môn vật lý.

3.2.2. Đổi mới công tác quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý

3.2.2.1. Mục đích ý nghĩa của biện pháp

Kế hoạch hóa là một trong những chức năng của nhà quản lý. Lập kế hoạch là điều kiện đầu tiên để mọi hoạt động đạt được hiệu quả như mục tiêu đã đề ra. Để công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên dạy môn vật lý theo chương trình GDPT năm 2018 ở các trường THPT có hiệu quả, người quản lý giáo dục cần xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng phù hợp với thực tế đơn vị, tổ chức tốt hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện và tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng, từ đó mỗi giáo viên mới có ý thức trong công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học của mình. Chính vì vậy mà CBQL tại trường THPT huyện Bảo Yên cần ban hành nội bộ về kế hoạch các hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý cho GV mình quản lý.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Hiệu trưởng các trường THPT huyện Bảo Yên cần thực hiện các nội dung

sau:

- Điều tra thực trạng về số lượng, chất lượng, cơ cấu giáo viên dạy học môn

vật lý để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng sao cho phù hợp.

- Kế hoạch phải cụ thể, bám sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên môn vật lý, có khả thi, phù hợp với kế hoạch chung, thuận lợi cho giáo viên khi thực hiện.

- Dự kiến các điều kiện (lực lượng tham gia bồi dưỡng, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính,…) cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên dạy môn vật lý. Xác định nhu cầu bồi dưỡng cho từng loại đối tượng để phân loại giáo viên, lập kế hoạch bồi dưỡng chung cho cả đơn vị, hướng dẫn mục tiêu cụ thể cho từng giáo viên và theo dõi sự thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của từng giáo viên.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên viên môn vật lý trong năm học. Xây dựng kế hoạch tháng, tuần; kế hoạch kiểm tra đánh giá, xếp loại giáo viên, có sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm.

- Xây dựng các kế hoạch cho nhiệm vụ của tổ chuyên môn, phân công trách nhiệm cho tổ trưởng chuyên môn trong quản lý năng lực dạy học cho GV bộ môn. Tổ trưởng chuyên môn cần điều tiết, cân đối mối quan hệ giữa các nhiệm vụ của từng chặng thời gian với hệ thống nhiệm vụ năm học để tránh tình trạng bỏ sót hoặc trùng lặp, chồng chéo nhau; Cần đặt ra những câu hỏi và dự kiến trả lời khi bố trí công việc và thời gian thực hiện: Những hoạt động cần được thực hiện là g

? Trong các hoạt động được xác định, hoạt động nào có thể làm trước? Thời gian nào là phù hợp nhất? Sử dụng nguồn lực nào? Ai phụ trách công việc vào thời điểm đó là thích hợp nhất? Nếu có nhiều hoạt động trùng lặp thì nên cân đối và ưu tiên những hoạt động nào? Nếu có lý do chủ quan hoặc khách quan, công việc tạm thời dừng lại thì sẽ bố trí thực hiện ra sao?

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Nắm rõ về chất lượng của giáo viên dạy môn vật lý.

- Tổ chức điều tra khảo sát để xác định đúng vấn đề mà giáo viên dạy môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 đang quan tâm, mong muốn được bồi dưỡng.

- Đánh giá về tình hình cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ cho việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên môn vật lý.

3.2.3. Đổi mới hình thức, phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 phải thật sự cần thiết đối với giáo viên thì mới kích thích nhu cầu của các cá nhân. Đó là những vấn đề nảy sinh trong quả trình dạy học. Do đó, nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học phải sát với nhu cầu của giáo viên dạy môn vật lý, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội địa phương. Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cần đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ dạy học với việc bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên, giữa lý thuyết với kỹ năng lực thực hành. Chính vì vậy mà CBQL tại các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên cần tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV dạy môn vật lý mình quản lý.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Trên cơ sở khảo sát thực trạng giáo viên, thực trạng công tác bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, Hiệu trưởng cần:

* Về hình thức bồi dưỡng:

- Bồi dưỡng qua các lớp tập chung dài hạn, ngắn hạn. Căn cứ vào nhu cầu và thực trạng giáo viên dạy môn vật lý để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. Các đợt bồi dưỡng cần phải đảm bảo về công tác dạy học của giáo viên, do đó cần tổ chức vào các dịp hè, thứ 7 và chủ nhật. Về bồi dưỡng dài hạn cần căn cứ vào thực trạng đội ngũ giáo viên để luân phiên thay nhau đi bồi dưỡng.

- Bồi dưỡng theo các chuyên đề. Các chuyên đề về chuyên môn khác nhau với những nội dung khác nhau giúp giáo viên viên môn vật lý luôn được bổ sung, cập nhập những kiến thức mới, có thể trao đổi kinh nghiệm với nhau. Ngoài ra các chuyên đề về đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục cũng sẽ được

giáo viên lĩnh hội. Các chuyên để được thực hiện bởi cốt cán, báo cáo viên do Sở GD&ĐT triệu tập để lên lớp cho giáo viên trong toàn tỉnh.

- Bồi dưỡng tại trường thông qua các hoạt động chuyên môn.

+ Bồi dưỡng qua sinh hoạt tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn là diễn đàn để giáo viên viên dạy môn vật lý có thể trao đổi, đóng góp cho nhau về kiến thức cũng như các kĩ năng sư phạm. Hàng tháng tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt 02 lần để đánh giá về công tác chuyên môn. Việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đặc biệt sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học giúp cho các giáo viên tăng cường về trao đổi chuyên môn, cùng nhìn nhận, đánh giá giờ dạy và rút ra những kinh nghiệm quý báu.

+ Bồi dưỡng qua thăm lớp, dự giờ. Qua dự giờ thăm lớp, giáo viên dạy viên môn vật lý được đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy của mình từ khâu chuẩn bị, bắt đầu bài giảng, tiến trình bài giảng và kết thúc. Người dạy thấy được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục để tự điều chỉnh cho tốt hơn, mặt khác những người đi dự cũng rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân. Hiện nay việc lên lớp theo chủ đề, theo nghiên cứu bài học, dạy học theo định hướng năng lực được tổ chức thực hiện nhưng chưa đi vào cụ thể, việc dự giờ sẽ giúp các giáo viên cùng nhìn nhận, đánh giá những ưu, nhược điểm của các hình thức tổ chức dạy học đó, từ đó sẽ tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân trước những đổi mới của ngành giáo dục.

+ Bồi dưỡng qua tổ chức thi giáo viên dạy giỏi. Biện pháp này làm tăng thêm hiệu quả của việc dự giờ, thăm lớp. Những GV tham gia hội giảng sẽ là lực lượng nòng cốt cho hoạt động chuyên môn, họ có ý thức tốt, chuyên môn vững vàng, luôn cố gắng trau dồi bản thân để có thể tham gia và đạt được danh hiệu.

+ Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm. Nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên sẽ được bồi dưỡng về nội dung nghiên cứu khoa học của viên môn vật lý. Trong quá trình nghiên cứu sẽ rèn

luyện kĩ năng vận dụng, thu thập, xử lý thông tin và nâng cao được tính độc lập, tự tin sáng tạo. Có thể nghiên cứu theo nhóm, tổ chuyên môn hoặc cá nhân.

* Về phương pháp bồi dưỡng

Tổ chức bồi dưỡng tập trung. Trong điều kiện knh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo thì phương pháp bồi dưỡng tập trung vẫn được áp dụng. Tuy nhiên phương pháp này ngày càng hạn chế do những nhược điểm của nó đã được phân tích ở phần thực trạng.

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học trực tuyến. Hiện nay cơ sở vật chất, thiết bị các đơn vị cơ bản đã đáp ứng những yêu cầu. Bồi dưỡng trực tuyến các giáo viên sẽ được trao đổi trực tiếp với các báo cáo viên, chuyên gia về giáo dục, mặt khác sẽ tốn ít kinh phí về đi lại, ăn nghỉ của giáo viên.

Tổ chức Hội thảo về chuyên môn. Đây là một diễn đàn để các giáo viên có thể trao đổi, đánh giá, thu nhặt được nhiều kinh nghiệm. Qua hội thảo, các giáo viên có thể trao đổi những đặc điểm của địa phương, cùng trao đổi để có thể có những giải pháp phù hợp với mình. Hội thảo còn là dịp để các giáo viên trao đổi với chuyên gia, từ đó họ có cách nhìn nhận các vấn đề được bồi dưỡng rõ ràng hơn.

Tổ chức bồi dưỡng gắn với tham quan thực tế. Phương pháp này được các đánh giá của giáo viên là có hiệu quả, vì nó gắn liền lí thuyết với thực tiễn. Qua thăm quan thực tế, các giáo viên viên môn vật lý biết gắn các nội dung bồi dưỡng với thực tiễn, có thể áp dụng ngay sau khi được bồi dưỡng, chẳng hạn có thể đưa GV môn vật lý sau bồi dưỡng đến thăm quan, giao lưu các trường có mô hình dạy môn vật lý hiện đại ở các tỉnh lân cận.

Tăng cường các hoạt động giao lưu chuyên môn với các đơn vị khác, các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Xây dựng đội ngũ cốt cán, báo cáo viên có chất lượng, có năng lực.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đáp ứng các nhu cầu dạy học, bồi dưỡng theo hướng đổi mới của Bộ GD&ĐT.

- Hàng năm cần cân đối nguồn ngân sách dành cho bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

- Xây dựng mối quan hệ tốt với các đơn vị khác để tạo điều kiện cho giáo viên có thể giao lưu, trao đổi về chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy.

3.2.4. Đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Biện pháp này nhằm phát hiện những sai lệch và phát huy những yếu tố tích cực trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng, đản bảo cho hoạt động bồi dưỡng đạt được mục tiêu và hiệu quả cao đã đề ra. Chính vì vậy mà CBQL tại các trường THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cần thường xuyên tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của GV. Kết quả kiểm tra, đánh giá đủ tin cậy giúp cho công tác thi đua, khen thưởng có tác dụng thiết thực, tạo động lực cho GV tiếp tục nỗ lực phấn đấu.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Trong hoạt động quản lý, kiểm tra đánh giá là khâu cuối của chu trình. Tuy nhiên hoạt động này vẫn được thực hiện liên tục trong các khâu nhằm có những điều chỉnh trong quá trình thực hiện sao cho phù hợp. Để thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá, hiệu trưởng cần:

- Xây dựng chuẩn các tiêu chí kiểm tra - đánh giá theo những quy định về chuyên môn của ngành, của trường để đo lường hiệu quả bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên viên môn vật lý.

- Tổ chức kiểm tra đánh giá theo các tiêu chí, thang điểm và phương pháp đã được xây dựng. Kiểm tra ngay sau khi bồi dưỡng và cán bộ quản lý kiểm tra đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học của giáo viên về các nội dung đã được bồi dưỡng.

- Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên viên môn vật lý qua tổ chức các hội thảo, hội nghị trao đổi chuyên môn, hội thi giáo viên

dạy giỏi,… qua đó có thể đánh giá các mức độ kiến thức mà giáo viên đã được bồi dưỡng được vận dụng vào dạy học thực tế như thế nào.

- Có các quyết định quản lý sau khi kiểm tra đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học viên môn vật lý để có hướng điều chỉnh, quản lý cho phù hợp.

- Đánh giá thông qua thực tế hoạt động dạy học của giáo viên viên môn vật lý: Việc kiểm tra, đánh giá người học có thể kết hợp đánh giá trong và sau quá trình BD. Có thể kiểm tra bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan sau mỗi mô đun của quá trình học tập; Cho học viên làm bài tập tình huống hay báo cáo thu hoạch dưới dạng đề án vận dụng vào hoạt động dạy học của mình; Đánh giá thông qua việc quan sát, theo dõi nhận xét thực tế hoạt động giảng dạy, sự tiến bộ trong học tập của HS; Kết hợp tự kiểm tra, đánh giá với bài kiểm tra, đánh giá của giảng viên và cơ quan quản lý trực tiếp (Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo).

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Kiểm tra đánh giá cần thực hiện thường xuyên trong các năm học.

- Xây dựng quy định về bồi dưỡng năng lực dạy học, trong đó có các hình thức khen thưởng và kỉ luật phù hợp.

- Cần phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ nhóm chuyên môn; Xác định kế hoạch kiểm tra giám sát, công cụ đánh giá cụ thể, có minh chứng rõ ràng.

3.2.5. Tổ chức sự phối hợp giữa các lực lượng quản lý, phát huy vai trò chủ thể các lực lượng quản lý trong bồi dưỡng năng lực dạy học vật lý

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Bảo đảm các lực lượng cần thiết phục vụ cho công tác bồi dưỡng NLDH cho GV dạy môn vật lý ở trường THPT, tạo điều kiện tốt nhất trong hoàn cảnh cho phép để công tác BD đạt hiệu quả cao nhất, xác định nguồn lực để có được các điều kiện đó. Sự hỗ trợ các lực lượng là nhằm động viên, khích lệ GV tham gia tích cực các lớp BD, tạo động lực để GV nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức trong việc tự BD. Làm cho GV yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/02/2023