Kiểm Tra, Đánh Giá Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Môn Vật Lý Theo Chương Trình Gdpt 2018 Cho Giáo Viên Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Bảo Yên,

Nhận xét bảng 2.14:

Các khách thể khảo sát đều đánh giá công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT ở mức trung bình, điểm TBC đạt 2,19 điểm, tuy nhiên mỗi nội dung khác nhau được đánh giá khác nhau, cụ thể:

Các nội dung được đánh giá ở mức cao đó là: 1,2,4,7 (điểm TB lần lượt là 2,56; 2,47;2,39;2,42 điểm). Sở dĩ các nội dung này đạt mức cao là do Hiệu trưởng chỉ đạo nội dung bồi dưỡng chủ yếu là tập huấn lại sau khi cốt cán được tham dự tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức. Thêm vào đó, phương pháp bồi dưỡng vẫn chủ yếu là bồi dưỡng cốt cán, bồi dưỡng tập trung, chưa có những đổi mới trong phương pháp bồi dưỡng. Tuy nhiên, hình thức bồi dưỡng trực tuyến được sử dụng trong các năm gần đây, dù số lần tập huấn trực tuyến còn ít so với tập huấn tập trun; về hình thức bồi dưỡng, chủ yếu là bồi dưỡng ngắn hạn, theo lớp. Với hình thức này, số lượng giáo viên tập huấn được nhiều, ít ảnh hưởng đến việc lên lớp của giáo viên. Ý kiến đánh giá của GV cho biết thêm: “Hiệu trưởng chỉ đạo nghiêm túc các hoạt động BD, rất quyết liệt và tâm huyết đến GV, tổ chuyên môn; chỉ đạo tổ trưởng bộ môn bố trí luân phiên GV tham gia, bố trí thời gian giảng dạy; bên cạnh đó tạo thuận lợi về mặt kinh phí tham gia hoạt động BD, điều này giúp chúng tôi an tâm hơn”

Các nội dung còn lại là 3,5,6,8 đạt mức đánh giá trung bình (điểm lần lượt là: 2,22; 2,06; 1,94; 2,08). Việc tổ chức bồi dưỡng thường tập trung ở trung tâm hành chính của tỉnh, ít có các đợt bồi dưỡng gắn liền với tham quan thực tế. Cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện khác phục vụ cho bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên hiện nay chủ yếu đáp ứng được về phòng học và máy chiếu. Về cơ bản, phòng tập huấn đủ nhưng hẹp, khó thực hiện theo nhóm hay đông người, các thiết bị làm mát, ánh sáng chưa thật sự đảm bảo. Thiếu kết nối internet cho phòng máy tính. Ý kiến của cô Phan Thị L - CBQL

trường THPT số 1 Bảo Yên cho biết: “Việc quản lý giáo viên tham gia bồi dưỡng tập trung còn lỏng lẻo, thiếu sự phối hợp quản lý giữa nơi tổ chức bồi dưỡng và đơn vị có giáo viên bồi dưỡng. Thực tế, nhiều giáo viên đi muộn, về sớm, không nhiệt tình trao đổi hay tham gia các hoạt động của các nội dung bồi dưỡng, thậm chí bỏ các buổi bồi dưỡng nhưng vẫn không nhận được ý kiến đánh giá, nhận xét của đơn vị tổ chức bồi dưỡng gửi về các trường THPT”

Như vậy, Hiệu trưởng đã chỉ đạo tốt một số hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, bên cạnh đó còn nội dung chỉ đạo chưa đảm bảo, đặc biệt là công tác tự bồi dưỡng Hiệu trưởng còn giao cho tổ trưởng chuyên môn chủ trì, đánh giá về các nội dung tự bồi dưỡng. Cán bộ quản lý vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc giáo viên lĩnh hội được tri thức, kinh nghiệm gì hay việc áp dụng các nội dung tự bồi dưỡng vào công tác giảng dạy như thế nào mà chỉ quan tâm họ đã thực hiện hay chưa. Trong thời gian tới hiệu trưởng cần thực hiện tăng cường công tác này.

2.4.3. Kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Nhằm đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chúng tôi thực hiện khảo sát câu hỏi số 13 (phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.15. Thực trạng kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai


STT


Nội dung

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

bao giờ


Tổng điểm

Điểm trung bình


Thứ bậc

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%


1

Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào kế hoạch hoạt động của Sở GD&ĐT cũng như ở các trường THPT và của đối tượng được kiểm

tra, đánh giá


19


52,78


17


47,22


0


0,00


91


2,53


1


2

Công việc kiểm tra, đánh giá kết quả BDGD cho GV phải được thiết kế theo yêu cầu của nhà

quản lý GD


17


47,22


16


44,44


3


8,33


86


2,39


3


3

Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện tại các khâu trọng yếu của hoạt

động BD


12


33,33


16


44,44


8


22,22


76


2,11


6

4

Kiểm tra, đánh giá

phải khách quan

15

41,67

21

58,33

0

0,00

87

2,42

2


5

Hệ thống kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện của

từng trường THPT


15


41,67


19


52,78


2


5,56


85


2,36


4


6

Việc kiểm tra, đánh giá phải tiết kiệm và đảm bảo tính

hiệu quả


10


27,78


21


58,33


5


13,89


77


2,14


5


7

Việc kiểm tra, đánh

giá phải được thực thi


9


25,00


19


52,78


8


22,22


73


2,03


7


Điểm TBC








2,28


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 11

Nhận xét bảng 2.15:

Các khách thể khảo sát đều đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT ở mức trung bình, điểm TBC đạt 2,28 điểm, tuy nhiên mỗi nội dung khác nhau được đánh giá khác nhau, cụ thể:

Các nội dung được đánh giá ở mức cao đó là: 1,2,4,5 (điểm TB lần lượt là 2,53; 2,39; 2,42; 2,36 điểm). Nội dung này được đánh giá mức cao là do đối với các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học do Sở GD&ĐT tổ chức, việc kiểm tra đánh giá được thực hiện ngay khi buổi bồi dưỡng cuối cùng kết thúc, điểm bồi dưỡng sẽ được gửi về các đơn vị có giáo viên tham gia. Bên cạnh đó, công việc kiểm tra, đánh giá kết quả BDGD cho GV phải được thiết kế theo yêu cầu của nhà quản lý GD; hệ thống kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện của từng trường THPT. Ghi nhận ý kiến phỏng vấn sâu của CBQL: “Đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng phải có tiêu chí, không tùy tiện và làm theo cảm tính, chúng tôi có tổ chức bộ máy nên có soạn thảo các tiêu chí sau BD của GV môn vật lý, gồm tiêu chí đánh giá năng lực chung và năng lực riêng của môn học, đặc biệt là định hướng theo chương trình GDPT 2018. Khi xây dựng tiêu chí chúng tôi cũng tính đến phương án có tính đặc thù như đặc điểm học sinh tại trường có HS dân tộc thiểu số, thực trạng trình độ của GV, đặc điểm các điều kiện hỗ trợ,...”.

Các nội dung còn lại là 3,6,7 đạt mức đánh giá trung bình (điểm lần lượt là: 2,11; 2,14; 2,03 điểm). Tuy nhiên việc các giáo viên có vận dụng các kiến thức đã được bồi dưỡng vào trong dạy học hay không thì không được các CBQL nhà trường chú ý đến. Thông qua kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên, kiểm tra kết quả giảng dạy, dự giờ, kiểm tra qua các hội thi,… các nhà quản lý vẫn không có một đánh giá cụ thể về sự tiến bộ hay những hạn chế là do những nguyên nhân nào và muốn tiến bộ thì cần vận dụng các kiến thức đã được bồi

dưỡng ra sao. Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện tại các khâu trọng yếu của hoạt động BD. Ý kiến GV dạy môn vật lý cho biết: “Quả thật, hoạt động trong năm học của trường rất nhiều, dàn trải trong cả hai học kỳ, khi tổng kết năm học nhà trường chỉ đánh giá chung chung; việc đánh giá cụ thể phụ thuộc bộ môn, trường giao cho bộ môn tự đánh giá, tuy nhiên hình thức và đợt kiểm tra còn chưa đảm bảo, nội dung đánh giá còn mờ nhạt, chưa có kết luận cụ thể và hướng giải quyết khi GV còn gặp khó khăn tham gia BD, như vậy việc tham gia BD xuất phát do yêu cầu mà chưa từ thực tế của bản thân giáo viên phụ trách môn học”.

Đối với các nội dung tự bồi dưỡng, công tác đánh giá kết quả thu được sau khi tự bồi dưỡng cũng không được thực hiện. Việc đánh giá kết quả tự bồi dưỡng chỉ được thực hiện qua bài kiểm tra sau từng modul.

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chúng tôi thực hiện khảo sát câu hỏi số 14 (phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.16. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng trong bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai


STT


Nội dung

Rất ảnh

hưởng


Ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng


Tổng điểm


Điểm trung bình


Thứ bậc

Số

lượng


%

Số

lượng


%

Số

lượng


%


1

Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành… về đổi mới chương

trình giáo dục


19


52,78


15


41,67


2


5,56


89


2,47


2


2

Sự phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước và của địa phương


11


30,56


22


61,11


3


8,33


80


2,22


6


3

Sự phát triển của Khoa học - Công nghệ tác động đến

giáo dục


13


36,11


19


52,78


4


11,11


81


2,25


5


4

Nhận thức của

CBQL và GV về hoạt động bồi dưỡng


20


55,56


12


33,33


4


11,11


88


2,44


3


5

Năng lực quản lý nhà trường của Hiệu

trưởng trường THCS


21


58,33


13


36,11


2


5,56


91


2,53


1


6

Môi trường sư phạm lành mạnh và các điều kiện phục vụ hoạt động BDGD

cho GV THPT


19


52,78


15


41,67


2


5,56


89


2,38


4


Điểm TBC








2,38


Nhận xét bảng 2.16:

Các khách thể khảo sát đều đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT ở mức cao, điểm TBC đạt 2,38 điểm, tuy nhiên mỗi nội dung khác nhau được đánh giá khác nhau, cụ thể:

Các nội dung được đánh giá ở mức ảnh hưởng cao đó là: 1,4,5,6 (điểm TB lần lượt là 2,47; 2,44; 2,53; 2,38 điểm). Qua trò chuyện, trao đổi với một số giáo viên, chúng tôi được biết: sở dĩ các kết quả này đều đánh giá mức rất ảnh hưởng là do CBQL và GV đều rất đề cao các yếu tố chủ quan, yếu tố “con người”. Bởi lẽ khi có nhận thức đúng cộng thêm năng lực quản lí tốt, trình độ chuyên môn và năng lực của GV đáp ứng được yêu cầu thì sẽ tác động đến các yếu tố còn lại tác động đến chất lượng hoạt động bồi dưỡng. Khi thực hiện phỏng vấn cô giáo Nguyễn Thị H - trường THPT số 3 Bảo Yên, cho biết “GV cần Hiệu trưởng có đầy đủ nhận thức về quản lý bồ dưỡng GV nói chung và bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV dạy môn vật lý nói riêng, vì vậy, khi đưa ra các quyết định quản lý nói chung, hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý nói riêng, nhà quản lý đặc biệt chú trọng vấn đề nhu cầu được bồi dưỡng của giáo viên”. Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, yêu cầu đối với công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học. Hàng năm Bộ GD&ĐT đều ban hành chỉ thị năm học, trong đó luôn nhấn mạnh đến công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. Sở GD&ĐT cũng có văn bản chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ năm học và cũng nhấn mạnh về tự bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực.

Các nội dung còn lại là 2,3 đánh giá mức ảnh hưởng trung bình (điểm lần lượt là: 2,22; 2,25 điểm). Hiện nay, cơ sở vật chất tại các trường THPT huyện Bảo Yên đã được cải thiện nhiều nhưng chưa đáp ứng hết các yêu cầu của công tác bồi dưỡng như hệ thống chiếu sáng không đảm bảo, hệ thống điều hòa không khí không có; phòng học hẹp, không thể linh động trong tổ chức

theo nhóm,... Các điều kiện kinh tế xã hội của huyện cũng ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng các trường.

2.6. Đánh giá chung về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

2.6.1. Kết quả đạt được

* Về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

- CBQL và GV các trường đã có nhận thức về tầm quan trọng và đề cao vai trò của hoạt động bồi dưỡng trong nhà trường. Có sự chỉ đạo của Ban Chi ủy, Ban Giám hiệu về việc chủ động xây dựng các kế hoạch bồi dưỡng.

- Hiệu trưởng các trường đã tích cực triển khai các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT;

- Đã đa dạng hóa các phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT, từ đó giúp nhà trường nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng.

* Về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

- Công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng đã được triển khai ở cả bốn bước lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá các trường đã tiến hành quản lí.

- Trong quá trình chỉ đạo và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên đã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và là một định hướng lớn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, hướng tới đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông những năm tiếp theo. Vì thế đã huy động

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/02/2023