Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên

Năng lực dạy học có các năng lực sau: năng lực chuẩn bị, năng lực thực hiện và năng lực đánh giá.

- Năng lực chuẩn bị: là năng lực lựa chọn, tìm kiếm được nguồn tài liệu tham khảo cho các nội dung của giờ dạy; xác định được mục tiêu, các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng bài giảng; lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp; dự kiến các tình huống xảy ra và có các phương án dự phòng.

- Năng lực thực hiện: là các thao tác trong quá trình dạy học của giáo viên như ổn định tổ chức lớp học, kiểm tra bài cũ, tiến trình bài dạy hình thành kiến thức mới, các hoạt động luyện tập, củng cố kiến thức,… Trong quá trình thực hiện bài giảng, giáo viên cần kết hợp các năng lực khác nhau như năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học,…

- Năng lực đánh giá: là khả năng đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức, sự tham gia các hoạt động học tập của học sinh mà người dạy có thể thấy được. Kết quả đánh giá phản ánh kết quả hoạt động dạy học và gúp giáo viên tự điều chỉnh đối với hoạt động dạy học của mình phù hợp hơn.

1.2.2. Giáo viên, giáo viên trung tâm GDNN - GDTX

1.2.2.1. Giáo viên

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “giáo viên là người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương”. Như vậy, giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh gia chất lượng từng học trò.

1.2.2.2. Giáo viên trung tâm GDNN - GDTX

Theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, tại Chương IV, Điều 22: Giáo viên của trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi là giáo viên) là người làm nhiệm vụ giảng

dạy, giáo dục tại trung tâm giáo dục thường xuyên, tham gia giảng dạy các chương trình quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy chế này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Tại Điều 23 và Điều 25 Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng quy định về nhiệm vụ và trình độ chuẩn của giáo viên trung tâm GDTX. Về trình độ chuẩn của giáo viên trung tâm GDTX:

- Giáo viên của trung tâm giáo dục thường xuyên tham gia giảng dạy các chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân phải có trình độ đạt chuẩn như quy định đối với giáo viên dạy cùng cấp học của giáo dục chính quy, cụ thể sau như:

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng - 4

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên dạy chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở;

- Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông;

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành nghề nghiệp;

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành ngoại ngữ hoặc tin học đối với giáo viên dạy chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học.

Nhiệm vụ của giáo viên trung tâm GDTX:

- Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; quản lý học viên theo sự phân công của giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy.

- Thực hiện các quyết định của giám đốc, các quy định của pháp luật và quy định của Quy chế này.

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; đoàn kết, giúp đỡ các đồng nghiệp; gương mẫu trước học viên, tôn trọng nhân cách của học viên, đối xử công bằng với học viên, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của học viên.

1.2.3. Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên là một trong những hoạt động của quản lí giáo dục, là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý giáo dục tới khách thể quản lý (tập thể giáo viên, mỗi giáo viên) tạo cơ hội cho giáo viên tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục, học tập trong và ngoài nhà trường nhằm cập nhập, bổ sung kiến thức, kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đào tạo [25].

Bồi dưỡng về năng lực dạy học là nhu cầu thường xuyên, liên tục với mỗi người giáo viên. Nguyên nhân là vì năng lực dạy học có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng giảng dạy của nhà trường và đối với bản thân từng giáo viên. Như vậy, muốn công tác này thực hiện có hiệu quả, người quản lí cần đánh giá đúng tình hình, thực trạng về năng lực đội ngũ giáo viên; người giáo viên cũng phải tự xác định yêu cầu bồi dưỡng năng lực của bản thân về nội dung, mức độ cần đạt được mà có kế hoạch tự bồi dưỡng. Hiệu trưởng (Giám đốc trung tâm) cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của đơn vị về nội dung, thời gian, đối tượng tham gia hoạt động bồi dưỡng nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

Mục tiêu của quản lí bồi dưỡng năng lực là có thể nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục trong từng giai đoạn, nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội đất nước, địa phương.

1.3. Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở trung tâm GDNN-GDTX

1.3.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân

* Theo luật giáo dục năm 2009, hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Trong hệ thống giáo dục quốc dân (hệ chính quy) có các cấp học và trình độ đào tạo sau:

- Giáo dục mầm non: thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ ba tháng đến sáu tuổi.

- Giáo dục phổ thông: gồm giáo dục tiểu học giáo dục trung học cơ sở, giáo dục phổ thông.

- Giáo dục chuyên nghiệp: trung cấp nghề nghiệp và dạy nghề.

- Giáo dục đại học bao gồm: đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

- Giáo dục thường xuyên: vừa học vừa làm, học từ xa, học có hướng dẫn, giúp cho mọi người học liên tục và học suốt đời.

* Theo quy định tại Điều 1/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 hướng dẫn:

Thông tư liên tịch này hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện (sau đây gọi chung là các trung tâm công lập cấp huyện) thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.

* Nhiệm vụ của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (Điều 13/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015)

- Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp dưới 03 tháng; đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng

nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.

- Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm: chương trình xóa mù chữ và tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; chương trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng đối với những nghề được phép đào tạo; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh.

- Quản lý đội ngũ viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ đào tạo.

- Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định.

- Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm cho người học; phối hợp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh.

- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; tổ chức cho người học tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.

- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

- Tạo điều kiện hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

* Quyền hạn của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (Điều 14/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015)

- Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển trung tâm phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp và quy hoạch mạng lưới các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

- Được tổ chức đào tạo theo quy định của pháp luật.

- Được liên doanh, liên kết hoạt động đào tạo với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để tổ chức đào tạo, bổ túc và bồi dưỡng kỹ năng nghề theo quy định của pháp luật.

- Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động đào tạo.

- Được tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Được sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trung tâm, chi cho các hoạt động và bổ sung nguồn tài chính của trung tâm.

- Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật.

1.3.2. Đặc điểm của giáo viên trung tâm GDNN - GDTX

* Đội ngũ giáo viên ở các trung tâm GDNN - GDTX hiện nay chủ yếu có hai loại: giáo viên trong biên chế nhà nước và giáo viên hợp đồng. Giáo viên hợp đồng hầu hết là giáo viên các trường phổ thông chính quy kiêm nhiệm hoặc giáo viên đã nghỉ hưu.

Giáo viên trong biên chế được quy định từ 10 đến 15 người tùy từng địa phương. Do số lượng biên chế có hạn, nên ở các trung tâm GDNN - GDTX đội ngũ cán bộ quản lí gồm có 01 giám đốc và 01 đến 02 phó giám đốc, 2 đến 5 nhân viên, còn lại là giáo viên biên chế, nhiều trung tâm GDNN - GDTX thậm chí không đủ giáo viên cơ hữu cho 7 môn cơ bản (Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí). Điều này gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động giảng dạy của các trung tâm GDNN - GDTX.

Giáo viên hợp đồng, thỉnh giảng: chủ yếu là giáo viên các trường THPT. Tùy theo đặc điểm, điều kiện và số lượng học viên nên số lượng giáo viên hợp đồng khác nhau. Đội ngũ giáo viên này thường bận nhiều công việc của trường phổ thông và họ cũng chưa quen với cách thức dạy học ở các trung tâm GDNN

- GDTX, nhất là học viên người lớn.

Để thấy được đặc điểm của giáo viên trung tâm GDNN - GDTX cần thấy được đối tượng người học của giáo dục thường xuyên, đặc điểm của các trung tâm GDNN - GDTX. Đối tượng người học của GDTX có thể phân thành 03 nhóm đối tượng chính sau đây:

- Nhóm đối tượng thứ nhất là những người mù chữ, những người tái mù chữ, những người chưa đi học bao giờ. Nhóm đối tượng này sẽ giảm nếu giáo dục chính quy làm tốt phổ cập giáo dục đúng độ tuổi.

- Nhóm đối tượng thứ hai là những thanh niên người lớn, kể cả học sinh không có điều kiện học chính quy hoặc phải bỏ học giữa chừng, nay có nhu cầu học lại để nâng cao trình độ của mình và để có bằng cấp.

- Nhóm đối tượng thứ ba là những người có nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời không phải để lấy bằng cấp mà chủ yếu để hoàn thiện nhân cách; mở rộng hiểu biết; nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ; cải thiện chất lượng cuộc sống; tìm việc làm, tự tạo việc làm và để thích nghi với đời sống xã hội. Nhóm đối tượng này đa dạng về độ tuổi, về trình độ văn hóa, về vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống, về nhu cầu và động cơ học tập. Nhóm đối tượng này ngày càng đông trước sự phát triển nhanh chóng của khoa

học kĩ thuật và công nghệ, trước yêu cầu của xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập, của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sự phát triển của kinh tế tri thức.

1.3.3. Yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung tâm GDNN - GDTX trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Đội ngũ giáo viên trung tâm GDNN - GDTX là một tập thể sư phạm, thực hiện đường lối quan điểm giáo dục của Đảng cộng Sản Việt Nam và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chất lượng và hiệu quả giáo dục không những không phụ thuộc vào hoạt động của từng thành viên trong tập thể mà còn phụ thuộc vào chất lượng, số lượng, cơ cấu của đội ngũ cùng các biện pháp xây dựng đội ngũ.

- Về chất lượng: Người giáo vên phải có ý thức trách nhiệm, có tri thức và đạo đức nghề nghiệp; tôn trọng lẽ phải, trung thực, khiêm tốn; yêu nghề, không ngừng học tập bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; chấp hành tốt đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước. Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo.

- Về chuyên môn nghiệp vụ: Đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có thức chuyên môn vững vàng, phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm học viên và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Có những hiểu biết về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, nhu cầu nghề nghiệp địa phương. Không ngừng nâng bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Phối hợp với các đơn vị khác về liên kết đào tạo trong đào tạo nghề nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định.

- Về số lượng: Đảm bảo số lượng 01 giáo viên/ môn học.

- Về cơ cấu: đảm bảo về cơ cấu theo tuổi, theo giới.

1.3.4. Sự cần thiết phải bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung tâm GDNN-GDTX

Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nền kinh tế tri thức đang được hình thành. Nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/02/2023