Chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam - 2


hợp với các phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê, quy nạp, phân tích...đồng thời các quy định của Hiến pháp, Bộ luật lao động, các nghị định, thông tư...được sử dụng với tư cách là cơ sở pháp lý của quá trình nghiên cứu.

4. Những đóng góp chính của luận văn.


Là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về chế độ dạy và học nghề dưới góc độ lý luận và thực tiễn thực hiện, luận văn đưa ra những nhận xét, phân tích, bình luận các quy định của pháp luật lao động hiện hành về dạy, học nghề, đồng thời luận văn còn đề xuất, bổ sung hoàn thiện chế định học nghề, cũng như góp phần hoàn thiện cơ chế áp dụng pháp luật về dạy, học nghề có hiệu quả trong thực tiễn.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho một số cơ quan khi xây dựng hoạch định các chính sách và chế định pháp luật về dạy, học nghề.

Kết quả nghiên cứu được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các trường đào tạo nghề, cho đối tượng sinh viên và những cá nhân muốn tìm hiểu, quan tâm trong lĩnh vực dạy, học nghề.

5. Kết cấu của luận văn.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương.

Chương 1: Khái quát chung về dạy và học nghề và sự điều chỉnh của pháp luật.

Chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam - 2

Chương 2: Chế độ dạy và học nghề với thực tiễn thực hiện ở Việt

Nam.

‌‌


Chương 3: Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện pháp luật về dạy và học nghề.

Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của TS Phạm Công Trứ- Bộ Tư pháp.

Tôi xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo đầy trách nhiệm của TS Phạm Công Trứ.

Trong một khoảng thời gian nhất định, do những điều kiện khách quan, chủ quan, với sự hạn chế về thông tin, tài liệu tham khảo và thực tiễn thực hiện nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chỉ bảo của các thầy cô và toàn thể các bạn.


Huế - 01.2002.


CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DẠY VÀ HỌC NGHỀ VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT

***


1.1. QUYỀN HỌC VÀ DẠY NGHỀ.


1.1.1. Quyền học nghề.


Học và dạy nghề là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, ít có sách báo, công trình nghiên cứu làm rõ khái niệm của những thuật ngữ này.

Trước hết, học nghề được hiểu là quá trình con người bằng khả năng của mình thực hiện những hoạt động có ý thức nhằm nắm bắt những yêu cầu kỹ thuật tay nghề ở một mức độ nào đó.

Trong đó, quyền học nghề là khả năng Nhà nước cho phép con người thông qua hoạt động có ý thức nhằm nắm bắt được những yêu cầu kỹ thuật tay nghề ở một mức độ nhất định để đáp ứng những nhiệm vụ được giao trên cơ sở những quy định của pháp luật.

Quyền học nghề là một quyền quan trọng trong các quyền của con người. Con người muốn có tri thức và tồn tại không có gì khác là phải học tập. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Châu Âu cũng cho rằng đời người là quá trình không ngừng giao nhau, kết hợp giữa học tập và làm việc, còn theo Lê Nin học tập là là bậc thang không nấc chót.

Ngoài ra, thực hiện tốt quyền học nghề cũng chính là điều kiện hỗ trợ cơ bản để thực hiện tốt các quyền khác của công dân như quyền chính trị, quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân. Công dân khi đã lựa chọn cho mình


một nghề nghiệp phù hợp với bản thân, điều kiện, hoàn cảnh gia đình, tìm kiếm được một công việc nhất định thì cuộc sống của họ được bảo đảm, ổn định và lúc đó công dân mới có ý thức, điều kiện để thực hiện các quyền khác. Quyền học nghề còn giúp người lao động mở mang kiến thức, nâng cao dân trí, trình độ. Người lao động một khi đã có tay nghề kỹ thuật cao họ sẽ giúp xã hội phát triển. Ngược lại, khi xã hội đã phát triển nó tác động trở lại đối với người lao động. Xã hội đòi hỏi một nền công nghiệp tiên tiến thì người lao động cũng phải trau dồi kỹ năng tay nghề của mình thông qua quá trình học nghề để phù hợp với xã hội.

Theo Điều 6 của Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 16/12/1966 thì các quốc gia tham gia công ước thừa nhận quyền làm việc bao gồm quyền của mọi người được có cơ hội kiếm sống bằng một công việc mình tự do lựa chọn hoặc chấp nhận và sẽ có những biện pháp thích đáng để bảo vệ quyền này. Trong số các biện pháp đó, phải bao gồm việc hướng dẫn về kỹ năng và nghề nghiệp và các chương trình đào tạo.

Theo Hiến pháp 1992 và Pháp luật lao động Việt Nam thì học nghề được coi là một trong những quyền cơ bản, tất yếu của công dân. Điều 59 Hiến pháp 1992 quy định “Công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức”. Để cụ thể hóa quyền này, trong Bộ luật lao động tại Điều 5 cũng ghi nhận công dân sinh ra có quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp. Không chỉ vậy, tất cả những hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ và được pháp luật bảo vệ.


Điểm then chốt của người học nghề có những nhu cầu đa dạng như: chuẩn bị cho cuộc sống lao động, tìm được hoặc tạo được việc làm cho mình, thích ứng với việc đã chọn hoặc tái thích ứng với việc làm mới, tạo cơ sở để thăng tiến, thu nhận trình độ cao hơn với chất lượng cao hơn, dự phòng để có thể thích ứng nhanh chóng với hoàn cảnh và điều kiện mới khi mất việc làm do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ. Đáp ứng xu hướng này, Điều 20 Bộ luật lao động quy định: “Mọi người có quyền tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình”.

Như vậy, quyền học nghề là một quyền thiết yếu của mỗi công dân trong xã hội. Pháp luật lao động đã ghi nhận và cụ thể hóa quyền này để công dân tùy đối tượng, tùy hoàn cảnh, tùy điều kiện của bản thân, gia đình, tùy khả năng mà lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc dạy và học nghề và coi đây là một trong những vấn đề mang tính chiến lược và có ý nghĩa “quốc sách”.

1.1.2. Quyền dạy nghề.


Dạy nghề được hiểu là quá trình truyền đạt, cung cấp, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, trình độ cần thiết về một nghề cụ thể dưới những hình thức khác nhau nhằm tạo ra một đội ngũ lao động sáng tạo và thích ứng. Trong đó quyền học nghề và quyền dạy nghề là hai bộ phận không thể tách rời nhau, nó được đặt trong một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ biện chứng hữu cơ đối với nhau. Quyền học nghề, quyền dạy nghề luôn hỗ trợ cho nhau phát triển, không thể có quyền học nghề nếu thiếu quyền dạy nghề và ngược lại. Pháp luật lao động cũng ghi nhận và bảo vệ cho các doanh nghiệp tổ chức được dạy nghề. Điều 20 Bộ luật lao động quy định “Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được mở cơ sở dạy nghề”. Điều 21 của Bộ luật lao động bắt buộc các


cơ sở dạy nghề phải đăng ký, hoạt động theo quy định về dạy nghề, ngoài ra pháp luật cũng cho phép các cơ sở dạy nghề được thu học phí, nhưng phải nộp thuế theo quy định của pháp luật. Nhà nước luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Pháp luật cũng quy định các trường hợp ưu tiên phát triển dạy nghề và có chính sách ưu đãi thích hợp đối với cơ sở dạy nghề cho thương binh, bệnh binh, người tàn tật, người dân tộc thiểu số, người học nghề thuộc đối tượng hưởng chính sách xã hội, học các nghề có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại...Quyền dạy nghề là một trong những quyền cơ bản được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Điều này được phản ánh trong các chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước và thông qua pháp luật về dạy, học nghề. Mục đích cơ bản là quyền dạy nghề phải được coi trọng, phải đáp ứng với nhu cầu của người học nghề đang ngày càng phát triển trong xã hội và các cơ sở dạy nghề phải mở rộng quy mô, loại hình đào tạo nghề phong phú kết hợp với việc tạo việc làm cho người học nghề.

Hoạt động dạy nghề là một hoạt động tạo ra đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề chất lượng cao đủ khả năng tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết bị kỹ thuật hiện đại, có khả năng cạnh tranh trong thị trường sức lao động trong nước và quốc tế.

Có thể nói, quyền học nghề và quyền dạy nghề thể hiện đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Thông qua kênh pháp luật, học nghề và dạy nghề ngày càng được ghi nhận chặt chẽ, cụ thể. Pháp luật về học nghề, dạy nghề đã tạo một hành lang pháp lý để các chủ thể (người học và người dạy) tích cực tham gia vào quan hệ này.

1.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ HỌC NGHỀ.


1.2.1. Quan hệ học nghề là một trong những quan hệ liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.

Theo Điều 1 Bộ luật lao động quy định về đối tượng điều chỉnh của Luật lao động là “quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động”.

Quan hệ liên quan trực tiếp với quan hệ lao động là những quan hệ phái sinh của quan hệ lao động, bao gồm:

- Quan hệ học nghề và tạo việc làm.


- Quan hệ về bồi thường thiệt hại.


- Quan hệ về bảo hiểm xã hội.


- Quan hệ giữa người sử dụng lao động và đại diện của tập thể lao

động.


- Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động và đình công.


- Quan hệ về quản lý lao động.


Có thể nói, quan hệ học nghề là “tiền quan hệ lao động”, là quan hệ

giữa người có nhu cầu học nghề và người có khả năng, điều kiện dạy nghề.


Quan hệ pháp luật về học nghề là quan hệ giữa người học nghề và cơ sở dạy nghề trong quá trình dạy và học nghề được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh, trong đó các chủ thể tham gia quan hệ mang những quyền và nghĩa vụ nhất định.

Quan hệ pháp luật về học nghề mang những đặc điểm cơ bản sau:


. Thứ nhất, chủ thể tham gia quan hệ học nghề gồm có người học nghề và cơ sở dạy nghề.


Người học nghề nếu có nhu cầu và điều kiện học nghề không phân biệt nam nữ, giới tính, tuổi tác có thể giao kết hợp đồng học nghề để học một hoặc một số nghề nhất định. Muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật về học nghề thì người học nghề và cơ sở dạy nghề cũng phải có điều kiện nhất định. Người học nghề phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Năng lực pháp luật về học nghề là khả năng mà pháp luật quy định cho công dân có quyền được học nghề và thực hiện những nghĩa vụ về học nghề.

Năng lực hành vi là khả năng của cá nhân bằng chính hành vi của mình trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật về học nghề để gánh vác những nghĩa vụ và thực hiện những quyền lợi nhất định. Năng lực hành vi thể hiện thông qua hai điều kiện cần và đủ là thể lực (điều kiện về sức khỏe) và trí lực (khả năng nhận thức được hành vi của mình và phải đạt một độ tuổi nhất định).

Như vậy, khi tham gia vào quan hệ pháp luật về học nghề, người học nghề phải đủ độ tuổi và sức khỏe theo quy định tại Điều 22 bộ luật lao động “Người học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất đủ 13 tuổi và phải có đủ sức khỏe, phù hợp với yêu cầu của nghề theo học”. Pháp luật quy định độ tuổi 13 là thích hợp cho người học nghề vì quan hệ học nghề với đặc trưng học thực hành là chính và học trong thời gian ngắn. Ngoài ra, trong một số trường hợp độ tuổi học nghề có thể cao hơn 13 tuổi áp dụng đối với các ngành nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm đòi hỏi người học nghề phải có sức khỏe và trình độ nhất định. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp pháp luật thừa nhận sự hạn chế năng lực hành vi của chủ thể khi tham gia quan hệ học nghề như nghệ thuật xiếc, múa, văn hóa thì độ tuổi học nghề có thể

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí