Biến Động Môi Trường Nước Và An Ninh Con Người

+ Cộng tác nhiều bên để quản lý thống nhất tổng hợp tài nguyên nước có hiệu quả và hiệu lực

+ Hợp tác quốc tế và các nguồn nước, chia sẻ vì lợi ích chung

Tổ chức cộng tác vì nước Toàn cầu (GWP) khuyến nghị các quốc gia căc cứ chỉ tiêu chỉ dẫn về an ninh nước được đưa ra tại Diễn đàn nước thế giới lần thứ hai và Hội nghị bộ trưởng 3/2000 tại Hà Lan, qua đó các quốc gia tự xây dựng cho mình Chương trình hành động quốc gia về an ninh nước thế kỷ 21.

Sự khan hiếm về nước là cực kỳ nhạy cảm, nó dễ dàng tạo ra các kiểu bất ổn định và rất có thể là cội nguồn của chiến tranh. Trên thực tế, chưa cần nhìn đến tương lai 10 năm nữa, ngay cả trong quá khứ và hiện tại, nước cũng đã là nguồn tài nguyên gây ra xung đột và chiến tranh giữa các quốc gia. Kể từ năm 1990, đã có ít nhất 18 cuộc xung đột nghiêm trọng xảy ra trên khắp thế giới mà nguyên nhân xuất phát từ sự cạnh tranh về các nguồn tài nguyên như: cuộc chiến tranh nước kéo dài đến 30 năm ở Sudan…

Nước ngọt chỉ chiếm 1% nguồn tài nguyên nước thế giới, cần cho nhu cầu sử dụng của con người, cho nông nghiệp và công nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu nước tại đô thị hiện nay, hơn một nửa thành phố ở Châu Âu đã khai thác quá mức nước ngầm và nhiều nguồn nước ngầm bị ô nhiễm. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng ước tính hơn 20% dân số thế giới đang bị thiếu nước. Việc tìm kiếm nguồn nước ngọt cấp cho các thành phố thường gây ra các xung đột tiềm tàng và thậm chí xảy ra các cuộc chiến tranh vì nước.

Hơn 1 tỷ người không được tiếp cận các dịch vụ cơ bản như nước, con số này sẽ tăng lên đến 3 tỷ người trong vòng 25 năm tới. Nhiều nơi trên thế giới, người nghèo phải mua nước của những người bán lẻ nên thường đắt hơn. Một nghịch cảnh là trong khi người nghèo đang đấu tranh với nước, thì nhiều thành phố có tới một nửa lượng nước cấp bị thất thoát do rò rỉ và tệ ăn cắp nước. Do thiếu hiệu quả trong công tác quản lý và không bình đẳng trong cấp nước như vậy có thể dẫn đến xung đột sâu sắc hơn về mặt xã hội.

Vấn đề khan hiếm nước ngọt chủ yếu xảy ra do sự phân bố không đồng đều, có thể kể đến như tại Mỹ, dân số chiếm 4% dân số thế giới nhưng sở hữu tới 8% lượng nước ngọt toàn cầu; Trung Quốc chiếm 22% dân số thế giới nhưng chỉ sở hữu 7% lượng nước ngọt toàn cầu. Nhưng trên phạm vi thế giới, các tranh chấp liên quan tới nguồn nước còn ở mức khẩn cấp hơn 2.

Các quốc gia ở đầu nguồn các dòng sông có nhiều ưu thế trong việc hạn chế khối lượng nước ở thượng nguồn, tạo ra sức ép với các quốc gia ở hạ lưu. Như việc Thổ Nhĩ Kỳ xây đập chặn nguồn nước của sông Tigris và Euphrates chảy vào Iraq; Ai Cập, Sudan và Etiopia cũng tiềm cần xung đột do tranh chấp việc kiểm soát nguồn nước sông Nile, bởi tại Ai Cập 98% lượng nước sử dụng ở quốc gia này bắt nguồn từ sông Nile, nhưng có tới 85% lượng nước của sông Nile có nguồn gốc từ Etiopia; Trung Quốc xây đập trên sông Brahmaputra, bắt nguồn từ Tây Tạng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước ở hạ lưu Ấn Độ; hay như Trung Quốc xây 14 con đập bậc thềm ở Vân Nam, giữ lại hơn nửa lưu lượng dòng chảy, khiến mực nước sông Mekong xuống thấp chưa từng có trong mùa khô, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cá và nông nghiệp của các nước vùng hạ lưu sông Mekong, tạo ra sự bất bình trong khu vực các nước tiểu vùng sông Mekong…Những bài học về xung đột nguồn nước ở Trung Đông và Nam Á đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ về an ninh nguồn nước. Chiến lược quản lý khu vực là rất quan trọng đối với vấn đề an ninh môi trường. Một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn nước quá cảnh hay có ưu thế về nước quá cảnh thì nguy cơ mất an ninh ngày càng cao. Trên thế giới có hơn 200 lưu vực sông hồ là biên giới quốc tế, làm tăng nguy cơ tranh chấp về nước 2.

Thiếu nước đã làm nghèo thêm những cộng đồng nghèo. Dân nghèo ở thủ đô Haiti phải chi 20% thu nhập để mua nước. 1/3 dân số Jacarta (Indonesia) – khoảng 2,6 triệu người phải mua nước từ xe bồn với giá 1,5 – 5,2 USD/m3. Gần toàn bộ nước sinh hoạt ở Bỉ phải tải theo đường ống từ vùng biên giới với nước Pháp do toàn bộ hệ thống nước mặt và nước ngầm bị nhiễm bẩn vì phân súc vật và nhiễm mặn. Hiện nay 40% dân số thế giới sống trong 250 lưu vực sông. Đó là cội nguồn gây ra tranh chấp.

Đối với các khu vực khan hiếm nước, một kế hoạch có tầm nhìn khu vực cần được xây dựng một cách hoàn chỉnh và các quốc gia phát triển cần phải sẵn sàng ủng hộ tài chỉnh cũng như kỹ thuật để thực hiện các kế hoạch như vậy. Cái giá bỏ ra chắc chắn sẽ nhỏ hơn nhiều so với cái giá chúng ta phải trả khi xảy ra tranh chấp.

Có nhiều kiểu mất an ninh môi trường liên quan đến nước, các chuyên gia đã gọi là cuộc chiến tranh nước, được Pascal Boniface (2002) đề cập với các kiểu sau:

- Những cuộc xung đột vũ trang công khai

- Thương thuyết, đàm phán căng thẳng giữa các quốc gia về chia xẻ nguồn nước quá cảnh.

- Tranh chấp cộng đồng về chiếm dụng nguồn nước: ở nhiều nước, nông nghiệp bị phê phán vì đã dùng quá nhiều nước nhưng đóng góp kinh tế lại không đáng kể, nhiều nơi, các dịch vụ du lịch cũng bị lên tiếng vì chiếm dụng nước để phục vụ du khách…

- Sử dụng nguồn nước như một công cụ chiến tranh: xâm chiếm, ngăn chặn, phá hủy các nguồn nước làm cho kẻ địch dưới hạ nguồn khốn đốn. Như trong chiến tranh vùng Vịnh, máy bay đồng minh tiến công liên tục vào hệ thống thủy lợi của Iraq, hay quân Serbi đã phá hủy đập Permusa của Croatia năm 1993 trong cuộc khủng hoảng Bancăng.

- Cuộc chiến tranh giành nước là cuộc chiến không có hồi kết

Trong tương lai, sẽ đến lúc những cuộc chiến mới giành và kiểm soát nguồn nước, thậm chí sẽ khốc liệt hơn cả cuộc chiến dầu mỏ.

1.1.3. Biến động môi trường nước và an ninh con người

Rất nhiều thách thức chúng ta đối mặt ngày nay là những kết quả không chủ định của những nỗ lực mà chúng ta đã làm nhằm tăng cường an ninh và thịnh vượng cho loài người. Đó là việc con người đã và đang: (i) khai thác tài nguyên (như cá, nước ngọt và gỗ) nhanh hơn khả năng tự phục hồi của chúng; (ii) đưa các chất độc và chất thải khác vào trong đất, nước và không khí nhanh hơn sự tự làm sạch của chúng và; (iii) sự thay đổi trầm trọng những hệ sinh thái rộng lớn (từ rừng nhiệt đới cho đến các rạn san hô) đến mức chúng không thể tiếp tục hỗ trợ cho rất nhiều giống loại hay cung cấp hiệu quả cho các dịch vụ môi trường.

Kết quả là, trên toàn thế giới, loài người đang phải trải qua sự khan hiếm (đặc biệt là lương thực và nước uống), sự xâm lấn vi trùng, biến mất của các tiện nghi môi trường và xả thải quá mức các hợp chất độc hại.

Khái niệm an ninh con người có ý nghĩa toàn diện và tổng hợp với việc phân tích những mối bất an đa dạng mà con người phải đối mặt với toàn thế giới. Nó chỉ ra bằng cách nào các hệ thống tương tác có thể vừa sản sinh những mối bất an, trung hòa lẫn nhau, hay ngược lại, góp phần tăng cường an ninh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh con người gồm các hệ thống về kinh tế, chính trị, văn hóa, dân số và sinh thái. Bảo đảm an ninh con người là đảm bảo các hệ thống trên nằm trong tầm kiểm soát và phát triển bền vững

Bảng 1.1: Các yếu tố của hệ thống an ninh con người 2


Các hệ thống

Tăng an ninh

Giảm an ninh


Kinh tế

- Phúc lợi

- Các chính sách phúc lợi

- Nghèo đói

- Không bình đẳng


Chính trị


- Luật

- Khả năng thực thi luật pháp

- Khủng hoảng, đồi bại

- Sử dụng các nguồn lực bất hợp pháp


Văn hóa

- Sự đồng thuận xã hội

- Công lí

- Phân biệt đối xử

- Phi công lý


Dân số

- Tỷ lệ sinh thấp

- Đô thị hóa

- Tỷ lệ sinh cao

- Bùng phát di cư


Sinh thái

- Hệ thống hỗ trợ cuộc sông (tiện nghi môi trường)

- Nguồn nguyên liệu

- Sự khan hiếm

- Dịch bệnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp - 3

Nguồn: UNDP, 1999

Từ góc độ an ninh con người, biến động môi trường nước đã có tác động rất lớn trên ba khía cạnh. Thứ nhất, nó có thể trở thành nguồn bất ổn, thậm chí nếu quốc gia không coi biến đổi môi trường nước như một hiểm họa của những giá trị hay các lợi ích quốc gia thì các công dân có thể đánh giá khác đi. Thứ hai, nếu quốc gia thực sự đánh giá mối quan hệ giữa biến động môi trường nước và an ninh cá nhân, thì sự đánh giá này vẫn có thể bị nhìn nhận từ khia cạnh lợi ích của quốc gia. Thứ ba, biến động môi trường nước có thể làm xấu đi những dạng tiềm năng của bất an ví dụ như đói nghèo, phân biệt đối xử hay nạn khủng bố…Cần phải có nhận thức toàn diện về vấn đề an ninh con người trong mối quan hệ với biến động của môi trường nước 2. Ví dụ như nỗ lực để giảm bất an bằng cách xóa đói giảm nghèo có thể thất bại nếu liên quan tới việc gia tăng sự suy giảm hay khan hiếm tài nguyên nước, tạo nên sự tăng trưởng ngắn hạn sẽ làm lu mờ những mất mát về trung và dài hạn.

Khi an ninh con người và an ninh môi trường nước cũng hướng đến một kết quả chung sẽ tạo điều kiện, trong đó cá nhân và cộng đồng có sự tiếp cận công bằng và hợp lý những nhu cầu cần thiết để tồn tại và phát triển khỏe mạnh; các xung đột về môi trường được giải quyết công bằng; môi trường nước được bảo vệ khỏi hành vi phá hoại của con người. Dưới hoàn cảnh đó, các thể chế hỗ trợ an ninh con người sẽ tăng khả năng thích nghi và ứng phó với những thay đổi từ môi trường hơn là ngăn cản.

Báo cáo phát triển con người năm 1994 của Liên hợp quốc đã đưa ra quan niệm về an ninh con người là sự an toàn của con người trước những mối đe doạ kinh niên như nghèo đói, bệnh tật và đàn áp, và những sự cố bất ngờ, bất lợi trong đời sống hàng ngày. Ngày nay, những mối đe dọa đối với con người (thất nghiệp, ma túy, tội ác, ô nhiễm môi trường, nhân quyền, xung đột vũ trang, khủng bố…) không còn là tính chất riêng lẻ của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc mà đã trở thành vấn đề phổ biến đòi hỏi phải có sự phối hợp giải quyết của nhiều quốc gia. An ninh con người cũng bao hàm mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển bền vững và vấn đề bảo vệ các quyền cơ bản của con người.

Nền tảng bảo đảm an ninh con người là bảo đảm mỗi cá nhân không phải

chịu những đe dọa đối với sự thịnh vượng và giàu có của bản thân họ. Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP, 1994) đã đưa ra các mối đe dọa đến an ninh con người gồm 7 danh mục:

+ An ninh kinh tế (đảm bảo thu nhập cơ bản)

+ An ninh lương thực (có khả năng tiếp cận bằng sức lao động hay kinh tế tới lương thực)

+ An ninh sức khỏe

+ An ninh môi trường (tiếp cận với nguồn cấp nước sạch, không khí trong lành và một hệ thống đất đai không bị thoái hóa)

+ An ninh cá nhân (được bảo đảm an ninh khỏi bạo lực thể chất và các đe dọa)

+ An ninh cộng đồng (được đảm bảo không bị phân biệt sắc tộc)

+ An ninh chính trị (được bảo vệ bằng các quyền con người cơ bản và có tự do)

An ninh con người đã đưa ra cơ hội để kết nối chính sách an ninh với chính sách phát triển. Bởi phát triển bền vững không phải luôn là chiến lược được ưa chuộng bởi các chuyên gia an ninh truyền thống. Nhưng để đi đến thành công về sự phát triển chung, cộng đồng phải trở nên nhạy bén với an ninh con người và có những mối quan tâm về an ninh môi trường và phạm vi chúng được chia sẻ. Có thể nói rằng an ninh môi trường là một bộ phận của an ninh con người.

1.1.4. Mối quan hệ giữa an ninh nguồn nước và quyền con người

- Thứ nhất, an ninh nguồn nước là vấn đề của quyền con người

An ninh nguồn nước là một phần hợp thành an ninh môi trường. Bảo đảm an ninh nguồn nước sẽ góp phần bảo đảm môi trường trong lành. Con người được sống trong môi trường trong lành là quyền con người được ghi nhận lần đầu trong Tuyên bố của Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường con người (Tuyên bố Stockholm – năm 1972), rằng con người có các quyền cơ bản về tự do, bình đẳng và điều kiện sống tối thiểu trong môi trường trong lành, bình đẳng cho phép con người có cuộc sống trong nhân phẩm và hạnh phúc.

Sự gắn kết giữa môi trường nước và quyền con người được thể hiện khá rò đối với việc bảo đảm thực hiện các quyền như: quyền được sống; sự toàn vẹn thân

thể của mỗi cá nhân, của đời sống mỗi gia đình; quyền đối với sức khỏe, thịnh vượng và phát triển của mỗi cá nhân, cũng như nhóm và cộng đồng xã hội… Tất cả các quyền này đều phụ thuộc vào môi trường sống, môi trường tự nhiên xung quanh con người trong đó có môi trường nước. Và đây được xác định là cơ sở quan trọng cho cuộc sống của tất cả mọi cá nhân, mọi cộng đồng xã hội.

Hiện nay, sức khỏe của con người đang bị ảnh hưởng ngày càng lớn bởi ô nhiễm môi trường nước và sự thiếu nước. Và chính sự ô nhiễm, sự hủy hoại môi trường nước đều trực tiếp tác động đến việc hưởng thụ quyền con người của tất cả mọi người. Vì thế, nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của con người là phải nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành chính là bảo đảm được sử dụng nước sạch. Do vậy, cộng đồng thế giới thừa nhận việc được sống trong môi trường trong lành, được sử dụng nước sạch chính là vấn đề của quyền con người.

- Thứ hai, bảo vệ nguồn nước là điều kiện tiền đề để thực hiện hóa quyền con người.

Một sự thật hiển nhiên, các quyền cơ bản của con người không thể thực hiện được nếu nguồn nước không được đảm bảo, vì nước có tác động trực tiếp tới hưởng thụ quyền của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Vì vậy, bảo vệ và nâng cao chất lượng nguồn nước là nhu cầu thiết yếu để bảo vệ cuộc sống con người, là điều kiện tiền đề bảo đảm nhân phẩm và giá trị của con người, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người.

Các hoạt động của con người đã làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước trên phạm vi toàn cầu đã gây hại cho sức khỏe con người. Do vậy, quyền sống của con người đang bị ảnh hưởng trực tiếp hàng ngày do sự ô nhiễm nguồn nước gây ra. Trách nhiệm bảo vệ môi trường và quyền con người trước hết thuộc về Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con người về môi trường, trong đó có quyền được sử dụng nước sạch.

- Thứ ba, bảo vệ và thực hiện tốt quyền con người là điều kiện thiết yếu để có chính sách tốt về đảm bảo an ninh nguồn nước ở mỗi quốc gia.

Để có chính sách tốt về bảo vệ môi trường nói chung, môi trường nước nói riêng, đòi hỏi các quyền con người phải được bảo đảm thực hiện. Các chuyên gia về môi trường và nhân quyền cho rằng, để có chính sách tốt về môi trường chỉ có thể thông qua việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin về môi trường, quyền được tham gia của dân chúng trong việc ban hành các quyết định về môi trường và tiếp cận tư pháp liên quan đến môi trường. Các quyền này có tính chất thủ tục để thực hiện hóa các quyền về môi trường. Khi các quyền này được thực hiện tốt giúp cho người dân đóng vai trò tích cực, chủ động đối với các quyết định, chính sách của Nhà nước có liên quan đến môi trường; thực hiện dân chủ hóa đối với các quyết định, chính sách về môi trường. Chính sự tham gia này sẽ hạn chế tệ quan liêu của những người ban hành chính sách, bảo đảm sự cân bằng giữa lợi ích bảo vệ nguồn nước – phát triển bền vững với nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Và vì vậy, việc thực hiện các quyền có tính chất thủ tục này rất quan trọng, qua đó sẽ tạo ra nguồn nước được bảo đảm cho sức khỏe, bảo vệ lợi ích số đông, lợi ích cộng đồng, bảo vệ những người dễ bị tổn thương trong xã hội như trẻ em, phụ nữ, người nghèo, dân tộc thiểu số…

1.1.5. Các thách thức, rủi ro về an ninh nguồn nước trong khu vực Châu Á

- Các quốc gia đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến nguồn nước như: gia tăng dân số; lượng tiêu thụ nước của hộ gia đình không ngừng tăng; quá trình mở rộng hệ thống thủy lợi, thủy điện và các ngành công nghiệp cần nhiều nước…đã làm giảm lượng nước hàng năm tại các châu lục: Châu Á giảm 1,6% mỗi năm, Châu Âu…Thậm chí, ở những nơi mà lượng nước vốn ít như các vùng Trung Đông, khu vự Tây Á chỉ cần có một sự suy giảm hoặc biến đổi về lượng nước mưa hàng năm đã có thể khiến cho khu vực đó rơi vào tình trạng khủng hoảng nước, tác động nghiêm trọng đến cộng đồng tại khu vực và tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, con người cũng như ảnh hưởng đến việc bảo vệ môi trường 19.

- Có nhiều thành phố trong khu vực đang phải đối mặt với nỗi ám ảnh về cạn kiệt nguồn nước như: thủ đô Sana’a của Yemen và Quatta ở Pakistan; …Trong các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022