Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Tâm Gdnn - Gdtx.

- Các số liệu điều tra sẽ là những thông tin quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học có tính thực tiễn.

* Phương pháp phỏng vấn:

Tác giả phỏng vấn trực tiếp các nhóm đối tượng.

* Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Mục đích phương pháp là xin ý kiến của một số nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, nhà lãnh đạo giáo dục và các chuyên viên, nhằm hiểu rõ thực trạng và một số đề xuất hợp lý.

6.3. Phương pháp bổ trợ: thống kê toán học

Phương pháp này nhằm xử lý kết quả nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân của thực trạng, làm cơ sở đề xuất các biện pháp. Để xử lý số liệu điều tra tác giả sử dụng một số công thức toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu, từ đó phân tích, đánh giá nhằm đưa ra những kết luận phù hợp.

7. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX

- Phạm vi địa bàn: Tại các Trung tâm GDNN - GDTX ở tỉnh Cao Bằng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu số liệu thống kế và hoạt động bồi dưỡng của các Trung tâm trong 3 năm học gần đây: 2015 - 2016, 2016 - 2017, 2017 - 2018.

8. Cấu trúc luận văn

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng - 3

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục.

Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX.

Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng.

Chương 3: Các biện quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng.

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP -

GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Thực tế cho thấy, bồi dưỡng giáo viên là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo dục. Việc tạo điều kiện để mọi giáo viên có cơ hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời; kịp thời bổ sung kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội là phương châm của các cấp quản lý giáo dục. Chính vì vậy có khá nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo các hướng nghiên cứu sau đây:

- Những công trình bàn về bồi dưỡng giáo viên: Về nội dung bồi dưỡng thường được các tác giả đề cập trong các công trình về bồi dưỡng, phát triển chuyên môn, bồi dưỡng năng lực của đội ngũ giáo viên thể hiện trong nghiên cứu của tác giả Susan Sclafani với nghiên cứu “Teachers and trainers”, trong báo cáo chuyên đề “Teacher Professional Development”. Đặc biệt với nghiên cứu của Jacques Delors với đề tài “Learning: The treasure within”, đã đề cập đến vấn đề bồi dưỡng và phát triển chuyên môn giảng viên trong bối cảnh mới. Các công trình này tập trung vào những vấn đề về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ giảng viên (dẫn theo [17]).

Nội dung bồi dưỡng giáo viên phải đổi mới, bổ sung và cập nhật kịp thời tri thức khoa học của các ngành chủ chốt hoặc các ngành có liên quan đáp ứng với tiến độ phát triển của khoa học công nghệ (điện tử, tin học...) hoặc với những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội, triết học, kinh tế chính trị học, xã hội học và các môn khoa học khác.

Nội dung bồi dưỡng giáo viên kiến thức bổ trợ và phục vụ các môn tự chọn như: tin học, ngoại ngữ, phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản và tổ chức nghiên cứu khoa học, phong tục tập quán địa phương,...

Nội dung bồi dưỡng GV cần phải tập trung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, giá trị, thái độ,... Đây là nội dung hết sức cần thiết góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV.

Về hình thức bồi dưỡng, cơ quan giáo dục khu vực châu Á của UNESCO (ROEAP) đã tổ chức một Hội nghị về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 18 nước trong khu vực. Kết quả, Hội nghị tổng kết một số kinh nghiệm về bồi dưỡng giáo viên như sau:

Hoạt động bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhà giáo ở các nước trên thế giới được tổ chức độc lập như các Viện nghiên cứu, các Trung tâm bồi dưỡng và đào tạo sư phạm tiến hành như mô hình của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Ở đa số quốc gia đã giao Trường Sư phạm có nhiệm vụ thực hiện hoạt động bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo rất phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng cụ thể (dẫn theo [23]).

Thái Lan là một trong những nước có chính sách rất thiết thực về bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ giáo viên. Tất cả giáo viên đều phải tham gia học tập đầy đủ các nội dung, chương trình về nghiệp vụ quản lý chuyên môn theo quy định. Nhà nước đã đưa ra chương trình lớn được thực thi trong thập kỷ vừa qua, đó là: “Chương trình bồi dưỡng giáo viên mới” để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên trong 10 năm và chương trình trao đổi, chương trình đào tạo trong nước. Việc bồi dưỡng năng lực giáo viên được tiến hành ở các Trung tâm học tập cộng đồng, nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp ngắn ngày và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội.

Tại Pakistan, Nhà nước đã xây dựng chương trình bồi dưỡng về sư phạm cho đội ngũ giáo viên và quy định trong thời gian 3 tháng, cần bồi dưỡng những nội dung gồm: giáo dục nghiệp vụ dạy học; cơ sở tâm lý giáo viên; phương pháp nghiên cứu, đánh giá và nhận xét học sinh... (dẫn theo [30]).

Tại Liên bang Nga, các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục rất quan tâm tới việc nâng cao chất lượng dạy học thông qua các biện pháp quản lý có hiệu quả.

Muốn nâng cao chất lượng dạy học phải có đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn. Họ cho rằng, kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

Bàn về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, một số tác giả cho rằng giáo viên là những người biết nắm bắt cơ hội học hỏi trong nghiên cứu "What Makes A Good Teacher?" của tác giả Marie F.Hasse, Ph.D. Trao [26] đổi các hoạt động giữa các trường với nhau, các GV với nhau đồng thời tổ chức chương trình phát triển giáo dục chung cho các cụm trường, các vùng miền... Trong nghiên cứu "Teacher's Professional development - Eueope in Internasional comparison", của nhóm nghiên cứu từ Đại học Twente, Hà Lan. Các quốc gia Châu Âu đã thay đổi chính sách cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy của GV bằng cách tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học sinh, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển GV chuyên nghiệp, nhấn mạnh sự cần thiết phải cung cấp cơ hội cho việc bồi dưỡng và phát triển chuyên môn GV cần được thực hiện liên tục.

Như vậy, chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bao gồm nội dung, hình thức phương pháp giảng dạy mới, đánh giá xếp loại học sinh, trình độ nhận thức, ý thức nghề nghiệp... Những kết quả nghiên cứu trên đây có giá trị tốt khi áp dụng vào những quốc gia có điều kiện phù hợp. Việc áp dụng những kết quả đó vào thực tiễn của Việt Nam vấn còn là vấn đề cần nghiên cứu và phát triển cho phù hợp.

- Những công trình bàn về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

Về nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV, một số tác giả đã quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên số công trình nghiên cứu liên quan đến về vấn đề này không nhiều, nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên được cập nhật ở các mức độ khác nhau.

Kế hoạch bồi dưỡng GV được đề cập trong kết luận Hội nghị của Ủy ban Châu Âu về phát triển kỹ năng nghề nghiệp theo cách đánh giá học tập “VET

teacher professional development in a policy learning perspective” đã đề cao vai trò của cá nhân trong hoạt động bồi dưỡng. Thông qua kế hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực của mỗi GV, kế hoạch học tập bồi dưỡng của GV phải được đồng nhất với kế hoạch phát triển của nhà trường và của xã hội (dẫn theo [34]).

Vai trò của lãnh đạo trong quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo viên có ảnh hưởng quan trọng vào thành tích học tập, bồi dưỡng của GV. Nghiên cứu “Teaching in focus” của tổ chức OECD đã khẳng định lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng hiệu quả là tạo ra một môi trường thuận lợi, môi trường giá trị, tạo tâm lý cho GV có động cơ tự học, tự bồi dưỡng, tự kiểm soát hoạt động bồi dưỡng của bản thân.

Thẩm định, kiểm tra, đánh giá và phản hồi thông tin cũng được quan tâm nghiên cứu. Việc thẩm định, đánh giá và phản hồi thông tin rất hữu ích trong hoạt động bồi dưỡng GV được nghiêu cứu trong đánh giá “School Leadership and governance: lifelong learning” của Liên đoàn giáo dục Châu Âu EFEE. Tuy nhiên, việc thẩm định, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học là vấn đề khó khăn đối với các quốc gia đặc biệt là việc xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả bồi dưỡng GV thông qua hoạt động trong nghiên cứu “Supporting the Teaching Professions for Better Learning Outcomes”. Nghiên cứu cũng khẳng định, để cải thiện và nâng cao chất lượng GV cần đảm bảo rằng tất cả các GV đều nhận được thông tin phản hồi, để từ đó điều chỉnh và cụ thể hóa kế hoạch học tập, bồi dưỡng của mình (dẫn theo [42]).

Tóm lại, những công trình nghiên cứu ở ngoài nước khá phong phú, đa dạng, đề cập khá sâu sắc những chủ trương, biện pháp cần áp dụng trong việc bồi dưỡng đội ngũ GV. Tuy nhiên, những nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực, quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV còn ít. Một số công trình nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV mới chỉ tập trung vào việc cá nhân hóa hoạt động này như việc lập kế hoạch bồi dưỡng của GV, thẩm định, đánh giá và phản hồi... Trong đó, chưa có công trình nào trực tiếp bàn về

đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học GV trung học cơ sở theo tiếp cận chức năng quản lý” nên hướng nghiên cứu này còn được tiếp tục (dẫn theo [10]).

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước

Những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực dạy học và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho nhà giáo của các nhà khoa học trong nước. Về các mảng, các chủ đề nội dung có liên quan đến vấn đề tác giả nghiên cứu, có thể chia thành các hướng nghiên cứu như sau:

Trong năm 2011, có rất nhiều đề tài nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng năng lực dạy học cho nhiều đối tượng GV. Vũ Xuân Hùng cho rằng cần rèn luyện năng lực dạy học cho GV tương lai ngay khi còn là sinh viên trong thực tập sư phạm [23], [24].

Về hình thức tổ chức bồi dưỡng cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu. Có thể kể đến Nguyễn Minh Đường [13], Vũ Quốc Chung [9]… Các tác giả đã đưa ra nhiều hình thức tổ chức bồi dưỡng. Phan Thị Lạc (2004) [29] đã đề xuất hình thức bồi dưỡng qua kênh truyền hình, xác định thời gian, kênh phát sóng chương trình khá hợp lí và khả thi. Trong công trình năm 2006, Trần Bá Hoành khẳng định việc bồi dưỡng tại các trường là vấn đề then chốt để nâng cao chất lượng bồi dưõng [21]. Phùng Như Thụy năm 2008 [38] đã nêu các hình thức bồi dưỡng cho GV tiểu học như: bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng từ xa và tổ chức cho GV tự bồi dưỡng... Nhiều tác giả khẳng định công tác đào tạo, bồi dưỡng chỉ thu được kết quả tốt khi mà mọi người biến việc tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng của bản thân [30]. Hình thức sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ trong trường phổ thông là một hình thức bồi dưỡng GV hiệu quả đã được khẳng định trong nghiên cứu của nhiều tác giả [31], [36]; Vũ Hạnh nêu cụ thể về hai hình thức sinh hoạt chuyên môn: tổ chức theo các chuyên đề và dự giờ trao đổi về tiết dạy [20]. Hình thức bồi dưỡng trực tuyến (E-learning) được xem là phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại đã được

khẳng định trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Giao [15] và Nguyễn Minh Tuấn [40].

Về việc tổ chức bồi dưỡng, Trần Văn Thuật đã nhấn mạnh để tổ chức bồi dưỡng GV ở trường cần coi trọng đội ngũ báo cáo viên thực sự có năng lực về lí luận và thực tiễn [38]. Đỗ Hồng Thái [34] và Trần Thị Hải Yến [45] cho rằng lực lượng tham gia bồi dưỡng GV nên là các giảng viên của trường đại học, là giáo viên cốt cán tại các tổ chuyên môn (vấn đề giáo viên cốt cán được tác giả Bùi Vũ Hòa đề cập) và đề xuất cần mạnh dạn phân công nhiệm vụ dìu dắt đồng nghiệp của những GV đó để tạo nên một đội ngũ GV tương đối đồng đều về năng lực dạy học ở trường.

1.2. Một số khái niệm công cụ

1.2.1. Năng lực, năng lực dạy học

1.2.1.1. Năng lực

Định nghĩa về năng lực, theo Bernard Wynne: “năng lực là một tập hợp các kĩ năng, kiến thức, hành vi và thái độ được cá nhân tích lũy và sử dụng để đạt được kết quả theo yêu cầu công việc” (dẫn theo [39]). Theo Raymond A.Noe: “năng lực muốn chỉ đến khả năng cá nhân gúp người nhân viên thực hiện thành công công việc của họ bằng cách đạt được kết quả công việc mong muốn. Năng lực có thể là hiểu biết, kĩ năng, thái độ hay giá trị của tính cách cá nhân” (dẫn theo [39]). Vậy, có thể hiểu năng lực là khái niệm phản ánh khả năng đảm trách công việc nào đó của người lao động đối với yêu cầu công việc thể hiện ở mức độ phù hợp về trình độ kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm.

Năng lực hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng mà cá nhân thể hiện khi tham gia hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định; hoặc năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ hay hành động cụ thể liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động.

1.2.1.2. Năng lực dạy học

Dạy học bao hàm hoạt động dạy của giáo viên (người dạy) và hoạt động học của học sinh (người học). Hoạt động dạy và hoạt động học luôn gắn bó với nhau, thống nhất biện chứng với nhau.

Trong dạy học, hoạt động dạy giữ vai trò chủ đạo. Người dạy lên kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch dạy học. Đồng thời, trong quá trình đó, người dạy cũng tổ chức cho học sinh học tập với các hình thức khác nhau trong các khoảng thời gian và không gian nhất định. Hiện nay, hoạt động dạy học không chỉ bao gồm dạy kiến thức mà còn phải kích thích người học về khả năng tư duy, sáng tạo.

Hoạt động học (chủ thể là học sinh - người học) giữ vai trò chủ động, tự giác, tích cực, tự điều khiển hoạt động học tập nhằm thu nhận, xử lí và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của mình để hình thành, phát triển nhân cách phù hợp với chuẩn mực xã hội trong quá trình học tập.

Năng lực dạy học là những thuộc tính tâm lý, nhờ đó người giáo viên mới có thể thực hiện tốt hoạt động dạy học. Để có thể thực hiện tốt các hoạt động dạy học, người giáo viên phải có những kiến thức cơ bản về bộ môn, phương pháp dạy học, những hiểu biết về người học, năng lực tổ chức các quá trình dạy học và các năng lực đặc thù khác.

Khái niệm về năng lực dạy học, theo tác giả Nguyễn Đức Chính: “Năng lực dạy học là tổ hợp các phẩm chất của giáo viên bao gồm tri thức chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp của giáo viên trong quá trình dạy học được thể hiện thành công dưới dạng các hoạt động trong quá trình dạy học,…”.

Như vậy, có thể coi năng lực dạy học là khả năng thực hiện hoạt động dạy học dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, các giá trị bản thân vận dụng vào điều kiện dạy học không những đủ giải quyết hiệu quả các vấn đề trong quá trình dạy học hay có cách hành xử phù hợp trong bối cảnh thực và được đánh giá thông qua kết quả dạy học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/02/2023