Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng - 2

3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng 69

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên 69

3.2.2. Kế hoạch hóa các hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên phù hợp với nhu cầu của GV và điều kiện thực tế của trung tâm ...70

3.2.3. Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho

đội ngũ giáo viên 72

3.2.4. Tạo dựng môi trường thuận lợi để giáo viên tham gia bồi dưỡng và

tự bồi dưỡng năng lực dạy học 76

3.2.5. Nâng cao hiệu quả quản lý trong khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các điều kiện phục vụ bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV 78

3.2.6. Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng

lực dạy học cho giáo viên 80

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 81

3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ...82 Kết luận chương 3 86

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87

1. Kết luận 87

2. Khuyến nghị 88

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

vii

PHỤ LỤC



DANH MỤC VIẾT TẮT


Viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CBQL

Cán bộ quản lý

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDNN - GDTX

Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên

GDTX

Giáo dục thường xuyên

GV

Giáo viên

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ


Bảng:

Bảng 2.1. Số lượng học viên và trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng 39

Bảng 2.2. Số lượng giáo viên các trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng 40

Bảng 2.3. Kết quả hai mặt giáo dục của các trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng 40

Bảng 2.4. Đánh giá sự cần thiết của bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV...45 Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng của các thành

phần năng lực dạy học ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng 46

Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá của học viên về thực trạng tổ chức dạy học ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng 49

Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá của CBQL, giáo viên về công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm

GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng 50

Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về công tác tổ chức bộ máy thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng 51

Bảng 2.9. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng 52

Bảng 2.10. Tình hình tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng 53

Bảng 2.11. Ý kiến đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên trung tâm ở các GDNN-GDTX tỉnh Cao Bằng 56

Bảng 2.12. Ý kiến đánh giá về công tác quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV 57

Bảng 2.13. Ý kiến đánh giá về công tác quản lý thực hiện triển khai bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV 59

Bảng 2.13. Ý kiến đánh giá về công tác quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên 62

Bảng 3.1. Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng 83

Bảng 3.2. Thống kê kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng 84

Biểu đồ:

vi

Biểu đồ 2.1. Kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV ở các trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Cao Bằng 63



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Luật Giáo dục năm 2005 và sửa đổi năm 2009 khẳng định “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” [19]. Giáo viên nói chung và giáo viên GDNN - GDTX nói riêng có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trong trung tâm GDNN - GDTX, giáo viên là người trực tiếp tổ chức và điều khiển các hoạt động giáo dục và dạy học; là người quản lý lớp học, chịu trách nhiệm về chất lượng môn học mà mình được phân công đảm nhiệm, tham gia quá trình giáo dục và phản ánh tinh thần học tập, rèn luyện của học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp, với lãnh đạo nhà trường. Trong hoạt động giảng dạy, giáo viên là người thiết kế bài giảng, truyền thụ kiến thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng cho người học, dạy cho học sinh cách học, cách thu nhận và xử lý các kiến thức, các tình huống trong thực tiễn đời sống đa dạng. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của giáo viên GDNN-GDTX, mục đích của dạy học là cùng với các bậc học khác hình thành nhân cách con người, đáp ứng những yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển cụ thể.

Nghị quyết số 29/NQ-TW tại Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI về "Ðổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã khẳng định vai trò "quyết định chất lượng giáo dục" của đội ngũ nhà giáo. Ðiều này vừa thể hiện niềm tin vừa thể hiện sự mong đợi của Ðảng và Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo các cấp học trong công cuộc đổi mới giáo dục đã và đang diễn ra [2].

Nhiệm vụ "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục" đang đặt lên vai đội ngũ nhà giáo Việt Nam những yêu cầu mới với trách nhiệm lớn hơn trong dạy học và giáo dục. Mỗi thầy giáo, cô giáo theo yêu cầu đổi mới không những là người giỏi về kiến thức môn học mà còn phải là người có năng lực sư phạm.

“Dạy cái gì?” và “Dạy như thế nào?” là hai câu hỏi lớn thể hiện năng lực dạy học mà mỗi giáo viên trong trung tâm GDNN - GDTX phải đáp ứng.

Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo tinh thần Nghị quyết số 29 - NQ/TW, đã tác động sâu sắc đến mọi yếu tố, trong đó giáo viên là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định phần lớn thành công trong thực hiện nội dung đổi mới giáo dục.

Trong những năm qua đội ngũ giáo viên các trung tâm GDNN - GDTX đã được tham gia bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao năng lực dạy học và đã đạt được những kết quả nhất định. Việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên GDTX đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí về phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, do đặc thù của các Trung tâm GDNN - GDTX, mỗi môn học chỉ có 01 hoặc 02 giáo viên, việc trao đổi chuyên môn với đồng môn khó khăn. Mặt khác, sau khi được bồi dưỡng chuyên môn, việc kiểm tra, đánh giá sau bồi dưỡng cũng là khó với các nhà quản lí, bởi mỗi môn đều được tập huấn riêng. Đội ngũ giáo viên các GDTX cấp THPT nhiều bất cập, trình độ chuyên môn không đồng đều, chất lượng giảng dạy còn thấp, nhiều giáo viên chuyển trường, có giáo viên mới được tuyển dụng, có giáo viên hợp đồng, tạo nên sự mất cân đối về chất lượng trong đội ngũ giáo viên, đặc biệt các giáo viên mới, giáo viên hợp đồng chưa được bồi dưỡng chuyên môn trong những năm học đã qua.

Cao Bằng là một tỉnh miền núi, còn gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội trong đó có Giáo dục - đào tạo nói chung và GDTX nói riêng. Về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học; đối với các giáo viên để đổi mới phương pháp giảng dạy cũng phần nào khó khăn, đòi hỏi các giáo viên phải năng động, sáng tạo, khắc phục những khó khăn, cố gắng áp dụng phương pháp dạy học tích cực, các phương pháp, kĩ thuật dạy học đã được bồi dưỡng để hoàn thành các hoạt động dạy học, từ đó đòi hỏi nhà quản lí phải quản lí tốt các hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên, có sự giám sát về thực hiện và có sự đánh giá kết quả một cách khách quan.

Để đáp ứng yêu cầu về mặt chuyên môn, phù hợp với thực tế của địa phương, đội ngũ giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng cần phải được bồi dưỡng thường xuyên về năng lực dạy học để đáp ứng nhiệm vụ mới về đổi mới trong giáo dục và đào tạo, tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được. Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên Giáo dục thường xuyên cấp THPT là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của các nhà quản lý giáo dục tỉnh Cao Bằng.

Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng” để nghiên cứu luận văn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trung tâm GDNN- GDTX tỉnh Cao Bằng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng, tác giả luận văn đề xuất các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX.

4.2. Điều tra, khảo sát làm rõ thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng.

4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng.

5. Giả thuyết khoa học

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX hiện nay là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì còn nhiều yếu kém, bất cập nên chất lượng bồi dưỡng chưa cao, vì thế năng lực dạy học của giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nếu linh hoạt áp dụng một cách khoa học biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX phù hợp và khả thi thì sẽ nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng dạy học của các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết (các văn bản chỉ đạo của nhà nước và pháp luật): Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa để xây dựng khung lí thuyết và cơ sở lí luận cho đề tài.

Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa những vấn đề lý luận trong các công trình khoa học, trong văn kiện của Đảng, luật pháp của Chính Phủ, các chỉ đạo của ngành giáo dục, sách và tạp chí chuyên ngành giáo dục, các văn bản pháp quy, những quy định của ngành giáo dục về tổ chuyên môn,… nhằm xác lập cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra bằng phiếu hỏi, tọa đàm, phỏng vấn sâu, chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm, khảo nghiệm

* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Xây dựng các phiếu điều tra bằng hệ thống câu hỏi để khảo sát các đối tượng liên quan đến nội dung nghiên cứu.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí