Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước - 2

nhân, thu lợi ích kinh doanh qua cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Đồng thời bằng chế độ tham dự, Nhà nước có thể triển khai các hoạt động mà Nhà nước cho là có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển của cả nước, bao gồm những công trình cơ sở hạ tầng như ngân hàng, đường sắt, đường bộ, vận tải biển… và cũng có thể triển khai mở rộng vào trong các ngành công nghiệp mới. Doanh nghiệp nhà nước theo chế độ nhà nước tham dự ngày càng tỏ ra là loại hình doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả nhất 6.

1.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp nhà nước

Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, các doanh nghiệp nhà nước được hình thành gắn liền với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Tuy nhiên doanh nghiệp nhà nước cũng được phát triển rất mạnh ở các nước không có chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong cuốn “Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước” 7 tác giả đã khái quát 5 nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành của doanh nghiệp nhà nước ở các nước như sau:

- Thứ nhất: Do nhu cầu khôi phục lại những nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Các doanh nghiệp nhà nước đã được thành lập nhằm thực hiện những dự án lớn tái thiết đất nước, đòi hỏi vốn lớn mà lực lượng tư nhân không thể đảm trách nổi.

- Thứ hai: Ở nhiều nước đang phát triển, sau khi giành được độc lập đã thực hiện quốc hữu hóa toàn bộ các xí nghiệp tư bản nước ngoài. Đặc biệt là ở các nước xã hội chủ nghĩa, kinh tế quốc doanh được coi là thành phần kinh tế chính do đó đã tiến hành quốc hữu hóa toàn bộ các doanh nghiệp tư nhân, có quy mô lớn và vừa bất kể là của tư bản nước ngoài hay tư bản trong nước nhằm phát triển sở hữu công cộng.


6Võ ĐĐi Lưưc (1997) ĐĐi mới doanh nghiệp nhà nưưc ởViệt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội


7PGS. TS Ngô Quang Minh (2004), Kinh tếế nhà nưưc và quá trình đđi mới doanh nghiệp nhà nưưc .

- Thứ ba: Cùng với sự phát triển của học thuyết Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước, nhiều Chính phủ đã chủ trương thành lập các doanh nghiệp nhà nước để cung cấp các hàng hóa công cộng, tạo công ăn việc làm, phân phối lại thu nhập, xóa bỏ độc quyền, thực hiện công bằng xã hội cũng như tạo thực lực kinh tế mạnh để can thiệp thị trường, điều tiết kinh tế vĩ mô.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

- Thứ tư:Các nước đang phát triển thường muốn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi tắt đón đầu. Vì vậy mà các Chính phủ có xu hướng thành lập các doanh nghiệp nhà nước như những đàu tàu dẫn dắt nền kinh tế.

- Thứ năm: Các Chính phủ thường muốn nắm giữ các ngành công nghiệp đặc biệt để thực hiện các mục tiêu hay lợi ích quốc gia như các ngành công nghiệp quốc phòng, năng lượng… các doanh nghiệp tạo ra nguồn tích lũy ngân sách lớn.

Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước - 2

2. Những vấn đđơ bản vềquyền chủsởhữu đđi với doanh nghiệp nhà nưưc và quyền quản trịdoanh nghiệp.

2.1. Một số khái niệm

2.1.1. Quyền sở hữu

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm xã hội. Quan hệ sản xuất dựa trên ba mặt chủ yếu là quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối lưu thông 8. Như vậy quan hệ sở hữu là một trong ba mặt chủ yếu của quan hệ sản xuất, nó giữ vai trò quyết định, thể hiện quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Nó vừa là kết quả, vừa là điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất đồng thời cũng có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm lực lượng sản xuất.


8BộGiáo dục và ĐĐào tạo, Giáo trình kinh tếế chính trịMác –Lênin. Nhà xuất bản Chính trịQuốc Gia.

Quan hệ sở hữu được thể hiện bằng hệ thống pháp luật tạo nên chế độ sở hữu. Chế độ sở hữu bao gồm rất nhiều quyền như quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền điều tiết, quyền thực hiện lợi ích kinh tế… Quyền sở hữu là quyền của chủ sở hữu (có thể là các cá nhân, pháp nhân hay các chủ thể khác) đối với tài sản. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật 9.

Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản nhưng không được phép trái pháp luật, đạo đức xã hội và không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian trừ trường hợp chủ sở hữu chuyển giao việc chiếm hữu cho người khác hoặc pháp luật có các quy định khác 10.

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác 11.

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản 12.


9BộLuật Dân sựăm 2005. Nhà xuất bản Tưư pháp 10 BộLuật Dân sựăm 2005. Nhà xuất bản Tưư pháp 11 BộLuật Dân sựăm 2005. Nhà xuất bản Tưư pháp 12 BộLuật Dân sựăm 2005. Nhà xuất bản Tưư pháp

Hai nhóm quyền sở hữu và quyền quản lý kinh doanh có thể thống nhất ở một chủ thể, cũng có thể phân chia, tách biệt tương đối ở những chủ thể khác nhau. Việc thừa nhận sự tách biệt tương đối giữa quyền sở hữu thuộc về Nhà nước và quyền quản lý kinh doanh thuộc về các doanh nghiệp là cơ sở để xử lý vấn đề cải cách quản lý doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị trường.

2.1.2. Quyền quản trị doanh nghiệp

Quyền quản trị doanh nghiệp được hiểu là bao gồm hai quyền chủ yếu: quyền sử dụng tài sản và quyền định đoạt tài sản.

Đối với quyền sử dụng tài sản thì chủ sở hữu có thể chuyển giao cho người khác thông qua hợp đồng theo quy định của pháp luật, người được chuyển giao có quyền sử dụng tài sản đúng tính năng, công dụng, phương thức và theo hợp đồng đã ký kết 13. Quyền sử dụng tài sản là quyền lợi của người đầu tư đối với tài sản pháp nhân của doanh nghiệp mà họ đầu tư vốn. Đối với quyền sử dụng tài sản ta có một số điểm cần lưu ý như sau:

Thứ nhất: Phân biệt khái niệm về quyền sử dụng tài sản và quyền sở hữu tài sản. Đối với quyền sở hữu tài sản có nghĩa là tài sản thuộc về ai, chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với những tài sản thuộc sở hữu của họ. Đối với quyền sử dụng tài sản được bắt nguồn từ sự đầu tư của chủ sở hữu tài sản và thể hiện quyền lợi của người đầu tư. Khi mà chủ sở hữu tài sản đầu tư vào doanh nghiệp do chính họ quản lý thì không tồn tại sự khác biệt giữa quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng tài sản. Tuy nhiên khi người chủ sở hữu tài sản chỉ đầu tư vào doanh nghiệp thôi mà không trực tiếp nắm quyền điều hành thì có sự phân biệt giữa quyền sử dụng tài sản và quyền sở hữu tài sản. Xét ví dụ là Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nhưng không trực tiếp điều hành. Khi đó quyền sở hữu tài sản Nhà nước thuộc về


13 BộLuật Dân sựăm 2005. Nhà xuất bản Tưư pháp

Nhà nước. Các cơ quan quản lý Nhà nước hay các tổ chức kinh tế được Nhà nước ủy quyền đầu tư vốn của Nhà nước chính là chủ thể của quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp. Như vậy khái quát rằng quyền sở hữu tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp do Chính phủ thay mặt Nhà nước nắm giữ còn quyền sử dụng tài sản lại do nhiều người được Nhà nước ủy quyền thực hiện. Quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản tại doanh nghiệp là quan hệ giữa người đầu tư với phần vốn của mình trong toàn bộ tài sản của doanh nghiệp

14.

Thứ hai, quyền sử dụng tài sản là quyền và lợi ích tài sản dưới hình thái giá trị. Nhà đầu tư có thể mang các tài sản dưới hình thái vật chất cụ thể để đầu tư vào doanh nghiệp nhưng chúng đã được tính quy đổi thành tiền vốn và trở thành tài sản dưới hình thức giá trị sau khi đầu tư vào doanh nghiệp. Sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp rồi thì chủ đầu tư chỉ có thể chuyển nhượng tài sản theo đúng quy định của pháp luật. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản là chuyển nhượng quyền và lợi ích tài sản dưới hình thái giá trị chứ không phải là chuyển nhượng tài sản của pháp nhân doanh nghiệp dưới hình thái vật thể. Sự chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản được tiến hành giữa các chủ thể sử dụng tài sản và trong quá trình chuyển nhượng, tài sản pháp nhân của doanh nghiệp không thay đổi, có lợi cho việc nâng cao hiệu quả và hiệu suất kinh doanh tài sản nhà nước.

Đối với quyền định đoạt: Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo thủ tục, trình tự đó. Chủ sở hữu có thể ủy quyền định đoạt cho người khác và


14 Nguyễn ĐĐng Tưưng Anh (2007), Tách quyền chủsởhữu ra khỏi quyền quản trịdoanh nghiệp –Mô hình quản trịmới trong doanh nghiệp nhà nưưc, ĐĐi học Ngoại Thưươơng.

khi đó người được ủy quyền phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí và lợi ích của chủ sở hữu 15.

2.2. Mối quan hệ giữa quyền chủ sở hữu và quyền quản trị doanh nghiệp

Khi một nhà đầu tư mang tài sản của mình đầu tư vào một doanh nghiệp thì nhà đầu tư đó (tức là chủ sở hữu của tài sản đầu tư) được hưởng những quyền lợi theo mức vốn mà mình góp vào doanh nghiệp. Nhà đầu tư có một số quyền và lợi ích như sau:

Nhà đầu tư có quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh, tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư 16. Quyền và lợi ích của nhà đầu tư gắn liền với mức vốn góp mà họ đầu tư vào doanh nghiệp, phần lãi mà nhà đầu tư được hưởng dựa theo mức vốn đã mang đầu tư vào doanh nghiệp.

Nhà đầu tư có thể thực hiện các quyền của mình trong việc đưa ra các quyết định quan trọng của doanh nghiệp như là tiếp cận, sử dụng các nguồn lực, xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, chuyển nhượng hay điều chỉnh vốn…

Nhà đầu tư có quyền chọn người đại diện cho mình, chọn người kinh doanh doanh nghiệp theo đúng các quy định của pháp luật. Khi doanh nghiệp thua lỗ hay phá sản, mỗi nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản thua lỗ hay khoản nợ của doanh nghiệp trong phần vốn góp mà mình đã đầu tư vào doanh nghiệp.

Khi Nhà nước là người đầu tư, mang tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thì được thực hiện quyền của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp. Phần tài sản của Nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp được phân biệt khác với những tài sản Nhà nước khác, Nhà nước không còn trực tiếp chi phối các tài


15 BộLuật Dân sựăm 2005. Nhà xuất bản Tưư pháp

16 Luật ĐĐu tưư. Nhà xuất bản Chính trịQuốc Gia

sản đó. Tài sản của Nhà nước cùng với tài sản của các chủ đầu tư khác hình thành nên tài sản pháp nhân của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền và trách nhiệm đối với tài sản pháp nhân đó. Người đầu tư không thể trực tiếp can thiệp vào quyền tài sản pháp nhân của doanh nghiệp cũng như không thể tùy tiện can thiệp vào quyền quản trị doanh nghiệp trong kinh doanh của doanh nghiệp 17.

Như đã phân tích ở trên, ngay cả khi người đầu tư góp các tài sản hiện vật vào doanh nghiệp thì tài sản đó trở thành tài sản pháp nhân của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền xử lý. Nhà đầu tư chỉ có quyền sử dụng các tài sản dưới hình thái giá trị theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có quyền đưa các tài sản hiện vật góp vốn của nhà đầu tư vào sản xuất, đầu tư ra bên ngoài hay bán chúng để tăng vốn sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp độc lập thực hiện quyền kinh doanh mà chủ sở hữu không thể gây trở ngại hay làm ảnh hưởng tới quyền tài sản pháp nhân và quyền quản trị doanh nghiệp của doanh nghiệp.

Theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hay từng phần quyền sử dụng tài sản của mình tuy nhiên sự chuyển nhượng này chỉ được tiến hành giữa những người đầu tư với nhau, nó chỉ làm thay đổi tỷ lệ góp vốn giữa những người đầu tư mà không làm thay đổi tổng giá trị tài sản pháp nhân của doanh nghiệp. Nhằm tăng giá trị vốn đầu tư vào doanh nghiệp, nhà đầu tư tác động vào các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tác động vào các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp chính là nhà đầu tư đã thực hiện quyền của chủ sở hữu về quyền sử dụng tài sản đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


17 Nguyễn ĐĐng Tưưng Anh (2007), Tách quyền chủsởhữu ra khỏi quyền quản trịdoanh nghiệp –Mô hình quản trịmới trong doanh nghiệp nhà nưưc, ĐĐi học Ngoại Thưươơng

II. MÔ HÌNH TÁCH QUYỀN CHỦ SỞ HỮU RA KHỎI QUYỀN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC‌

1. Quyền sởhữu tách khỏi quyền sửdụng

Khi nghiên cứu về loại hình tư bản trong giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản, Mác-Anghen đã cho biết: tư bản công nghiệp không phải là loại hình tồn tại duy nhất của tư bản mà ở đó còn có tư bản cho vay, tư bản ruộng đất…đó chính là do sự phân công trong lao động tạo thành. Tư bản cho vay có đặc trưng là quyền sở hữu tư bản tách rời quyền sử dụng tư bản. Thực chất của việc cho vay là nhường lại quyền sử dụng tư bản cho người khác. Xét cùng một tư bản nhưng đối với người cho vay nó là tư bản sở hữu nhưng đối với người đi vay thì đó lại là tư bản hoạt động, mà chức năng của nó là tạo ra lợi nhuận.

Việc tách tư bản tiền tệ ra khỏi tư bản sản xuất thành tư bản cho vay và phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng tiền tệ, thông qua hệ thống tín dụng, ngân hàng đã cho phép tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh và từ đó tạo động lực mạnh mẽ phát triển nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường. Trong giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản, Mác-Anghen cũng nghiên cứu tư bản ruộng đất và chỉ rõ tư bản kinh doanh trên khu vực ruộng đất thuộc quyền chiếm hữu của chủ ruộng đất làm xuất hiện phạm trù địa tô tư bản chủ nghĩa. Như thế địa tô tư bản chủ nghĩa đã phản ánh quyền sở hữu ruộng đất tách khỏi quyền sử dụng ruộng đất 18. Chính khả năng cho phép “tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng” của lý luận Mác Xít nêu trên đây đã thực sự trở thành một trong những nguyên tắc và là chìa khóa quan trọng để định hướng cải cách doanh nghiệp nhà nước, áp dụng mô


18 ươơng Hoàng Oanh (2002) Cải cách doanh nghiệp nhà nưưc ởTrung Quốc từ1978 đđếến nay, Viện Kinh tếế thếế giới.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022