thi đạt trung bình 2.67 điểm tương ứng mức đánh giá rất khả thi. Tính cần thiết và khả thi của giải pháp này đều xếp thứ 2, nhưng điểm số có chênh lệch đáng kể.
Điểm trung bình chung cho tính cần thiết là 2.81 điểm, tương ứng với đánh giá rất cần thiết. Tính khả thi đạt trung bình 2.68 điểm tương ứng mức đánh giá rất khả thi. Nhìn chung, tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp thiết kế các các nội dung bài dạy phù hợp với việc ƯDCNTT trong học tập nhằm tiếp cận năng lực của HS được đánh giá tương đối cao. Tuy nhiên, dựa vào kết quả khảo sát, cần phải nghiên cứu kĩ hơn về giải pháp nâng cao tính khả thi của các giải pháp được đưa ra, tạo niềm tin và khả năng thực hiện hiệu quả của dự án.
Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha của tính cần thiết và khả thi lần lượt là 0.861 và 0.782 cho thấy độ tin cậy của thang đo trong bảng 3.6 ở mức khá cao. Cho phép tin tưởng vào kết quả của khảo sát. Hệ số tương quan Preason 0.923* chỉ ra rằng có mối tương quan trong đánh giá tính cần thiết và tính khả thi với mức liên hệ cao.
Biện pháp 6: Bổ sung các tiêu chí kiểm tra đánh giá có ứng dụng CNTT vào HT của HS
Bảng 3.7: Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản lí việc bổ sung các tiêu chí kiểm tra đánh giá có ứng dụng CNTT vào HT của HS
Nội dung | Tính cần thiết | Tính khả thi | |||||
Trung bình | Độ lệch chuẩn | Thứ hạng | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Thứ hạng | ||
1 | Rà soát lại công tác kiểm tra đánh giá hiện | 2.75 | 0.436 | 4 | 2.65 | 0.48 | 4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo Sát Tính Cần Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp
- Khảo Sát Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Biện Pháp Nâng Cao Năng Lực Cho Gv Về Tổ Chức Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Vào Học Tập Cho Học Sinh
- Khảo Sát Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Biện Pháp Tăng Cường Đầu Tư Cơ Sở Vật Chất, Phần Mềm Ứng Dụng Phục Vụ Dạy Và Học Có Ưdcntt
- Đối Với Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Huyện Bình Chánh
- Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh - 21
- Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh - 22
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
nay | ||||||||
2 | Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá kỹ năng ƯDCNTT cho HS | 2.65 | 0.48 | 5 | 2.51 | 0.502 | 5 | |
3 | Có cơ chế đánh giá mở tạo điều kiện cho HS phát huy năng lực của cá nhân | 2.84 | 0.368 | 2 | 2.79 | 0.411 | 2 | |
4 | Thiết kế tiêu chí đánh giá bao quát kiến thức, kỹ năng và cả thái độ | 2.81 | 0.396 | 3 | 2.79 | 0.406 | 2 | |
5 | Quá trình đánh giá công bằng công khai tạo động lực cho HS | 2.89 | 0.31 | 1 | 2.88 | 0.326 | 1 | |
Trung bình chung | 2.79 | 2.72 | ||||||
Đánh giá chung | Rất cần thiết | Rất khả thi | ||||||
Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's Alpha) | 0.621 | 0.713 | ||||||
Tương quan (Pearson) | 0.991** |
Tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp bổ sung các tiêu chí kiểm tra đánh giá năng lực ứng dụng CNTT của HS được khảo sát qua 5 nội dung (bảng 3.7). Sau khi phân tích kết quả khảo sát, người nghiên cứu đưa ra một số kết luận sau:
Các giải pháp rà soát lại công tác kiểm tra đánh giá hiện nay và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá kỹ năng ƯDCNTT cho HS đều được đánh giá chưa thật cao. Phần lớn các ý được hỏi đều cho rằng đây là giải pháp quan trọng, là tiền đề để ứng dụng CNTT vào dạy học. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một bộ
tiêu chí đánh giá kỹ năng ƯDCNTT cho HS và công tác kiểm tra đánh giá hiện nay còn một số khó khăn. Tính cần thiết và tính khả thi của giải pháp hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá kỹ năng ƯDCNTT cho HS đều xếp thứ 5. Tính cần thiết đạt 2.65 điểm tương ứng mức đánh giá rất cần thiết. Tính khả thi của giải pháp này đạt 2.51 điểm tương ứng mức đánh giá rất khả thi. Nhiều ý kiến được hỏi còn e ngại về khả năng thực hiện giải pháp này.
Cùng nhận được mức đánh giá chưa cao là giải pháp rà soát lại công tác kiểm tra đánh giá hiện nay. Tính cần thiết và khả thi của nội dung này cùng xếp thứ 4 bảng đánh giá, lần lượt đạt 2.75 điểm tương ứng mức đánh giá rất cần thiết, tính khả thi đạt 2.65 điểm tương ứng mức đánh giá rất khả thi.
Giải pháp xây dựng cơ chế đánh giá mở tạo điều kiện cho HS phát huy năng lực của cá nhân được đánh giá khá cao trong bảng khảo sát. Giải pháp này xếp thứ 2 bảng đánh giá cho tính cần thiết đạt 2.84 điểm tương ứng mức đánh giá rất cần thiết; xếp thứ 2 bảng đánh giá cho tính khả thi đạt 2.79 điểm tương ứng mức đánh giá khả thi.
Việc thiết kế tiêu chí đánh giá bao quát kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cũng được đánh giá khá cao. Hầu hết các ý kiến được hỏi đều cho rằng việc kiểm tra đánh giá năng lực ƯDCNTT của HS đóng vai trò quan trọng, nhằm mục đích đánh giá năng lực của HS, phương pháp giảng dạy của GV, từ đó rút kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp. Tuy nhiên, năng lực ƯDCNTT của HS khá đa dạng, không dễ để thiết kế bộ tiêu chí đánh giá bao quát kiến thức, kỹ năng và cả thái độ. Điểm đánh giá tính cần thiết của giải pháp này đạt 2.81 điểm (xếp thứ 3), tương ứng mức đánh giá rất cần thiết. Điểm đánh giá tính khả thi của giải pháp này đạt 2.79 điểm (xếp thứ 2), tương ứng mức đánh giá rất khả thi.
Xếp hạng cao nhất bảng khảo sát 3.7 là nội dung quá trình đánh giá công bằng công khai tạo động lục cho HS. Hầu hết các ý kiến được hỏi đều thống nhất đây là việc làm cần thiết. Điểm đánh giá tính cần thiết của giải
pháp này đạt 2.89 điểm (xếp thứ 1), tương ứng mức đánh giá rất cần thiết. Điểm đánh giá tính khả thi của giải pháp này đạt 2.88 điểm (xếp thứ 1), tương ứng mức đánh giá rất khả thi. Không có chênh lệch đáng kể về tính cần thiết và khả thi của giải pháp.
Điểm trung bình chung cho tính cần thiết là 2.79 điểm, tương ứng với đánh giá rất cần thiết. Tính khả thi đạt trung bình 2.72 điểm tương ứng mức đánh giá rất khả thi. Tất cả các nội dung của giải pháp đều được đánh giá ở mức khá cao. Điều đó khẳng định tính hiệu quả của giải pháp được đề xuất. Qua khảo sát, người nghiên cứu nhận thấy cần rà soát lại công tác kiểm tra đánh giá hiện nay và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá kỹ năng ƯDCNTT trong đó chú trọng thiết kế tiêu chí đánh giá bao quát kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho HS.
Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha của tính cần thiết là 0.621 cho thấy độ tin cậy của thang đo trong bảng 3.7 ở mức chưa cao. Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha của tính khả thi là 0.713 cho thấy độ tin cậy của thang đo trong bảng 3.7 ở mức tương đối cao. Cần xem xét thêm về kết quả của khảo sát. Hệ số tương quan Preason 0.991** chỉ ra rằng mối tương quan trong đánh giá tính cần thiết và tính khả thi ở mức cao.
Qua đánh giá, phân tích kết quả khảo sát, người nghiên cứu có cơ sở để tin tưởng vào tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất. Tuy nhiên, ở một số giải pháp cần nghiên cứu kĩ hơn và điều chỉnh hợp lí để tăng khả năng thực hiện giải pháp một cách hiệu quả.
3.5. Mối liên hệ giữa các biện pháp
Trên cơ sở khung lí luận được xây dựng và kết quả khảo sát thực trạng về HĐ ƯDCNTT trong hoạt động học tập của HS và QL HĐ ƯDCNTT trong hoạt động học tập của HS TH, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp QL HĐ ƯDCNTT trong hoạt động học tập của HS TH. Các biện pháp trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau và đòi hỏi được thực hiện một cách
đồng bộ trên cơ sở vận dụng. Mỗi biện pháp đều có vị trí, vai trò riêng, nhưng chúng có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia, hoặc hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau. Trong quản lý ứng dụng CNTT trong học tập của HS ở TH, Hiệu trưởng cần phối hợp nhịp nhàng, hợp lý cả 6 biện pháp trên.
Việc nhận thức đầy đủ các vai trò của ƯDCNTT trong hoạt động học tập của HS và tầm quan trọng của công tác QL HĐ ƯDCNTT trong học tập của HS TH là điều kiện cần, là tiền đề để có thể thực hiện chất lượng và hiệu quả các biện pháp sau. Bởi lẽ, một khi nhận thức tốt vấn đề, ý thức của họ sẽ được nâng cao, khi đó trách nhiệm của họ đối với công việc cũng được nâng cao và giúp họ thực hiện tốt công việc, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.
Định hướng cụ thể những nội dung và biện pháp nâng cao năng lực lập kế hoạch cho cán bộ quản lí, giáo viên công tác QL HĐ ƯDCNTT trong học tập của HS TH. Trên cơ sở đó, công tác tổ chức sẽ thực thi các vấn đề trong kế hoạch đã định.
Cơ sở để phát triển ứng dụng CNTT trong nhà trường trước hết phải có con người có trình độ và khả năng ứng dụng CNTT, nếu không có nguồn lực CNTT có trình độ cơ bản thì chắc chắn quá trình quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập của HS của CBQL và GV sẽ không thành công. Khi GV đã có trình độ có trình độ tin học cơ bản, họ sẽ nhanh chóng đẩy mạnh các hoạt động có ứng dụng CNTT trong nhà trường và nhờ vào việc này mà HS mới có cơ hội thể hiện khả năng học tập ứng dụng CNTT của mình. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác xã hội hóa sẽ đảm bảo hệ thống CNTT hoạt động ổn định, cung ứng được các dịch vụ cho người sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Và để khai thác tốt các ứng dụng CNTT trong dạy và học tập không thể thiếu việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, động viên khen thưởng kịp thời. Kết quả của biện pháp
này có thể là thông tin để điều chỉnh các nội dung, trình tự thực hiện của các biện pháp trước.
Tuy nhiên trong thực tế công tác quản lí, việc triển khai các biện pháp một cách đồng bộ sẽ mang lại những hiệu quả tích cực. Tuy vậy, tùy theo tình hình thực tiễn mà chủ thể quản lí lựa chọn biện pháp phù hợp nhằm đạt hiệu quả.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Tóm lại có thể nói tất cả các biện pháp QL HĐ ƯDCNTT trong học tập của HS đã được đề xuất nói trên đều có vị trí hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường TH. Trên cơ sở các nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo sự phát triển ổn định của nhà trường, đề tài đã đề xuất được 6 biện pháp cụ thể là: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho GV, HS về tầm quan trọng của việc ƯDCNTT trong HT của HS. Biện pháp 2: Nâng cao năng lực cho GV về lập kế hoạch có ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập cho học sinh. Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo GV tổ chức rèn luyện cho HS nâng cao kỹ năng ƯDCNTT vào giải quyết các nhiệm vụ học tập. Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phần mềm ứng dụng phục vụ dạy và học có ƯDCNTT. Biện pháp 5: Chỉ đạo đổi mới thiết kế các nội dung bài học phù hợp với việc ƯDCNTT trong học tập nhằm tiếp cận năng lực của HS. Biện pháp 6: Bổ sung các tiêu chí kiểm tra đánh giá có ứng dụng CNTT vào HT của HS.
Mỗi biện pháp trên tuy được đánh giá ở các vị trí và thứ hạng khác nhau nhưng đều có tính cấp thiết và khả thi. Mỗi biện pháp có vai trò và vị trí khác nhau. Song các biện pháp mà tác giả đưa ra đều có quan hệ biện chứng lẫn nhau, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia hoặc hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong hệ thống tổng thể của trường học. Trong quá trình tổ chức thực hiện, vừa vận dụng những hiểu biết về nhiệm vụ quản lý, vừa vận dụng những văn bản chỉ đạo của ngành, nghiên cứu nắm bắt tình hình thực tế để có những biện pháp thích hợp trong quá trình QL ƯDCNTT trong học tập của HS.
Bằng việc khảo nghiệm về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp, các ý kiến đều cho rằng các biện pháp đều có mức độ cần thiết và khả thi cao.
Bằng thực nghiệm cũng đã khẳng định việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực để nâng cao hiệu quả công tác QL ƯDCNTT trong học tập của HS là biện pháp quan trọng không thể thiếu của hiệu trưởng trong việc quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập vì nó sẽ nâng cao chất lượng hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của HS góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường TH trên địa bàn huyện Bình Chánh.