nằm dọc quốc lộ 91 và sông Hậu, bao trùm cù lao Tân Lộc. Cụm du lịch này có nhiều sản phẩm du lịch bổ trợ quan trọng trong giai đoạn trước mắt cho cụm trung tâm.
Tài nguyên du lịch quan trọng của của cụm là vườn cò Bằng Lăng, cù lao Tân Lộc (có giá trị du lịch rất cao), các làng nghề (làng đan lưới Thơm Rơm), thuyền nuôi cá bè... Vì vậy cụm du lịch này có nhiều sản phẩm du lịch khá phong phú gồm:
- Tham quan vườn cò, danh lam thắng cảnh
- Tham quan các làng nghề
- Vui chơi giải trí và thể thao hỗn hợp
Với các sản phẩm trên hướng khai thác chủ yếu là:
- Du lịch vui chơi giải trí cuối tuần
- Du lịch văn hóa
- Du lịch tham quan, nghiên cứu
- Du lịch thể thao
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái Cần Thơ
2.2.3.1. Vị trí
Thành phố Cần Thơ thuộc vùng đồng bằng Nam Bộ, ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, bên bờ hữu ngạn sông Hậu, cách thủ đô Hà Nội 1.877km và cách thành phố Hồ Chí Minh 169km (đường bộ), Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long trải dài hơn 65km, dọc bờ Tây sông Hậu, với đất phù sa và nước ngọt quanh năm, Cần Thơ không chỉ có “gạo trắng nước trong” mà còn là một vùng cây trái trù phú, ruộng đất phì nhiêu và một vùng sinh thái rộng lớn. Chính vì vị trí đó nên thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại, dịch vụ, du lịch của cả vùng Tây Nam Bộ. Đây là nhân tố quan trọng giúp cho ngành du lịch Cần Thơ phát triển các loại hình du lịch sinh thái khác nhau như du lịch nội vùng, liên vùng, du lịch sông nước, miệt vườn, du lịch nghỉ dưỡng…
2.2.3.2. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật ngành
- Giao thông vận tải
Cần Thơ là nơi quy tụ nhiều đầu mối giao thông quan trọng. Trong đó:
+ Đường bộ: Với cơ chế kinh tế mở, số lượng phương tiện giao thông của các thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh có điều kiện phát triển mạnh trong những năm gần đây. Đối với giao thông đường bộ, đến nay có 484 phương tiện vận tải hàng hóa, với năng lực vận chuyển 1.765 tấn, 4.049 xe khách có 26.264 ghế chở hành khách và một số xe chuyên dùng, xe cơ giới, xe taxi và xe lôi. Cùng với đà phát triển của một đô thị miền Tây trên địa bàn thành phố có nhiều công ty hoạt động kinh doanh xe taxi với số lượng phương tiện khá lớn, giúp cho khách du lịch di chuyển trong nội ô thành phố và phụ cận một cách thuận tiện và an toàn. Từ năm 1999 đến nay, Công ty Công trình đô thị ngoài lượng xe buýt đang lưu hành đã liên kết với các chủ xe buýt khác để đưa vào họat động khoảng 100 xe góp phần giảm lưu lượng xe lôi và xe bagát tham gia giao thông, tăng văn minh đô thị và giảm bớt tai nạn giao thông.
Quốc lộ 1A đoạn chạy qua thành phố Cần Thơ dài 40km là tuyến giao thông huyết mạch nối Cần Thơ với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước, quốc lộ 91 dài 30km nối cảng Cần Thơ, sân bay Trà Nóc, Khu công nghiệp Trà Nóc với quốc lộ 1A. Thành phố cũng đã xây dựng hoàn thành cầu Cần Thơ (nối Cần Thơ với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long). Với vị trí trung tâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cần Thơ phát triển các tuyến du lịch nội vùng cũng như các tuyến liên vùng. Cụ thể là tháng 7 năm 2006 thành phố Cần Thơ đã ký kết Chương trình hợp tác du lịch với An Giang và Kiên Giang với tên gọi “Tam giác du lịch Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang”, tạo nhiều thuận lợi để khai thác các tour sinh thái liên tỉnh. Tuyến Nam sông Hậu nối liền Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng. Từ TP Cần Thơ đi đến các tỉnh trong vùng và TP Hồ Chí Minh không nơi nào đến 200km, điều đó cho thấy Cần Thơ là trung tâm giao thông của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đường thủy: có 3.061 ghe vận tải có năng lực 83.234 tấn, 655 ghe thuyền có 10.809 ghế chở khách và một số tàu lay dắt, xà lan canô, thuyền máy. Đó là phương tiện hữu ích để khai thác những tour du lịch sinh thái bằng xe lôi, thuyền vào những
làng quê, những kênh rạch… Cần Thơ có ưu thế về giao thông đường thủy do vị trí nằm bên bờ sông Hậu, một bộ phận của sông Mê-kông chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia. Các tàu có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thể đi các nước và đến thành phố Cần Thơ dễ dàng, đặc biệt cảng Cần Thơ có vị trí quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long được xếp loại vào cảng quốc tế, thông ra biển Đông và nhiều nước trên thế giới, không chỉ chuyên chở hàng hóa mà còn vận chuyển hành khách. Mạng lưới giao thông thủy chằng chịt với hệ thống sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Ô Môn,…và hệ thống kênh Cái Sắn, Ô Môn, Thốt Nốt, Thị Đội. Cầu Cần Thơ qua sông Hậu nối liền Cần Thơ với Vĩnh Long, thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, thành phố Cần Thơ có tiềm năng rất lớn với vị thế là vị trí trung tâm của cả khu vực Tây Nam Bộ, là lợi thế để khai thác những tour du lịch sông nước liên vùng và xuyên quốc gia.
+ Đường hàng không: Cần Thơ có sân bay Cần Thơ đang được nâng cấp và mở rộng để mở đường bay tới các tỉnh, thành phố trong cả nước, là điều kiện thuận lợi để phát triển những tour xuyên Việt mà trong đó Cần Thơ là trung tâm trung chuyển lớn nhất khu vực phía Nam. Trong tương lai, sân bay Trà Nóc sẽ mở rộng đường bay đến các nước trong khu vực ASEAN, đây là điều kiện thuận lợi để du lịch Cần Thơ khai thác tốt các tour outbound. Hiện tại đã có 3 tuyến bay chính: Cần Thơ đi Hà Nội, Phú Quốc và Côn Đảo, là điều kiện để nối liền Cần Thơ với các vùng trong cả nước một cách nhanh chóng và thuận lợi.
- Hệ thống điện nước
Hệ thống điện, nước của thành phố Cần Thơ có khả năng đáp ứng nhu cầu của sinh hoạt và sản xuất. Hiện nay, thành phố Cần Thơ có kế hoạch xây dựng thêm hai nhà máy cung cấp nước sạch, công suất 200 nghìn m3/ngày đêm nhằm cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, nhà hàng, khách sạn, du lịch… trên địa bàn và vào năm 2010 đã cơ bản hoàn thành.
- Thông tin liên lạc – Bưu chính viễn thông
Bước vào giai đoạn 1986 – 2004, đặc biệt là các năm cuối của thập niên 90, thập niên phát triển của công nghệ thông tin - viễn thông – máy tính cao nhất trong
thế kỷ 20, và trong năm năm trở lại đây (2005 – 2010) hàng loạt công nghệ bưu chính - viễn thông đã ra đời đáp ứng thiết thực các nhu cầu thông tin trong xã hội nói chung và cho ngành du lịch nói riêng. Từ một đơn vị hình thành sau giải phóng với hệ thống máy móc cũ kỹ lạc hậu, đến nay ngành bưu chính viễn thông Cần Thơ đã trở thành trung tâm thông tin hiện đại của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với các thiết bị thông tin liên lạc kỹ thuật số hiện đại ngang tầm trong khu vực, mở ra nhiều loại hình dịch vụ mới góp phần vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Hệ thống thông tin này có đủ điều kiện để hòa vào mạng thông tin liên lạc với tất cả các tỉnh trong nước, các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần hoàn chỉnh cho nhu cầu về dịch vụ du lịch của khách tham quan. Ngoài ra, thành phố Cần Thơ xây dựng được hệ thống Thông tin đại chúng, bưu chính - viễn thông hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất cho giao thương giữa thành phố với các tỉnh, thành phố trong cả nước và các nước trên thế giới, là điều kiện thuận lợi cho khách du lịch mỗi khi liên lạc với người thân, bạn bè, gia đình trong nước cũng như quốc tế.
- Cơ sở lưu trú du lịch đang hoạt động: Có 176 cơ sở, với 4131 phòng, 6335 giường (174 khách sạn, 02 nhà nghỉ du lịch), bao gồm:
- 47 Khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1- 4 sao (gồm: 3 KS 4 sao, 7 KS 3 sao, 20
KS 2 sao, 16 KS 1 sao).
- 76 Khách sạn đạt tiêu chuẩn du lịch
- 53 Khách sạn chưa xếp hạng
Có 20 khách sạn với 678 phòng, 930 giường đã đăng ký nhưng chưa hoạt động.
(Nguồn Sở VH-TT-DL thành phố Cần Thơ)
- Cơ sở ăn uống
Các cơ sở ăn uống du lịch bao gồm các nhà hàng, làng ẩm thực, quán cà phê, quán rượu có phục vụ ăn uống… Các cơ sở phục vụ ăn uống nằm trong các cơ sở lưu trú, phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn. Các cơ sở ăn uống nằm độc lập bên ngoài các cơ sở lưu
trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí… nhằm phục vụ khách tham quan du lịch và các tầng lớp dân cư địa phương.
Trên địa bàn thành phố hiện có 42 nhà hàng, trong đó có 25 nhà hàng nằm trong các cơ sở lưu trú với khoảng 3.150 chỗ ngồi, và 17 nhà hàng độc lập với 1.700 ghế. Các nhà hàng chủ yếu chỉ phục vụ các món Âu, Á đáp ứng nhu cầu trung bình của khách lưu trú, một số nhà hàng lớn của thành phố như nhà hàng khách sạn Ninh Kiều, nhà hàng khách sạn Cửu Long, nhà hàng Hoa Sứ, Lam Kiều có sức chứa trên
1.000 chỗ ngồi, có khả năng phục vụ các bữa tiệc có qui mô lớn.
Ngoài ra còn có rất nhiều các quán ăn có qui mô từ 40 đến 50 ghế/quán, phục vụ các món ăn với giá cả phù hợp khả năng và nhu cầu đa dạng khách du lịch. Tại thời điểm hiện nay số lượng các nhà hàng ăn uống của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố đảm bảo yêu cầu phục vụ khách du lịch.
Ngoài lưu trú thì ăn uống là vấn đề quan trọng và đáng được quan tâm đối với những địa phương phát triển du lịch, vì chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, con người không chỉ có nhu cầu được ăn no mà còn phải ngon, đặc biệt đối với du khách khi mà họ có nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí thì ăn uống phải ngon và giá cả hợp lí sẽ mang lại sự hài lòng tốt nhất cho du khách, nếu làm được điều này sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch.
Cần Thơ có ưu thế hơn so với các địa phương khác trong vùng là có được điều kiện thuận lợi về hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật ngành, du khách có thể đến Cần Thơ bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không, hệ thống nhà hàng, khách sạn của thành phố đạt tiêu chuẩn trội hơn, dịch vụ tốt hơn so với các tỉnh trong vùng. Vì thế du khách có điều kiện đi lại thuận tiện, lưu trú và mua sắm, có cơ hội tiêu tiền nhiều hơn khi đến Cần Thơ, đây là một thuận lợi để ngành du lịch nói chung và du lịch sinh thái Cần Thơ nói riêng tận dụng triệt để nhằm phát huy tiềm năng và đem lại nguồn thu lớn từ ngành công nghiệp không khói này.
2.2.3.3. Nguồn lao động du lịch
Số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Trong những năm gần đây, số
lượng lao động trong ngành du lịch gia tăng một cách đáng kể. Cùng với sự gia tăng không ngừng về số lượng, chất lượng lao động cũng được nâng cao, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, thái độ và khả năng giao tiếp của nhân viên phục vụ từng bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động trong ngành du lịch từ năm 2007 – 2010
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
- Lao động trực tiếp trong đó: | 2.300 | 6.930 | 16.570 | 38.600 |
+ Đại học và trên đại học | 260 | 500 | 750 | 1.150 |
+ Trung cấp và cao đẳng | 630 | 1.400 | 3.300 | 10.000 |
+ Sơ cấp – đào tạo bồi dưỡng về du lịch | 500 | 1.500 | 5.000 | 12.000 |
+ Lao động phổ thông | 910 | 6.230 | 7.520 | 15.450 |
- Lao động gián tiếp | 3.680 | 12.470 | 29.840 | 77.180 |
Tổng cộng | 5.980 | 19.400 | 46.410 | 115.780 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Thành Phố Cần Thơ
- Kaypa Trên Sông Hậu (Nguồn: Www.sovhttdltpct.vn)
- Sự Phân Bố Tài Nguyên Du Lịch Sinh Thái Ở Cần Thơ
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Thành Phố Cần Thơ
- Doanh Thu Du Lịch Và Đầu Tư Phát Triển Du Lịch
- Hoạt Động Của Chính Quyền Và Cộng Đồng Địa Phương
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở VH-TT-DL TP Cần Thơ)
Nhìn chung qua các năm lao động trong ngành du lịch của Cần Thơ tăng liên tục, trình độ lao động ngày càng được cải thiện, tuy nhiên số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học không nhiều, điều đó cho thấy lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch của Cần Thơ chưa có trình độ chuyên môn cao, lao động phổ thông chiếm đa số nên chất lượng phục vụ không cao, đây cũng là một trở ngại lớn cho phát triển ngành của Cần Thơ. Thời gian qua, Sở Du lịch thành phố đã phối hợp với các cơ sở đào tạo, đặc biệt là Trường Trung học nghiệp vụ du lịch Vũng Tàu tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản trị nhà hàng, khách sạn tại thành phố Cần Thơ. Đối tượng tham gia hầu hết là đội ngũ cán bộ của các đơn vị kinh doanh du lịch nhà nước, một số ít thuộc thành phần kinh tế tư nhân từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển ngành, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, lao động phục vụ du lịch.
2.2.4. Đánh giá chung tiềm năng du lịch sinh thái Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ có thế mạnh về tự nhiên, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, hệ thống cồn dọc sông Hậu, với những vườn cây trái bốn mùa, những làng nghề đặc trưng Nam Bộ, Viện lúa lớn nhất vùng, nông trường Sông Hậu với mô hình đa canh khép kín về nông lâm thuỷ sản. Ngoài ra, Cần Thơ là trung tâm văn hoá, chính trị, khoa học -kỹ thuật…của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, chính vì thế Cần Thơ hoàn toàn có điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái sông nước miệt vườn. Nhưng nhìn chung, sản phẩm du lịch sinh thái ở Cần Thơ cũng không khác mấy so với các tỉnh khác trong vùng (cũng có chợ nổi như Tiền Giang, cũng có vườn trái cây như Vĩnh Long…), do đó làm giảm sự hấp dẫn đối với du khách nếu họ đến du lịch các tỉnh khác trước khi đến tham quan Cần Thơ. Trong tương lai, Cần Thơ cần đầu tư phát triển du lịch sinh thái theo hướng càng gắn với môi trường tự nhiên càng tốt, giảm bớt “sự bêtông” hóa tại các khu du lịch, cần tạo nét riêng độc đáo của Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ có sự hấp dẫn riêng của một thành phố sông nước, ruộng vườn tươi đẹp nằm giữa đồng bằng sông Cửu Long. Được mệnh danh là Tây Đô, “thủ phủ” miền Tây Nam Bộ trù phú, tiềm năng du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng ở Cần Thơ có nhưng chưa được khai thác một cách có hiệu quả. Nhìn chung, tiềm năng du lịch sinh thái ở thành phố Cần Thơ có những thuận lợi và khó khăn nhất định như sau:
Thuận lợi:
- Không chỉ được tự nhiên ưu đãi cho điều kiện tự nhiên lý tưởng với những vùng sinh thái rộng lớn, ruộng vườn phì nhiêu, những dòng sông chở nặng phù sa, quanh năm nước ngọt ,…thành phố Cần Thơ còn là nơi hội tụ các điều kiện kinh tế
- xã hội thuận lợi. Hơn nữa, Cần Thơ nằm ở vị trí giao thông quan trọng nối liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các vùng khác trong nước.
- Tài nguyên tự nhiên thành phố Cần Thơ có đặc điểm riêng biệt của một vùng sông nước với hệ thống kênh rạch chằng chịt và những vườn cây trái trù phú, khí hậu mát mẽ, ít gió to và không có bão, có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch
sinh thái với các hệ sinh thái: Cồn dọc sông Hậu (như cồn Ấu, cồn Sơn, cồn Cái Khế, cồn Khương, cù lao Tân Lộc…), hệ sinh thái vườn (làng du lịch Mỹ Khánh, Thuỷ Tiên, Phù Sa, …), hệ sinh thái đặc thù vườn cò Bằng Lăng, bên cạnh đó, còn các hệ sinh thái khác như vườn Xương Rồng, làng đan lợp, làng trồng hoa, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, chợ nổi,… đã và đang hút khách du lịch nội địa và quốc tế.
- Hơn nữa, thành phố Cần Thơ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, thương mại, dịch vụ, du lịch và là đô thị lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối giao thông nối liền với các tỉnh trong khu vực. Chính vì vậy, thành phố Cần Thơ có vai trò nối các tuyến du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh khác ở Tây Nam Bộ như An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Long An,Tiền Giang,…bằng cả đường thuỷ lẫn đường bộ.
- Ngoài ra, thành phố Cần Thơ là nơi sinh sống của ba dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer, là điều kiện làm phong phú thêm cho loại hình du lịch sinh thái với các làng nghề truyền thống, văn hóa lễ hội, văn hoá ẩm thực, văn hóa nghệ thuật…
Nhìn chung, thành phố Cần Thơ trong tương lai với những điều kiện tự nhiên sẵn có và vị trí đô thị lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long sẽ hoàn toàn có khả năng là trung tâm du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Khó khăn:
Tài nguyên du lịch sinh thái chưa thật phong phú và đa dạng, sản phẩm trùng lặp, đơn điệu, giao thông hạn chế, đầu tư kém. Do đó, chưa tạo được sự hấp dẫn đối với mọi đối tượng khách du lịch, không giống như tài nguyên của một số tỉnh khác trong vùng chẳng hạn như Kiên Giang, bên cạnh hội tụ những đặc trưng của đồng bằng còn giáp biển, còn có rừng, núi, hang động nên hoạt du lịch sinh thái đa dạng hơn ở Cần Thơ. Hơn nữa, ở Cần Thơ các khu du lịch sinh thái chưa được đầu tư đủ để cạnh tranh với các tỉnh khác trong vùng, chưa được sự quan tâm triệt để của các cấp, ban ngành liên quan (ví dụ về cơ sở hạ tầng ở làng du lịch Mỹ Khánh, vườn cò Bằng Lăng,…). Ngoài ra, tiến độ tiến hành các dự án ở các khu du lịch sinh thái còn