Khảo Sát Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Biện Pháp Nâng Cao Năng Lực Cho Gv Về Tổ Chức Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Vào Học Tập Cho Học Sinh





chuẩn



chuẩn



1

Phổ biến các quy định của ngành về ứng dung

CNTT trong dạy học


2.74


0.607


2


2.8


0.556


1


2

Tổ chức học tập tập huấn cho giáo viên về tầm quan trọng của việc ƯDCNTT cho học sinh

vào HT


2.79


0.571


1


2.67


0.711


2


3

Phổ biến cho HS hiểu biết về tầm quan trọng

của CNTT trong thời đại

ngày nay


2.53


0.702


4


2.37


0.807


4


4

Tạo điều kiện cho HS tiếp cận các thiết bị, phần mềm CNTT hiện đại nhằm khơi dậy niềm

đam mê.


2.48


0.73


5


2.27


0.841


5


5

Đa dạng hóa các hình

thức nâng cao nhận thức cho GV, HS


2.59


0.603


3


2.6


0.568


3

Trung bình chung

2.63

2.54

Đánh giá chung

Rất cần thiết

Rất khả thi

Độ tin cậy của thang đo

(Cronbach's Alpha)

0.766

0.914

Tương quan (Pearson)

0.89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh - 17


Tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao nhận thức cho GV, HS về tầm quan trọng của việc ƯDCNTT trong học tập của HS được khảo sát qua 5 nội dung (bảng 3.2).

Qua khảo sát, giải pháp phổ biến các quy định của ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học được đánh giá là rất cần thiết rất khả thi. Tính cần thiết của nội dung này đạt 2.74 điểm (xếp thứ 2 bảng khảo sát), tính khả thi đạt 2.8 điểm (xếp thứ nhất). Các quy định của ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học vừa là các văn bản có tính pháp lí vừa là kim chỉ nam định hướng thực hiện nội dung này một cách hiệu quả trong dạy học. Hầu hết các ý kiến được hỏi đều cho rằng đây là hoạt động rất cần thiết và có ít ý kiến đánh giá hoạt động này ít hoặc không cần thiết. Có nhiều phương pháp để phổ biến các quy định của ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học đến giáo viên, vì thế, tính khả thi của hoạt động này được đánh giá cao.

Giải pháp tổ chức học tập tập huấn cho giáo viên về tầm quan trọng của việc ƯDCNTT cho học sinh vào học tập cũng được đánh giá cao. Tính cần thiết của nội dung này đạt 2.79 điểm (xếp thứ 1 bảng khảo sát) tương ứng mức đánh giá rất cần thiết, tính khả thi đạt 2.67 điểm (xếp thứ 2) tương ứng mức đánh giá rất khả thi. Giáo viên là đối tượng trực tiếp ứng dụng CNTT cho học sinh nên việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động này là rất cần thiết.

Tuy nhiên, giải pháp phổ biến cho HS hiểu biết về tầm quan trọng của CNTT trong thời đại ngày nay chưa được đánh giá cao. Tính cần thiết và khả thi của nội dung này đều xếp thứ 4, lần lượt đạt 2.53 điểm tương ứng mức đánh giá rất cần thiết, tính khả thi đạt 2.37 điểm tương ứng mức đánh giá rất khả thi. Qua đánh giá kết quả khảo sát, người nghiên cứu cho rằng đây là giải pháp khá cần thiết tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Các cán bộ quản lí, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy cần


đề xuất và thực hiện các biện pháp hiệu quả hơn để phổ biến cho HS hiểu biết về tầm quan trọng của CNTT trong thời đại 4.0 hiện nay.

Việc tạo điều kiện cho HS tiếp cận các thiết bị, phần mềm CNTT hiện đại nhằm khơi dậy niềm đam mê hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Qua khảo sát, tính cần thiết và khả thi của nội dung này đều xếp cuối bảng đánh giá, lần lượt đạt 2.48 điểm tương ứng mức đánh giá rất cần thiết, tính khả thi đạt 2.27 điểm tương ứng mức đánh giá khả thi. Người nghiên cứu cho rằng để áp dụng thành công CNTT trong học tập thì việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị CNTT cũng như tạo điều kiện cho HS tiếp cận các thiết bị, phần mềm CNTT hiện đại nhằm khơi dậy niềm đam mê là rất cần thiết. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy, có một bộ phận không nhỏ giáo viên, học sinh còn xem nhẹ hoạt động này, đây cũng là một trong những lí do kéo thấp tính khả thi. Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin của nhiều nhà trường hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới dạy học theo hướng ứng dụng CNTT, khả năng kiểm soát, định hướng học sinh tiếp cận các thiết bị, phần mềm CNTT hiện đại của một bộ phận không nhỏ giáo viên còn nhiều hạn chế.

Giải pháp đa dạng hóa các hình thức nâng cao nhận thức cho GV, HS được đánh giá tương đối cao. Tính cần thiết và khả thi của nội dung này đều xếp thứ 3 bảng đánh giá, lần lượt đạt 2.59 điểm tương ứng mức đánh giá rất cần thiết, tính khả thi đạt 2.6 điểm tương ứng mức đánh giá rất khả thi. Không có sự chênh lệch đáng kể trong điểm đánh giá về tính khả thi và tính cần thiết của nội dung này. Rõ ràng, để nâng cao nhận thức cho GV, HS một cách hiệu quả thì cần đa dạng hóa nhiều hình thức để phù hợp với từng nhóm đối tượng, điều kiện thực tế của từng nhà trường, địa phương.

Điểm trung bình chung tính cần thiết là 2.63 điểm, tương ứng với đánh giá rất cần thiết. Tính khả thi đạt trung bình 2.54 điểm tương ứng mức đánh giá rất khả thi. Nhìn chung, tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao nhận thức cho GV, HS về tầm quan trọng của việc ƯDCNTT trong học


tập của HS được đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy cần chú ý đa dạng hóa các hình thức nâng cao nhận thức cho GV, HS; phổ biến cho HS hiểu biết về tầm quan trọng của CNTT; tạo điều kiện cho HS tiếp cận các thiết bị, phần mềm CNTT hiện đại nhằm khơi dậy niềm đam mê để phục vụ tốt hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học.

Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.766 0.914 cho thấy độ tin cậy của thang đo trong bảng 3.2 ở mức khá cao. Mức độ này cho phép tin tưởng vào kết quả của khảo sát. Hệ số tương quan Preason 0.89 chỉ ra rằng có mối tương quan trong đánh giá tính cần thiết và tính khả thi với mức liên hệ có độ tin cậy cao.

Biện pháp 2: Nâng cao năng lực cho GV về lập kế hoạch có ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập cho học sinh

Bảng 3.3: Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp nâng cao năng lực cho GV về tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập cho học sinh


Stt


Nội dung

Tính cần thiết

Tính khả thi

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng


1

Cung cấp tài liệu

hướng dẫn cho GV về tổ chức lập kế hoạch ƯDCNTT cho HS


2.83


0.374


1


2.87


0.341


1


2

Tổ chức tập huấn cho GV về rèn luyện cho HS cách thức

ƯDCNTT trong HT


2.65


0.48


4


2.64


0.482


4



3

Khuyến kích GV tự học từ nhiều nguồn khác nhau nhằm nâng cao năng lực lập kế hoạch ƯDCNTT vào

giảng dạy


2.68


0.468


3


2.73


0.447


3


4

Tổ chức thăm lớp dự giờ rút kinh nghiệm thường xuyên cho giáo viên về phương pháp hướng dẫn HS

ƯDCNTT


2.81


0.396


2


2.83


0.38


2


5

Tổ chức giao lưu học hỏi với GV các trường trong và ngoài huyện về tổ chức lập kế

hoạch ƯDCNTT cho

HS


2.65


0.48


4


2.64


0.482


4

Trung bình chung

2.72

2.74

Đánh giá chung

Rất cần thiết

Rất khả thi

Độ tin cậy của thang đo

(Cronbach's Alpha)

0.776

0.565

Tương quan (Pearson)

0.975**


Kết quả khảo sát nội dung cung cấp tài liệu hướng dẫn cho GV về tổ chức ƯDCNTT cho HS được đánh giá cao. Nội dung này xếp hạng cao nhất trong bảng đánh giá, cả tính cần thiết và tính khả thi đều xếp hạng nhất. Điểm đánh giá cho tính cần thiết là 2.83 điểm tương ứng mức rất cần thiết, tính khả thi là 2.87 điểm tương ứng mức đánh giá rất khả thi.


Giải pháp tổ chức thăm lớp dự giờ rút kinh nghiệm thường xuyên cho giáo viên về phương pháp hướng dẫn HS ƯDCNTT cũng được đánh giá cao. Tính cần thiết và khả thi của nội dung này đều xếp thứ 2 bảng đánh giá, lần lượt đạt 2.81 điểm tương ứng mức đánh giá rất cần thiết, tính khả thi đạt 2.83 điểm tương ứng mức đánh giá rất khả thi. Không có sự chênh lệch đáng kể trong điểm đánh giá về tính khả thi và tính cần thiết của giải pháp này. Hầu hết các ý kiến được hỏi đều cho rằng hoạt động thăm lớp dự giờ rút kinh nghiệm là hoạt động dễ thực hiện, tính khả thi cao. Nếu được tổ chức bài bản, đúng tinh thần đổi mới thì hiệu quả mang lại rất cao. Đây là một trong những hoạt động quan trọng và thực tiễn nhất để nâng cao phương pháp hướng dẫn HS ƯDCNTT trong tất cả các môn học.

Tuy nhiên, việc tổ chức giao lưu học hỏi với GV các trường trong và ngoài huyện về tổ chức ƯDCNTT cho HS chưa được đánh giá cao. Nhiều ý kiến cho rằng, hoạt động thăm lớp dự giờ rút kinh nghiệm chưa được tổ chức thường xuyên hoặc chưa có nhiều tiết dạy thật sự chất lượng và đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Hoạt động dự giờ thăm lớp hiện nay cũng thường hạn hẹp trong nội bộ các trường, liên trường, cụm trường chưa có nhiều hoạt động tổ chức giao lưu học hỏi với GV các trường trong và ngoài huyện về tổ chức ƯDCNTT cho HS. Tính cần thiết và khả thi của nội dung này đều xếp thứ 4 bảng đánh giá, lần lượt đạt 2.65 điểm tương ứng mức đánh giá rất cần thiết, tính khả thi đạt 2.64 điểm tương ứng mức đánh giá rất khả thi.

Nhận được cùng mức điểm đánh giá là giải pháp tổ chức tập huấn cho GV về rèn luyện cho HS cách thức ƯDCNTT trong HT. Tính cần thiết và khả thi của nội dung này cùng xếp thứ 4 bảng đánh giá, lần lượt đạt 2.65 điểm tương ứng mức đánh giá rất cần thiết, tính khả thi đạt 2.64 điểm tương ứng mức đánh giá rất khả thi. Hầu hết các ý kiến được hỏi đều cho rằng đây là giải pháp cần thiết và khả thi. Tuy nhiên, việc tổ chức tập huấn cho GV về rèn luyện cho HS cách thức ƯDCNTT trong HT cũng gặp một số khó khăn nhất


định như thời gian tập huấn thường không nhiều, khả năng tập hợp giáo viên trong cùng một thời điểm khá khó khăn.

Giải pháp khuyến kích GV tự học từ nhiều nguồn khác nhau nhằm nâng cao năng lực ƯDCNTT vào giảng dạy cũng được đánh giá khá cao. Ngoài hoạt động tập huấn, tiếp cận các thông tin hướng dẫn ƯDCNTT từ nhà trường, chuyên môn, dự giờ thăm lớp,... thì việc tự học, tự nâng cao năng lực ƯDCNTT vào giảng dạy đóng vai trò rất quan trọng. Kết quả khảo sát cho thấy, nội dung này là rất cần thiết rất khả thi. Điểm đánh giá cho tính cần thiết là 2.68 điểm (xếp thứ 3), tính khả thi đạt 2.73 điểm (xếp thứ 3).

Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp nâng cao năng lực cho GV về tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập cho học sinh tương đối cao. Điểm trung bình chung phần tính cần thiết là 2.72 điểm, tương ứng với đánh giá rất cần thiết. Phần tính khả thi đạt trung bình 2.74 điểm tương ứng mức đánh giá rất khả thi. Tất cả các nội dung của bảng 3.3 đều đạt mức điểm trung bình từ 2.64 trở lên. Kết quả đó phản ánh tính cần thiết và hiệu quả của giải pháp này.

Tuy nhiên, chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.776 0.565 cho thấy độ tin cậy của thang đo trong bảng 3.3 ở mức chưa cao. Mức độ này cho phép có thể tin tưởng vào kết quả của khảo sát. Hệ số tương quan Preason 0.975** chỉ ra rằng có mối tương quan trong đánh giá tính cần thiết và tính khả thi với mức liên hệ có độ tin cậy.

Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo GV tổ chức rèn luyện cho HS nâng cao kỹ năng ƯDCNTT vào giải quyết các nhiệm vụ học tập

Bảng 3.4: Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp tăng cường chỉ đạo GV tổ chức rèn luyện cho HS nâng cao kỹ năng ƯDCNTT vào giải quyết các nhiệm vụ học tập

Stt

Nội dung

Tính cần thiết

Tính khả thi




Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng


1

Chỉ đạo giáo viên tin học thường xuyên hỗ trợ HS về kỹ năng

cũng như khả năng tiếp

nhận công nghệ mới


2.71


0.454


3


2.73


0.444


3

2

Thiết kế bài học sát với

các yêu cầu ƯDCNTT

2.89

0.31

1

2.85

0.362

1


3

Cho bài tập yêu cầu vận dụng CNTT vào để

giải quyết


2.67


0.471


4


2.65


0.48


4


4

Tổ chức các cuộc thi nhằm rèn luyện kỹ năng ƯDCNTT cho

HS


2.37


0.485


5


2.35


0.478


5


5

Động viên, khuyến khích, khen thưởng những em có sáng tạo

trong sử dụng CNTT


2.83


0.38


2


2.77


0.42


2

Trung bình chung

2.69

2.67

Đánh giá chung

Rất cần thiết

Rất khả thi

Độ tin cậy của thang đo

(Cronbach's Alpha)

0.837

0.509

Tương quan (Pearson)

0.990**

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí