Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Pháp Luật, Thực Hiện Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Phụ Nữ Ở Việt Nam Và Nguyên Nhân Của Chúng

cấp huyện tăng từ 4,9% lên 6,4%; cấp xã tăng từ 4,5% lên 3,99. Năm 2004, tỷ lệ nữ thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đạt 33%; nữ chủ doanh nghiệp tư nhân là 25%; tỷ lệ nam, nữ từ 10 tuổi trở lên biết chữ là 96% và 91%; nữ giáo viên cấp học mầm non đạt 100%, cấp tiểu học đạt 78,3%, trung học cơ sở đạt 68,2%, trung học phổ thông đạt 56%, trung học chuyên nghiệp đạt 65,6%, đại học 40,5%. Năm 2005, học viên nữ trên đại học đạt 30,1%; có 90% phụ nữ được tiếp cận với các dịch vụ y tế; tỷ lệ phụ nữ khi sinh được chăm sóc y tế ở mức trên 95% [28, tr.89-90].

Khẳng định những nỗ lực của Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật, chính sách về bảo vệ quyền phụ nữ, Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II của Chính phủ Việt Nam đã khẳng định:

Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng xây dựng và phát triển các chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, tạo điều kiện để đảm bảo quyền của phụ nữ. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong việc thúc đấy quyền phụ nữ như: xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy thể hiện nguyên tắc về bình đẳng giới và không phân biệt đối xử theo quy định của Luật Bình đẳng giới 2006 và Công ước CEDAW; lồng ghép bình đẳng giới trong việc xây dựng và thực thi pháp luật; ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu nâng cao nhận thức, thu hẹp khoảng cách về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; tích cực thực hiện các sáng kiến quốc tế và khu vực nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền của phụ nữ và chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Bộ luật Lao động sửa đổi được Quốc hội thông qua tháng 6/2012 quy định tăng thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ từ 4 tháng lên thành 6 tháng.

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ được tập

trung triển khai ở những vùng và khu vực có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ. Chính phủ cũng triển khai các giải pháp trong việc thực thi pháp luật cũng như hợp tác quốc tế nhằm vượt qua những thách thức chủ yếu liên quan tới nhận thức về bình đẳng giới; xoá bỏ bạo lực giới và bạo lực gia đình; khoảng cách giữa pháp luật và thực tiễn (việc làm, thu nhập, địa vị xã hội…). Tỉ lệ nữ tham gia Quốc hội khóa XIII (2011-2016) đạt 24,4%, đưa Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao ở khu vực và thế giới (đứng thứ 43/143 nước trên thế giới và thứ 2 trong ASEAN). Phụ nữ đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của đất nước như Phó Chủ tịch nước, hai Phó Chủ tịch Quốc hội, có hai nữ Bộ trưởng; 14/30 Bộ hoặc cơ quan trực thuộc Chính phủ có Thứ trưởng là nữ. Tỉ lệ lao động có việc làm là nữ giới chiếm 49%. Tính đến hết năm 2011, tỉ lệ phụ nữ biết chữ là 92%; 80% trẻ em gái ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số được đi học đúng tuổi. Tỉ lệ nữ sinh viên chiếm trên 50%; 30,53% Thạc sỹ và 17,1% Tiến sỹ là nữ giới. Nỗ lực bảo đảm bình đằng giới của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận: theo xếp hạng năm 2012 của Liên hợp quốc về chỉ số bất bình đẳng giới (GII), Việt Nam xếp thứ 47/187 quốc gia, so với vị trí 58/136 quốc gia năm 2010.

Việt Nam nghiêm túc triển khai thực hiện Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) trên cả phương diện thúc đẩy hoàn thiện luật pháp và tổ chức triển khai thực hiện trong thực tiễn. Chính phủ Việt Nam cũng đã xây dựng và hoàn thành báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện công ước CEDAW giai đoạn 2004 – 2010 trên cơ sở kết quả tham vấn rộng rãi với các cơ quan, tổ chức có liên quan và các tầng lớp xã hội [62].

Báo cáo đánh giá tình hình thế giới ở Việt Nam (tháng 12/2006) của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Vụ Phát triển Quốc tế Anh (DFID), Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) nhận xét: Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về dân số, về tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là một trong những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới…Với việc các kế hoạch quốc gia khi xây dựng đều chú ý đến vấn đề giới, chắc chắn việc bình đẳng giới sẽ đạt được các bước tiến xa hơn nữa…Chỉ số phát triển giới (GDI) của Việt Nam tăng từ 0,668% (năm 1998) lên 0,708% (năm 2004), đứng thứ 80/136 quốc gia và hầu như không có sự chênh lệch với chỉ số phát triển con người [28, tr.90].

Các hoạt động thực thi pháp luật, chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, bảo vệ quyền phụ nữ đã có những chuyển biến tích cực trong các cấp, các ngành, góp phần nâng cáo ý thức pháp luật và thực hiện pháp luật trong cán bộ và nhân dân. Cụ thể như, Trung ương Hội LHPNVN đã xây dựng Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ nông dân và phụ nữ dân tộc thiểu số” giúp cho trình độ, năng lực, phẩm chất của phụ nữ có những chuyển biến tích cực hơn. Nhiều cán bộ phụ nữ tham gia trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đạt hiệu quả cao hơn.

Tóm lại, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công cuộc giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới. Nguyên nhân căn bản phải kể tới đó là sự hoàn thiện về hệ thống các quy định pháp luật về bình đẳng giới và bảo vệ quyền phụ nữ. Hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các chính sách trên thực tiễn, đem lại kết quả cụ thể trên các lĩnh vực của bình đẳng giới trong đời sống xã hội và gia đình.

2.2.2. Những tồn tại, hạn chế trong pháp luật, thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam và nguyên nhân của chúng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Bên cạnh những thành tích đạt được cũng phải thừa nhận một thực tế

rằng, hệ thống văn bản pháp luật liên quan về giới và chính sách bình đẳng giới còn không ít hạn chế, bất cập.

Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay - 10

Thứ nhất, các quy định liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới trong các văn bản pháp luật là những quy định chung chung về các quyền của công dân. Các quy định còn nặng về định hướng, thiếu tính cụ thể về bình đẳng giới, thiếu tính cụ thể về bình đẳng giới, thiếu các biện pháp, cơ chế thực thi để đảm bảo bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ trên thực tế. Điều này dẫn đến các quy định của pháp luật chưa có tính khả thi cao.

Quyền bình đẳng nam nữ được quy định chưa rõ hoặc còn chung chung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật (như trong Hiến pháp, bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định, chỉ thị, thông tư…). Quy định đối với quyền của công dân nam, nữ trong một số văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý hành chính còn chưa thống nhất, chưa quán triệt đầy đủ, triệt để nguyên tắc bình đẳng nam, nữ. Nhiều văn bản tuy có quy định về bình đẳng giới nhưng chỉ lặp lại ở quy định chung (mang tính chất khung) của Hiến pháp năm 1992, chưa cụ thể hóa trong văn bản chuyên ngành.

Thứ hai, các quy định pháp luật phản ánh hai xu hướng khác nhau: Một số quy định còn thể trung tính về giới, trong khi một số quy định lại xu hướng “ưu tiên” cho nữ.

Nhiều quy định mang tính “ưu tiên” cho nữ nhưng đồng thời hạn chế quyền bình đẳng với nam giới như vấn đề quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng… khi nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động trong thời kỳ thai sản, sinh con, nuôi con nhỏ. Thí dụ, nữ đại biểu Quốc hội khóa XI nhiệm kỳ 2002-2007 đạt tử lệ 27,31%; nữ đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004- 2011 cấp tỉnh đạt 23,8%, cấp huyện 23,2%, cấp xã 20,1%; nữ bộ trưởng và tương đương là 9,09%; cả nước chỉ có 8 nữ chủ tịch tỉnh và tương đương, 32 nữ phó chủ tịch tỉnh; nữ chủ doanh nghiệp chỉ đạt 20%,… [28, tr.91].

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, thì những “ưu tiên” đang gây nhiều tranh luận. Ví dụ về tuổi về hưu của nữ, có quan điểm cho rằng đây chính là sự ưu tiên đối với phụ nữ, trong khi quan điểm khác thì cho đây là sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Mặc dù Luật Bình đẳng giới đã được thông qua mà một trong những điều khoản là sự bình đẳng trong lao động và việc làm, thì vấn đề tuổi về hưu của lao động nữ cần được Luật Lao động xem xét để đảm bảo tính thống nhất giữa các luật.

Thứ ba, liên quan đến nội dung bình đẳng giới, các quy định của luật pháp chưa bao quát hết mọi đối tượng (đối tượng được đề cập nhiều nhất là cán bộ, công chức nhà nước).

Hầu hết các văn bản mới chỉ quan tâm quy định chế độ, chính sách đối với lao động nữ có quan hệ lao động được trả tiền lương (theo Bộ luật lao động), chưa quan tâm đầy đủ đến lao động nam, nữ nông nghiệp, nông thôn hoặc lao động tự do ở đô thị. Hệ thống pháp luật hiện hành nhìn chung còn thiếu quy định chế tài xử lý các hành vi vi phạm về bình đẳng giới, một số văn bản tuy có quy định nhưng chưa đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý các vi phạm pháp luật về bình đẳng giới [28, tr.92].

Trên thực tế, việc thực thi Hiến pháp, pháp luật về bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ còn nhiều hạn chế, tạo nên khoảng cách giới. Đó là không ít người trong xã hội vẫn tồn tại định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ, như: thích đẻ con trai hơn con gái; cha mẹ muốn để lại tài sản cho con trai nhiều hơn; nhiều nam giới và có cả nữ giới còn quan niệm việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái, nội trợ… là của giới nữ; việc kiếm tiền, xây nhà cửa, quan hệ xã hội là của giới nam. Vì vậy, ngay từ khi còn ở với cha mẹ và sau khi lấy chồng, phụ nữ thường ít có thời gian để học tập, nghỉ ngơi, giải trí, tham gia các hoạt động xã hội như nam giới. Cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa,

vùng núi cao còn hạn chế, trở ngại hơn so với trẻ em trai và nam giới ở cùng địa bàn đó, bởi nhiều trường hợp trẻ em gái phải lao động giúp đỡ gia đình, không có điều kiện đi học xa nhà, ở nội trú, nhiều trường hợp khác theo phong tục phải lấy chồng sớm…

Một số cán bộ các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò của phụ nữ, có tư tưởng coi thường, chưa quan tâm bố trí, đào tạo, sử dụng cán bộ nữ, thậm chí gây khó khăn, cản trở sự tiến bộ của phụ nữ. Vì vậy, tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý tăng đáng kể những năm gần đây, song thực tế còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng lực lượng phụ nữ trong xã hội. Một số chỉ tiêu về tỷ lệ nữ lãnh đạo không đạt được và có xu hướng giảm (tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội giảm từ 27,31% trong khóa XI xuống còn 24,4% trong khóa XIII; nữ tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI chỉ đạt 9%, nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chỉ đạt 11,3%, giảm 0,45%). Tỷ lệ phụ nữ giữ vị trí cấp trưởng và vị trí ra quyết định, hoạch định chính sách còn thấp (tỷ lệ phụ nữ tham gia chức vụ Chủ tịch ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đạt 3-4%, ở cấp phó cũng chỉ từ 10-20% [28, tr.93].

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong pháp luật, thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ:

Việc thực hiện bình đẳng giới và pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ còn một số tồn tại là do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, do sự khiếm khuyết của hệ thống pháp luật và chính sách về bảo đảm thực hiện quyền phụ nữ.

Như đã chỉ ra ở phần trước, về cơ bản, khung pháp luật, chính sách về bình đẳng giới và bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam đã được hình thành bởi các văn bản luật. Tuy nhiên, các văn bản luật mới dừng ở quy định khung mang tính định hướng, chưa tạo căn cứ pháp lý chắc chắn và rõ ràng cho việc

xây dựng các văn bản dưới luật. Về nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của công dân, hay quyền con người nói chung, quyền phụ nữ nói riêng phải được quy định ở văn bản luật, chứ không thể quy định ở văn bản dưới luật. Đây là nguyên tắc Hiến định. Việc văn bản luật chỉ đưa ra quy định khung, sẽ gián tiếp làm giảm chất lượng của văn bản pháp quy. Vì dụ, Luật bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Tuy nhiên, 3 nghị định hướng dẫn thi hành đều không được Chính phủ ban hành đúng tiến độ. Tính đến tháng 4/2009, mới chỉ có Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 4/6/2008 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về bình đẳng giới và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành là một trong các nguyên nhân khiến cho nhiều địa phương bị động, lúng túng trong tổ chức thực hiện và Luật chậm đi vào cuộc sống.

Một số quy định trong các lĩnh vực có liên quan đến bình đẳng giới còn chưa phù hợp đã dẫn tới những hạn chế điều kiện và cơ hội tham gia bình đẳng của phụ nữ như vấn đề tuổi nghỉ hưu; tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm… của cán bộ, công chức nữ. Thiếu chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng giới; một số chính sách khuyến khích sử dụng lao động nữ không được thi hành như chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ban hành đã lâu nhưng chậm và khó thực hiện, do vậy không tạo động lực cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và nâng cao các điều kiện bảo hộ lao động, chế độ đãi ngộ đối với lao động nữ.

Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về quy định của Bộ luật lao động đối với tuổi nghỉ hưu của nam và nữ chênh nhau 5 năm (nam: 60 tuổi, nữ: 55 tuổi). Một số ý kiến cho rằng, đây là biện pháp “đặc biệt tạm thời”/biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới nhằm tạo ưu tiên cho phụ nữ trong lao động, một số ý kiến khác cho rằng, xét dưới góc độ quyền bình đẳng nam, nữ thì tuổi nghỉ

hưu của nam và nữ phải được quy định như nhau về phương diện pháp lý, trường hợp có ưu tiên cho phụ nữ thì cho phụ nữ có quyền lựa chọn về hưu sớm từ 1-5 năm.

Nguyên nhân sâu xa của sự khiếm khuyết này là do:

- Hoàn cảnh kinh tế - xã hội của đất nước còn có nhiều khó khăn đã hạn chế các điều kiện đầu tư cho công tác bình đẳng giới, các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới.

- Pháp luật của nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi từ tuy duy bao cấp sang cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế và bảo vệ quyền con người, nên không tránh khỏi sự thiếu đồng bộ, khả thi.

Biểu hiện rõ ràng của hạn chế này là quy định Hiến pháp về quyền con người. Các quy định về quyền con người trong các bản Hiến pháp Việt Nam nói chung và trong Hiến pháp 1992 còn có những thiếu sót, hạn chế. Tên gọi của chương liên quan đến quyền con người trong tất cả các bản hiến pháp Việt Nam từ trước đến nay đều là “Nghĩa vụ và quyền công dân”, hoặc là “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Nghĩa là, tất cả các bản Hiến pháp đều chỉ nhấn mạnh đến “quyền công dân” chứ không phải là “quyền con người”. Hiến pháp năm 2013 được thông qua là bước tiến quan trọng trên con đường hoàn thiện quy định về bảo vệ quyền con người, quyền phụ nữ.

- Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế. Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội chưa được quan tâm đúng mức nên việc xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật đảm bảo lồng ghép bình đẳng giới cũng còn lúng túng và có hạn chế nhất định.

Thứ hai, công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ còn yếu và thiếu.

Tổ chức, bộ máy về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ chậm được

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 12/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí