Khảo Sát Tính Cần Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp‌


dưỡng còn gặp hạn chế. Để việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh đạt được kết quả như mong muốn thì Hiệu trưởng phát huy hơn nữa khả năng của mình là phải tích cực làm tốt công tác xã hội hóa để huy động nhân dân, cộng đồng, cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm tài trợ, huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân đóng góp cho nhà trường để hỗ trợ trang bị thêm cơ sở vật chất, máy tính và mạng máy tính cho nhà trường. Đồng thời phải phân công cụ thể trách nhiệm của từng nhân viên như việc vào sổ tài sản của cơ quan, bàn giao cho cán bộ phụ trách cụ thể, có chế độ bảo quản, bảo trì bảo dưỡng thường xuyên để các thiết bị luôn luôn hoạt động tốt. Có kế hoạch khai thác, sử dụng các thiết bị đúng mục đích, hiệu quả như đã nói ở biện pháp 2.

Việc sử dụng CNTT trong học tập của HS đòi hỏi một sự đầu tư cơ sở vật chất nhất định, nhắm vào mục tiêu hỗ trợ GV giảng dạy, hỗ trợ HS học tập. Số liệu khảo sát cho thấy các trường tiểu học đã trang bị nhiều máy tính dạy tin học cho HS, nhưng lại thiếu nhiều công cụ thiết bị hỗ trợ GV, HS thực hiện tư liệu phục vụ giảng dạy học tập nên cần phải tăng cường đầu tư hơn nữa cho công tác này.

Còn về phía HS, tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì GV đã giảng, chỉ biết những kiến thức mà GV đã cung cấp. Đa phần HS TH chưa có thói quen chủ động tra cứu thông tin trên mạng Internet. Bên cạnh đó, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị đã khiến cho việc ƯDCNTT trong học tập của HS gặp nhiều bất lợi. Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được sử dụng thường xuyên ở nhà do đại đa số phụ huynh HS ở huyện Bình Chánh chỉ là lao động phổ thông cuộc sống còn nhiều khó khăn nên số lượng máy tính và kết nối mạng internet ở nhà của HS chưa được trang bị đầy đủ nên việc HS thực hành ở nhà rất ít. Những điều trên làm hạn chế rất nhiều đến việc ƯDCNTT trong học tập của HS.


* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Cần có sự quan tâm đúng mức của UBND huyện, Phòng GD&ĐT huyện Bình Chánh.

Tích cực thực hiện xã hội hóa giáo dục từ phía cha mẹ học sinh.

Phải gắn việc trang bị với việc sử dụng có hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra hệ thống CNTT hiện có, từ đó đề xuất bảo dưỡng, sửa chữa những thiết bị hỏng hóc, điều chuyển để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Giáo dục học sinh ý thức tự giác bảo quản và sử dụng các thiết bị phòng máy.

Biện pháp 5: Chỉ đạo đổi mới thiết kế các nội dung bài học phù hợp với việc có ƯDCNTT trong học tập nhằm tiếp cận năng lực của HS

* Mục đích của biện pháp

Cập nhật cho giáo viên và các bộ phận có liên quan về chủ trương áp dụng công nghệ thông tin vào học tập cho học sinh. Từ đó có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Nâng cao ý thức cho giáo viên về xây dựng giáo án phù hợp với chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập của học sinh.

Vận dụng hợp lý các hình thức dạy học hiện đại nhằm truyền tải tri thức, kinh nghiệm cho học sinh mọi lúc mọi nơi.

Khuyến khích giáo viên sử dụng da dạng các phương pháp dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận những nguồn kiến thức hiện đại từ nhiều kênh nguồn khác nhau.

Động viên khuyến khích học sinh sử dụng các thiết bị hiện đại vào học tập, giải quyết các nhiệm vụ học tập.

* Nội dung biện pháp

Thường xuyên cập nhật các nội dung về yêu cầu đổi mới giáo dục của bộ giáo dục và các cơ quan có liên quan.


Thiết kế giáo án mở tạo điều kiện cho HS phát huy năng lực khi ƯDCNTT vào học tập.

Sử dụng đa dạng các hình thức học tập phù hợp với chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập của học sinh.

Áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại nhằm khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập của học sinh.

Sử dụng linh hoạt các thiết bị CNTT trong dạy và học nhằm tạo sự đam mê và thúc đẩy động lực học tập cho học sinh.

* Cách thức thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu chỉ đạo tổ văn phòng tổng hợp các tài liệu có liên quan đến chỉ đạo của ngành về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên và học tập của học sinh, nhân bản phát cho từng thành viên. Yêu cầu các tổ chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đề nghị giáo viên nắm bắt tinh thần của các loại văn bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của giáo viên.

- Đề xuất các phương án xây dựng giáo án phù hợp với các yêu cầu mà văn bản hướng dẫn.

- Đề xuất các giải pháp sử dụng hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học cho bộ môn của mình phụ trách phù hợp với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập của học sinh.

- Đề nghị sự hỗ trợ chuyên môn từ tổ chuyên môn, đề nghị cung cấp trang thiết bị phù hợp với nội dung giáo án.

- Yêu cầu Ban giám hiệu cử người phụ trách hướng dẫn, hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ thông tin từ giáo viên cho đến học sinh.

Các tổ chuyên môn triển khai cho giáo viên về chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh. Từ đó điều chỉnh giáo án phù hợp với các yêu cầu của chủ trương quy định. Trong quá trình phê duyệt giáo án lên lớp, các tổ trưởng chuyên môn cần nhắc nhở, điều chỉnh nội dung bài


dạy của giáo viên sao cho phù hợp với các nội dung yêu cầu, trong đó cần chú ý:

- Hình thức tổ chức thực hiện của giáo viên về các nội dung bài học của học sinh khi ứng dụng công thông tin vào học tập.

- Phương pháp dạy học phải phù hợp với tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng của học sinh khi khai thác các nguồn lực mà công nghệ thông tin mang lại cho quá trình học tập của học sinh.

- Các nội dung bài học phải phù hợp với phương tiện, trang bị của nhà trường và của học sinh.

- Tổ bộ môn chỉ đạo giáo viên về kiến thức mở rộng của bài học có sự kết nối, liên thông với thực tế nhằm tạo điều kiện cho học sinh truy cập tra cứu.

BGH chỉ đạo tổ bộ môn bổ sung các hình thức dạy học phù hợp với chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập của học sinh. Đề nghị giáo viên mạnh dạn áp dụng các cách thức truyền tải tri thức khác nhau phù hợp với từng nhóm năng lực của học sinh. Quá trình vận dụng các hình thức dạy học cần thực hiện theo nguyên tắc sau.

- Phù hợp với nội dung kiến thức bài học muốn chuyển tải, thể hiện một cách tự nhiên không gượng ép làm mất đi sự hứng thú trong học tập của học sinh.

- Phát huy được sự tích cực sáng tạo và tạo được động lực học tập nghiên cứu bài học của đa số học sinh trong lớp học.

- Phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học mà nhà trường đã trang bị cho nội dung dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin.

- Phát huy được hiệu quả của đa số học sinh trong lớp, đồng thời phát hiện được những học sinh có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập và nghiên cứu.


BGH chỉ đạo các tổ chuyên môn khuyến khích giáo viên áp dụng các hình thức dạy học hiện đại, nhằm tiếp cận có hiệu quả năng lực công nghệ thông tin của từng học sinh, giúp các em có điều kiện bộc lộ, thể hiện khả năng của bản thân. Các bước thực hiện như sau:

- Các tổ chuyên môn phổ biến chủ trương, yêu cầu và những quy định khi sử dụng các phướng pháp dạy học tích cực cho giáo viên.

- Giáo viên đóng góp ý kiến về nội dung chương trình, phương tiện hỗ trợ quá trình sử dụng các phương pháp.

- Tổ chuyên môn đề nghị ban giám hiệu chỉ đạo, giải quyết những khó khăn vướng mắc mà giáo viên yêu cầu.

- Đề nghị những giáo viên có năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thiết kế giáo án mẫu và tiến hành thao giảng cho tổ nhằm trao đổi và rút kinh nghiệm.

- Hiện thực hóa các phương pháp dạy đã được phê duyệt vào giáo án của mỗi giáó viên.

- Tổ bộ môn tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện sự dụng các phương pháp dạy học hiện đại bằng kết quả thi, kiểm tra của học sinh. Nhằm đánh giá lại tình hình áp dụng các phương pháp đã triển khai.

Ban giám hiện đề nghị bộ phận phụ trách cơ sở vật chất của nhà trường thống kê các trang thiết bị hỗ trợ dạy và học hiện tại, xem xét phân loại những thiết bị còn sử dụng, những thiết bị cần thanh lý. Từ đó có kế hoạch mua sắm nhằm phục vụ có hiệu quả chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập của học sinh.

Biện pháp 6: Bổ sung các tiêu chí kiểm tra đánh giá có ứng dụng CNTT vào trong học tập của HS

* Mục đích của biện pháp

Điều chỉnh công tác kiểm tra đánh giá hiện nay cho phù hợp với chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập của học sinh.


Bổ sung một số tiêu chí đánh giá, nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, trong đó tập trung đánh giá kỹ năng thực hành công nghệ thông tin của học sinh.

Tạo điều kiện cho học sinh phát huy được thế mạnh của bản thân trong quá trình vận dụng công nghệ thông tin vào học tập.

Giúp các nhà quản lý nắm bắt được khái quát năng lực học tập có ứng dụng công nghệ thông tin của học sinh.

Đảm bảo công bằng, trung thực, công khai khi đánh giá xếp loại học lực của học sinh.

* Nội dung biện pháp

Rà soát lại các nội dung kiểm tra đánh giá hiện nay, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình giảng dạy và học tập.

Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá các kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập cho học sinh.

Tạo cơ chế đánh giá phù hợp với sở thích, niềm đam của học sinh giúp các em phát huy năng lực của cá nhân.

Thiết kế các tiêu chí đánh giá bao quát được kiến thức, kỹ năng và cả thái độ học tập của học sinh trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào học tập.

Quá trình đánh giá công bằng công khai tạo động lực, khuyến khích tinh thần ham học hỏi.

* Cách thức thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn rà soát lại kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập của học sinh, từ đó đề xuất điều chỉnh các tiêu chí kiểm tra đánh gía cho phù hợp với nội dung chương trình dạy học. Cách thức cụ thể như sau;

- Ban giám hiệu đề nghị các tổ chuyên môn rà soát lại nội dung, kế hoạch dạy học, từ đó đề xuất các tiêu chí đánh giá bổ sung.


- Ban giám hiệu tập trung các ý kiến của tổ chuyên môn, tiến hành họp thống nhất ý kiến bổ sung hoàn thiện các tiêu chí đánh giá bổ sung.

- Yêu cầu các tổ chuyên môn tiến hành đánh giá, kiểm tra các tiêu chí xem đã phù hợp với tình hình thực tế hay cần điều chỉnh bổ sung hoàn thiện.

Ngoài việc bổ sung các tiêu chí đánh giá của các môn học về ứng dụng công nghệ thông tin. Ban giám hiệu yêu cầu tổ tin học phối hợp với các bộ phận có liên quan tiến hành điều chỉnh các tiêu chí đánh giá của riêng bộ môn công nghệ thông tin. Trên cơ sở đó đánh giá năng lực toàn diện của học sinh về ứng dụng công nghệ thông tin vào các môn học khác.

Đề nghị các tổ bộ môn, trong quá trình thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực, kỹ năng của học sinh cần phát hiện được những tố chất tiềm ẩn cũng như thế mạnh riêng của từng em học sinh. Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo nhằm nuôi dưỡng những đam mê của các em về công nghệ thông tin.

Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên quá trình thực hiện kiểm tra kết quả học tập và đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập của học sinh, cần công bằng, công khai, minh bạch, nhằm tạo không khí thi đua học tập sôi nổi và có kết quả.

3.4. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp‌

3.4.1. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo nghiệm‌

* Mục đích khảo nghiệm

Mục đích của việc khảo nghiệm là đánh giá được sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL ƯDCNTT trong học tập của HS TH. Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp.

* Nội dung khảo nghiệm

- Các biện pháp đề xuất có cấp thiết không?

- Trong các điều kiện như hiện nay, các biện pháp được đề xuất có khả thi trong QL ƯDCNTT trong học tập của HS TH?

* Phương pháp khảo nghiệm


Khảo nghiệm bằng bảng hỏi: bảng hỏi gồm 6 biện pháp đề xuất; trong mỗi bảng có các tiêu chí nhằm thực hiện biện pháp. Bảng hỏi đề nghị khách thể khảo nghiệm đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi.

Khách thể khảo nghiệm: ở 5 trường (TH Binh Hưng, TH Phạm Hùng, TH Phong Phú, TH Qui Đức, TH An Phú Tây) trong đó: ban giám hiệu 15 người, tổ trưởng chuyên môn 25 người, GV 75 người. Tổng cộng 115 người.

Thang đánh giá tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất: sử dụng thang điểm 4, mỗi biện pháp được đánh giá theo 3 mức.

3.4.2. Cách thức mã hóa và xử lý kết quả khảo sát‌

Kết quả khảo sát được xử lý trên phầm mềm Spss và Microsot Excel. Cách thức mã hõa và quy ước khoảng điểm trung bình được thể hiện tại bảng 3.1

Bảng 3.1: Quy ước mã hóa và định khoảng trung bình


Khoảng điểm đánh

giá

Tính cần thiết

Tính khả thi

Quy ước mã

hóa

1 -> 1.66

Không cần thiết

Không khả thi

1

1.67 - > 2.33

Cần thiết

Khả thi

2

Trên 2.33

Rất cần thiết

Rất khả thi

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh - 16

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho GV, HS về tầm quan trọng của việc ƯDCNTT trong HT của HS

Bảng 3.2: Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp nâng cao nhận thức cho GV, HS về tầm quan trọng của viện ƯDCNTT trong HT của HS


Stt


Nội dung

Tính cần thiết

Tính khả thi

Trung bình

Độ lệch

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch

Thứ hạng

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí