Đánh Giá Thực Trạng Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Cổ Phần Điện Tử Và Tin Học Đà Nẵng

2.3 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng

2.3.1 Phân tích các nhân tố của môi trường ngoài bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng

2.3.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô Các nhân tố kinh tế:

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có nhiều biến động, kinh tế ngày càng phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng.

- Tốc độ tăng trưởng (GDP)

Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á sau Trung Quốc, với tiềm năng tăng trưởng to lớn trong các năm tiếp theo; GDP bình quân đầu người của Việt Nam cũng tăng trong những năm qua. Những con số này phản ánh cơ hội tăng trưởng to lớn đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.


Hình 2 4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tăng trưởng GDP từ năm 2011 đến 2014 2


Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tăng trưởng GDP từ năm 2011 đến 2014

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tổng cục thống kê: Tình hình kinh tế- xã hội năm 2011,2012,2013,2014) Đại hội Đảng lần thứ XI xác định: Giai đoạn 2011- 2015 là nền tảng quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020. Tính đến nay, một nửa chặng đã đi qua, dù còn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, song kinh tế Việt

Nam vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng khi GDP (giai đoạn 2011- 2014) đạt trên 5%.

Năm 2011, GDP của Việt Nam đạt 5,9%, thấp hơn khá nhiều so với dự báo hồi đầu năm. Năm 2012, GDP nước ta chỉ đạt 5,03%. Dù con số tăng trưởng 5% vẫn là đáng mơ ước đối với nhiều nước, nhưng việc mức tăng trưởng đang ngày càng giảm cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng chậm lại. Sang năm 2013, nền kinh tế

sẽ có những bước cải thiện đáng kể. Mức tăng trưởng tăng lên 5,68%. Bình quân trong 3 năm qua, mức tăng trưởng GDP đạt 5,53%, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân của khối ASEAN năm 2012 là 5,6%, thấp hơn chỉ tiêu chung cho kế hoạch 5 năm đề ra là 6,5 – 7,0%/ năm (Nghị quyết số 01/2011 của Quốc hội khóa VIII). Đến năm 2014, GDP nước ta tiếp tục tăng đến 6%.

Như vậy, tình hình tăng trưởng GDP của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Do cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính toàn cầu năm 2008- 2009 đến nay, kinh tế thế giới vẫn sụt giảm, tăng trưởng chậm. Báo cáo của Qũy Tiền tệ quốc tế cho thấy, tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới năm 2011 đạt 3,9%, năm 2012 (3,2%), năm 2013 (2,9%). Các nước mới nổi và đang phát triển đạt 6,2% (năm 2011), 4,9% (năm 2012) và 4,5% (năm 2013). Những chỉ số trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn rất nhiều. So với năm 2012, các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2013 tăng 10,1% nhưng tổng số vốn đăng ký lại giảm 14,7%. Số doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động tăng 11,9% so với 2012. Trong 2 năm (2011- 2012), số doanh nghiệp ngừng hoạt động và phá sản khoảng 100.000 doanh nghiệp, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong vòng 20 năm qua. (Nguồn: Cổng thông tin Kinh tế Việt Nam).

Nhận xét:

Cơ hội: tỷ lệ tăng trưởng GDP tăng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, dự báo một tương lai tươi sáng hơn.

Kinh tế phát triển thúc đẩy các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ phát triển, cuộc sống người dân cải thiện. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày trong gia đình hoặc nơi làm việc ngày càng tăng. Các sản phẩm điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, thiết bị viễn thông là những sản phẩm được sử dùng trong hầu hết các gia đình hoặc cơ quan, tổ chức. Do đó, tốc độ tăng trưởng các nhu cầu của người tiêu dùng từ việc nền kinh tế mở rộng sẽ góp phần làm tăng trưởng dung lượng thị phần cho ngành nói chung và cho Công ty cổ phần Điện tử và Tin học nói riêng.


Hình 2 5 Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 1985 2013 3

Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 1985-2013

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, GDP bình quân đầu người tính bằng USD năm 2013 đạt 1.960 USD (tăng 12,1% so với năm 2012). GDP bình quân đầu người tăng, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng phục vụ cho đời sống ngày càng tăng. Và có thể thấy rằng điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc nhu cầu sử dụng các sản phẩm điện tử, điện lạnh, thiết bị viễn thông đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty

- Lạm phát


Hình 2 6 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ lạm phát trung bình của Việt Nam từ 2009 4

Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ lạm phát trung bình của Việt Nam từ 2009- 2013

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Việt Nam có thể nói là thành công khi kiềm chế mức lạm phát xuống chỉ còn một nửa so với mức kỷ lục 18,58% năm 2011. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp đã tác động không thuận đến nền kinh tế Việt Nam. Những hạn chế, yếu kém của nền kinh tế cùng với những mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao (năm 2010 lạm phát tăng 9,2% , năm 2011 tăng vọt lên 18,58%) ảnh hưởng không nhỏ đến ổn định kinh tế vĩ mô, sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung đồng thời tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng. Mặc dù vậy, mức lạm phát 9,21% của năm 2012 vẫn còn quá cao nếu so sánh với các quốc gia trong khu vực. Sang năm 2013, lạm phát của Việt Nam quay trở lại mức 2 con số và rơi vào khoảng 11%.

Nhận xét:

Đe dọa: Lạm phát tăng, các khoản chi phí cho các mặt hàng thiết yếu hàng ngày tăng, nhu cầu cho các sản phẩm không cần thiết sẽ giảm xuống. Với tình hình đời sống ngày càng khó khăn thì nhu cầu về các sản phẩm điện tử- điện lạnh sẽ giảm xuống, đây là đe dọa cho các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nói chung và Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng nói riêng, nguyên liệu sản xuất sản phẩm thì tăng nhưng không bán được sản phẩm. Sản lượng và lợi nhuận có thể bị giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Điều đó gây ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng.

Tuy đang dần thoát khỏi khủng hoảng và có những dấu hiệu khả quan về triển vọng phát triển nhưng không thể phủ nhận rằng dù nền kinh tế nước ta vẫn còn tồn tại những nguy cơ biến động tiềm ẩn. Chính điều này đã khiến các doanh nghiệp trong nước trở nên thận trọng hơn trong các hoạt động kinh doanh, luôn cố gắng giảm chi tiêu đến mức tối thiểu để hạn chế chi phí, đồng thời ngăn chặn những rủi ro. Đây là một trong những nguyên nhân khiến “sức mua” của các tổ chức – doanh nghiệp đối với ngành điện máy giảm đi và sự lựa chọn khi mua cũng diễn ra cẩn thận và kĩ càng hơn.

Riêng về TP Đà Nẵng năm 2014: Phát huy những thành quả đạt được năm 2013, ngay từ đầu năm, Đảng bộ và chính quyền thành phố Đà Nẵng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành đồng bộ, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm trên các lĩnh vực, triển khai mạnh mẽ các chủ trương, chính sách, giải pháp cụ thể giải quyết kịp thời những khó khan, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Về kinh tế, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) năm 2014 ước tính đạt 42.714 tỷ đồng, tăng 9,28% so với năm 2013 (GRDP năm 2013 tăng 8,3%). Trong đó: dịch vụ tăng 8,4%; công nghiệp – xây dựng tăng 11,1%; nông nghiệp tăng 3,1%. Đây là mức tăng hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế đang còn những khó khăn nhất định.

TP tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án “Phát triển dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến

năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020” và đạt kết quả khá cao trên các lĩnh vực du lịch, vận tải, bưu chính – viễn thông,… Tổng lượt khách tham quan, du lịch năm 2014 ước đạt 3,8 triệu lượt, tăng 21,3% so với năm 2013. Tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 9.740 tỷ đồng, tăng 25,1%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2014 của TP Đà Nẵng ước đạt 62.586,5 tỷ đồng, đạt 87,2% kế hoạch, tăng 17,6% so với năm 2013. Thành phố Đà Nẵng đã tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu, tăng cường hợp tác kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa giữa các địa phương.

Nhận xét: Kinh tế Đà Nẵng đã từng bước cải thiện, phát triển, TP tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại là cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành nói chung và Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng cùng nhau phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Các nhân tố pháp luật- chính trị:

Trong những năm qua cùng với xu thế phát triển thế giới và khu vực, nước ta đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Trên nền tảng tình hình chính trị ổn định và hệ thống pháp luật đang từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, Luật cạnh tranh ra đời năm 2004 là một bước ngoặc lớn khẳng định vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời tạo cho các doanh nghiệp trong ngành nói chung và Viettronimex Đà Nẵng nói riêng có được công cụ hỗ trợ pháp lý cần thiết khi thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đúng theo luật pháp Việt Nam quy định và bảo vệ uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động của thị trường.

Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua bản Hiến pháp 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Nhà nước đã đẩy mạnh xây dựng, đổi mới thể chế pháp luật trong Hiến pháp năm 2013 thay cho Hiến pháp năm 1992. Các điểm mới của Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1992 thể hiện ở các điều luật sau :

- “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Điều 50).

- Về các thành phần kinh tế, Điều 51: “1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. 3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”.

- Về Tài chính công: Điều 55 Hiến pháp quy định: “1. Ngân sách Nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính Nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch và đúng pháp luật. 2. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo nhiệm vụ chi của quốc gia. Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải được dự toán và do luật định. 3. Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam. Nhà nước phải đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền quốc gia”. Điều 56: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý Nhà nước”.

- Về văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường: Hiến pháp 2013 quy định bởi các Điều 57 đến Điều 63. Điểm mới là : “Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định”.(Điều 57)

- Chăm sóc sức khỏe nhân dân: Điều 58 Hiến pháp quy định: “1. Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏa cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn. 2. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình”.

- Chính sách phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Điều 60: “1. Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. 2. Nhà nước, xã

hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các loại phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3. Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân”.

- Chính sách khoa học: Điều 62: “1. Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; đảm bảo nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. 3. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng các hoạt động khoa học và công nghệ”.

Riêng Thương mại điện tử thì có luật Giao dịch điện tử 2005 và luật công nghệ thông tin 2006. Ngoài ra, chính phủ ban hành “thông tư 09/2008/TT – BCT của Bộ Công Thương hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử”. “Thông tư 64/2010/TT – BTC của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động của các website Thương mại điện tử bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng”.

Những chính sách, cơ chế của Nhà nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tạo điều kiện phát triển trong nền kinh tế, ngành điện máy, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp điện máy nói chung và công ty Cổ phần Tin học và Điện tử Đà Nẵng nói riêng. Các chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ trong kinh doanh trong lĩnh vực TMĐTnhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức mạnh cạnh tranh của công ty. Có các luật, nghị định như sau:

Luật Thương mại, số 36/2005QH11

Luật Doanh nghiệp, số 60/2005QH11

Luật giao dịch điện tử, số 51/2005QH11

Nghị đinh 57/2006/NĐ – CP của chính phủ về Thương mại điện tử

Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử

Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2014, có hiệu lực kể từ 01/7/2015. So với Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 có 10 chương, 213 điều, tăng 41 điều. Chương IV quy định về Doanh nghiệp nhà nước với 22 điều là chương mới hoàn toàn. Điều 10 quy định về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội cũng mới hoàn toàn.

Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO. Với tiêu chí thúc đẩy mậu dịch tự do, không phân biệt đối xử, hợp tác cùng có lợi trong thương mại toàn cầu. Do vậy, yêu cầu Việt Nam phải nhanh chóng xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các sản phẩm trong nước và các sản phẩm nhập khẩu.

Bên cạnh đó, với những sửa đổi và bổ sung của nhà nước về luật bảo vệ môi trường và xử lý rác thải buộc các doanh nghiệp phải đầu tư một khoản chi phí vào hệ thống xử lí rác thải. Điều này đã làm gia tăng rào cản gia nhập vào ngành.

Đồng thời, Chính phủ tiếp tục thực hiện biện pháp hoãn thời hạn nộp thuế, thời hạn nộp tiền sử dụng đất, miễn giảm thuế... Tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5-6/2013), Quốc hội đã sửa đổi một số điều của Luật Thuế thu nhập DN và Luật Thuế giá trị gia tăng nhằm miễn giảm thuế cho một số đối tượng để kích thích thị trường và giảm khó khăn cho DN. Áp dụng thuế suất thu nhập DN là 22% từ tháng 1/2014 và 20% từ tháng 01/2016 để khuyến khích DN mở rộng đầu tư, giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho nhà giá thấp…

Cạnh tranh mang tính toàn cầu muốn “hòa nhập không hòa tan” thì các quy chế, quy định của Nhà nước cần phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh ở trong nước, từ đó mới có thể vươn ra đứng vững trên thị trường quốc tế.

Nhận xét: Chính trị, pháp luật Việt Nam ổn định, Hiến pháp 2013 được thông qua với những điều luật mới về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học – công nghệ, Luật Cạnh tranh 2004, Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật Công nghệ thông tin 2006, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật thuế thu nhập DN có nhiều sửa đổi là cơ hội để Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng phát triển trong một môi trường pháp luật công bằng.

Các nhân tố về khoa học công nghệ

Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2020 xác định rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển khoa học và công nghệ. Chiến lược nhấn mạnh mục tiêu phát triển đồng bộ khoa học xã hội và

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí