Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh - 15


+ Cụ thể hóa thành KH tháng, KH tuần với các nội dung cụ thể thực hiện và phân công cụ thể đề thực hiện.

+ Ngoài ra, trong quá trình tổ chức, kiểm tra việc thực hiện, có thể điều chỉnh kế hoạch phù hợp với khả năng kinh phí, điều kiện lao động, kỹ thuật.

- Tổ chức thực hiện KH:

+ Trong buổi họp hội đồng đầu năm học, triển khai kế hoạch đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường và yêu cầu thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch đề ra. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phải báo cáo kịp thời để có hướng khắc phục.

+ Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường nhất là việc ƯDCNTT trong học tập, thường gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài khó khăn về tài chính, cơ sở vật chất, trình độ công nghệ thông tin của cán bộ,giáo viên, HS, nhân viên, còn có các khó khăn khác như nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh, sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, của chính quyền địa phương và của cha mẹ học sinh.

+ GV bộ môn Tin học căn cứ văn bản chỉ đạo của cấp trên, soạn thảo nội dung, trình Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng duyệt để triển khai thực hiện.

+ Lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn mọi người thực hiện KH đề ra thông qua các HĐ chuyên môn, các phong trào. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho GV nghiên cứu, học tập, thảo luận theo đơn vị tổ.

- Chỉ đạo thực hiện KH:

+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch chung của trường để xây dựng kế hoạch tuần, tháng trong việc QL HĐ ƯDCNTT trong học tập. Đồng thời thu thập các thông tin phản hồi từ tổ chuyên môn đến từng cá nhân để có biện pháp điều chỉnh kế hoạch của nhà trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

+ Chỉ đạo thực hiện từng nội dung theo kế hoạch. Kịp thời điểu chỉnh kế hoạch một cách hợp lý khi cần thiết.


Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh - 15

+ Trưởng ban đại diện cha mẹ HS phổ biến KH đến tất cả cha mẹ HS để phối hợp thực hiện, đồng thời vận động cha mẹ HS tạo điều kiện tốt nhất để HS tham gia KH của nhà trường.

+ Đa dạng hóa các hình thức tổ chức học tập nghiên cứu như: Tổ chức cho CBQL, GV trao đổi, thảo luận biện pháp ứng dụng CNTT trong việc học tập của HS qua các buổi họp chuyên môn hàng tháng.

+ Chỉ đạo cho các tổ nhóm chuyên môn thường xuyên báo cáo kinh nghiệm về đổi mới phương pháp nhất là những báo cáo có ứng dụng CNTT trong việc học tập của HS, đồng thời phát động phong trào dạy học có ứng dụng CNTT trong các đợt hội giảng hàng năm giao cho các tổ nhóm chuyên môn, cá nhân sưu tầm, tuyển chọn các tiết dạy hay có ứng dụng CNTT để giáo viên tham khảo, học tập.

+ Chỉ đạo phát động tham gia và tổ chức các cuộc thi qua mạng như: Tài năng Tin học, thi Olympic Tiếng Anh, Olympic Tiếng Việt, Toán, các hội thi trực tuyến của Đội,… như kế hoạch đã đề ra.

+ Chỉ đạo GV có thể kết hợp với bồi dưỡng thường xuyên của GV với định hướng QL ứng dụng các hoạt động CNTT trong việc học tập của HS.

- Kiểm tra, đánh giá KH

+ Để việc kiểm tra đảm bảo mục tiêu cần tổ chức bộ máy và thiết kế các hoạt động của bộ máy kiểm tra cho phù hợp.

+ Căn cứ vào kế hoạch chung của năm học, kế hoạch ứng dụng CNTT vào việc học tập của HS, kế hoạch các công tác kiểm tra chuyên môn, kiểm tra chuyên đề,... phó hiệu trưởng, giáo viên chủ động đề xuất với Hiệu trưởng nội dung, biện pháp, hình thức tiến hành kiểm tra các nội dung của hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của HS theo kế hoạch đã đề ra.

+ Có thể kiểm tra bằng nhiều cách như dự giờ thăm lớp, kiểm tra các HĐ của tổ chuyên môn, của GV, …


Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo GV tổ chức rèn luyện cho HS nâng cao kỹ năng ƯDCNTT vào giải quyết các nhiệm vụ học tập

* Mục đích của biện pháp

Tạo điều kiện cho học sinh thường xuyên có giáo viên phụ trách hướng dẫn các em về phương pháp học tập ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời hướng dẫn các em cách thức sử dụng các thiết bị, phần mềm vào các nhiệm vụ học tập khác nhau.

Đảm bảo nội dung giáo án của giáo viên phù hợp với chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập. Ngoài ra chỉ đạo giáo viên có phương pháp cá biệt hóa trong dạy học giúp các đối tượng học sinh khác nhau tiếp cận phù hợp với CNTT.

Tạo điều kiện cho học sinh giải quyết các bài tập có ứng dụng công nghệ thông tin nhằm rèn luyện kỹ năng khai thác cũng như vận dụng hiệu quả các thiết bị hỗ trợ học tập.

Khuyến khích học sinh cơ hội học hỏi, thi đua lẫn nhau thông qua các cuộc thi về ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập do nhà trường tổ chức.

Tạo động lực cho học sinh bằng các hình thức khen thưởng, nêu gương những cá nhân đạt thành tích cao khi ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập.

* Nội dung biện pháp

Chỉ đạo giáo viên tin học thường xuyên hỗ trợ HS về kỹ năng cũng như khả năng tiếp nhận công nghệ mới.

Thiết kế bài học sát với các yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập của học sinh, trong đó chú ý rèn luyện kỹ năng.

Cho bài tập yêu cầu vận dụng công nghệ thông tin vào để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Các bài tập được thiết kế theo hướng ứng dụng thực tế.


Tổ chức các cuộc thi nhằm rèn luyện kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập.

Động viên, khuyến khích, khen thưởng những em có sáng tạo trong sử dụng CNTT.

* Cách thức thực hiện biện pháp

Đưa CNTT vào nhà trường nói chung và trường TH nói riêng là một công việc cần thiết, cấp bách, quan trọng và đúng đắn. Cần tới tầm nhìn xa của cán bộ quản lí nhà trường, cần tới một định hướng triển khai đúng đắn và cần sự ủng hộ của tập thể cán bộ, giáo viên trong toàn trường thông qua việc lập kế hoạch cụ thể.

Hiện nay, đại đa số các trường đã ứng dụng CNTT trong giảng dạy, quản lý. Tuy vậy, việc ứng dụng vào hoạt động học tập của HS thì ít, còn mang tính tự phát, chắp vá, chưa theo kế hoạch tổng thể, lâu dài và chưa có một sự chỉ đạo thống nhất, vì vậy hiệu quả chưa cao. Để nâng cao hiệu quả ứng dụng này, Hiệu trưởng cần lập một kế hoạch có ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập của HS TH một cách tổng thể, lâu dài như là một phần của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

Ngoài ra, trong từng giai đoạn, Hiệu trưởng cần xây dựng một kế hoạch triển khai cụ thể cho từng năm học nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống ứng dụng, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Ban giám hiệu đề nghị các tổ chuyên môn lập kế họach thiết kế giáo án phù hợp với các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời phối hợp với tổ tin học, bộ phận thiết bị hỗ trợ thiết kế các tình huống sư phạm có ứng dụng công nghệ thông tin.

Trong quá trình dạy học chú ý ra nhiều tập cho học sinh rèn luyện các kỹ năng sử dụng thiết bị hỗ trợ phần cứng, cũng như vận hành thành thạo các phần mềm chuyên dụng vào đúng mục đích học tập. Quá trình rèn luyện kỹ


năng cho học sinh phải có giáo viên thường xuyên hỗ trợ giúp đỡ cả khi trên lớp học lẫn lúc làm bài tập ở nhà.

Nhà trường tạo điều kiện cho học sinh sử dụng cơ sở vật chất được trang bị của trường cho học sinh sử dụng cả trong và ngoài giờ lên lớp. Nhằm giúp các em có điều kiện hoàn thành bài tập hoặc giải quyết các nhiệm vụ học tập đòi hỏi thiết bị công nghệ cao.

Các tổ trưởng bộ môn quán triệt cho giáo viên, quá trình xây dựng giáo án một mặt đảm bảo đúng nội dung kiến thức quy định mặt khác giáo án phải thể hiện được việc ứng dụng công nghệ thông tin của học sinh. Có thể phối hợp với các giáo viên có kinh nghiệm hỗ trợ về mặt chuyên môn, hoặc đề nghị ban giám hiệu cử phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thường xuyên kiểm tra, theo dõi tiến độ thiết kế giáo án của giáo viên, từ đó có phương án hỗ trợ, điều chỉnh bổ sung.

Tổ trưởng bộ môn yêu cầu các giáo viên trong quá trình thực hiện giảng dạy trên lớp cần gắn các nội dung bài học vào sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Quá trình thiết kế bài tập, nhiệm vụ học tập của học sinh cần chú ý vận dụng những nội dung sau;

- Định hướng hình thức giải bài tập có ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt khai thác thông tin từ mạng intenet.

- Bài tập về nhà theo định hướng giải quyết các tình huống gần với cuộc sống thường ngày của học sinh.

- Các bài tập nên dựa trên nền tảng tri thức và khả năng đáp ứng về nhận thức, kiến thức của từng học sinh.

- Quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập gắn với việc sử dụng trang thiết bị hỗ trợ học tập hiện đại.

- Đề nghị học sinh trình bày kết quả học tập trên các nền tảng công nghệ thông tin và phần mềm hỗ trợ học tập.


Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn phối hợp với tổ tin học thiết kế các cuộc thi cho các khối lớp trong toàn trường về ứng dụng công nghệ thông trong dạy học và giải quyết các nhiệm vụ học tập. Quá trình tổ chức cần chú ý các nội dung sau:

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập đầy đủ tất cả các hình thức, học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp, chuẩn bị bài, nghiên cứu…

- Hình thức thi phù hợp với nội dung, kiến thức các em được tích lũy trong quá trình học.

- Các hình thức tổ chức thi không nên đặt nặng kiến thức mà chủ yêu khơi dậy niềm đam mê công nghệ thông tin của học sinh.

- Phương pháp nên tổ chức đơn giản dễ tiếp cận cho tất cả các đối tượng học sinh có khác biệt về năng lực học tập, nhằm tạo sân chơi bổ ích và học hỏi kinh nghiệm kiến thức lẫn nhau.

- Công tác cho điểm, kiểm tra đánh giá kết quả các cuộc thi cần chú ý sự năng lực của từng cá nhân, không nên gò ép theo khung điểm chung, gây áp lực về điểm số mà làm mất đi sự sáng tạo của các em.

BGH chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch khen thưởng động viên, bồi dưỡng những cá nhân có năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập cũng như trong nghiên cứu. Cắt cử giáo viên theo dõi rèn luyện thêm kỹ năng cho những em có sự đam mê về CNTT.

Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phần mềm ứng dụng phục vụ dạy và học có ƯDCNTT

*Mục tiêu của biện pháp

Giúp học sinh có điều kiện tiếp cận các phương pháp dạy học tiên tiến, trang thiết bị dạy học hiện đại, đồng thời rèn luyện cho học sinh thái độ nghiên túc trong học tập, tinh thần cầu tiến ham học hỏi.


Đảm bảo giáo án của giáo viên phù hợp với chủ trương sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, có sự kết nối, liên thông, cập nhật với thành quả phát triển của xã hội nói chung và giáo dục nói riêng.

Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ dạy học ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập của học sinh được đầy đủ hiện đại.

Tạo điều kiện cho học sinh học tập mọi lúc mọi nơi. Đa dạng hóa các phương pháp học tập của học sinh trên nền tảng đa dạng hóa các hình thức tiếp nhận tri thức bằng công nghệ thông tin.

Rèn luyện cho học sinh thói quen học tập trực tuyến online với thầy cô, với bạn bè hoặc với các chuyên gia trong lĩnh vực tri thức các em muốn tìm hiểu.

Khuyến khích học sinh sử dụng nhiều phương pháp tiếp nhận tri thức khác nhau trên cơ sở vận dụng linh hoạt các thiết bị công nghệ thông tin của cá nhân cũng như của nhà trường.

Để phát triển việc ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập của HS điều kiện không thể thiếu là CSVC kỹ thuật, đặc biệt là máy tính và hệ thống mạng. Bởi vậy, tăng cường CSVC kỹ thuật nhằm mục đích cung ứng đầy đủ các điều kiện vật chất cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập ở các trường là điều không thể thiếu.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học đặc biệt phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong học tập của HS ở các trường tiểu học còn nhiều hạn chế, thiếu các phòng học chức năng, số máy tính phục vụ cho việc dạy môn tin học không nhiều nên cần phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS thì thiết bị dạy học dạy học giữ vai trò vô cùng quan trọng. Việc tăng cường CSVC về CNTT là một nhiệm vụ quan trọng.


Như thực trạng điều tra, tuy CSVC có được trang bị nhưng so với nhu cầu, yêu cầu phát triển thì chưa đáp ứng đủ, cần phải tăng cường.

Việc trang bị cơ sở vật chất phải có kế hoạch, lộ trình từng bước, từng giai đoạn, từng mảng công việc cụ thể theo hướng hiện đại hoá được đến đâu là đảm bảo hoạt động tốt đến đó không dàn trải.

Hơn nữa, việc trang bị phương tiện kỹ thuật, CSVC phải đồng bộ với việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ và kỹ năng ứng dụng CNTT của đội ngũ giáo viên thì hoạt động ƯDCNTT trong học tập mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

Hàng năm Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể tham mưu và duyệt với phòng GD&ĐT và UBND huyện ra quyết định cho phép mua bổ sung thêm trang thiết bị, máy tính cho nhà trường thì mới hỗ trợ cho tốt việc QL HĐ ƯDCNTT trong học tập của HS được. Đồng thời CBQL trong nhà trường phải biết cách tiết kiệm các khoản chi tiêu trong năm từ ngân sách, các khoản thu nhập phúc lợi của tập thể để mua sắm, bổ sung thêm trang thiết bị, máy tính, mạng máy tính phục vụ cho giảng dạy và QL ứng dụng CNTT trong học tập của HS.

Máy tính và thiết bị tin học là điều kiện cơ bản không thể thiếu khi ƯDCNTT trong học tập, do đó đòi hỏi nhà trường phải đầu tư kịp thời, tương đối đầy đủ và hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất để GV và HS có thể thực hiện nhiệm vụ của mình. ƯDCNTT không chỉ cần riêng máy tính mà cần rất nhiều loại thiết bị khác (Ti vi, điện thoại chụp ảnh và quay camera,…) cũng như điều kiện về kỹ thuật (Lioa, nguồn điện…). Nếu đầu tư không đồng bộ sẽ không đạt hiệu quả cao.

Hơn nữa, các máy tính do nhà trường tự trang bị hoặc được đầu tư trước đây hiện cấu hình thấp, hư hỏng thường xuyên; chất lượng đường truyền internet chưa đảm bảo; hệ thống điện không ổn định; các thiết bị đi kèm còn thiếu hoặc chưa đồng bộ; kinh phí dành cho công tác bảo trì, bảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2023