Phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Doanh số bình quân ngày thị trường ngoại hối toàn cầu 14

Bảng 2.1 Huy động vốn của các NHTM Việt Nam 58

Bảng 2.2 Tỷ lệ huy động vốn từ khách hàng của các NHTM Việt Nam 59

Bảng 2.3 Hệ số an toàn vốn của NHTM Việt Nam 59

Bảng 2.4 Dư nợ tín dụng của NHTM Việt Nam 60

Bảng 2.5 Tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam 62

Bảng 2.6 Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM Việt Nam 66

Bảng 2.7 Doanh số kinh doanh ngoại tệ của NHTM Việt Nam 68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Bảng 2.8 Tỷ trọng doanh số mua bán ngoại tệ của NHTM Việt Nam chia theo đối tượng 71

Bảng 2.9 Tỷ trọng doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank chia theo đồng tiền 72

Phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Bảng 2.10 Doanh số mua bán của NHTM Việt Nam chia theo giao dịch 75

Bảng 2.11 Thu nhập thuần kinh doanh ngoại tệ của NHTM Việt Nam 77

Bảng 2.12 Tỷ lệ thu nhập thuần KDNT/LNTT của NHTM Việt Nam 78

Bảng 2.13 Độ lệch tiêu chuẩn thay đổi tỷ giá/tháng của một số ngoại tệ của NHTM Việt Nam 85

P

Bảng 2.14 Hệ số rủi ro đối với một số ngoại tệ mạnh (2 ) 86

Bảng 2.15 Tỷ trọng doanh số XNK của NHTM Việt Nam so với cả nước…….88 Bảng 2.16 Tỷ lệ thu nhập KDNT/Doanh số mua bán của NHTM Việt Nam….96 Bảng 2.17 Tỷ trọng thu nhập KDNT/Vốn CSH của NHTM Việt Nam 97


Bảng 2.18 Vốn tự có và tổng tài sản của NHTM Việt Nam 97

Bảng 2.19 Vốn tự có và Tổng tài sản của một số ngân hàng năm 2010 98

Bảng 2.20 Tình hình cán cân thương mại của Việt Nam 103


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Số lượng các NHTM Việt Nam 57

Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng tín dụng của NHTM Việt Nam 61

Biểu đồ 2.3 Số lượng các ngân hàng đại lý của NHTM Việt Nam 67

Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng doanh số mua bán ngoại tệ chia theo đồng tiền của VCB 73

Biểu đồ 2.5 Thu nhập của kinh doanh ngoại tệ của NHTM Việt Nam 81

Biểu đồ 2.6 Tăng trưởng thu nhập KDNT của các NHTM Việt Nam 82


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu và đang diễn ra ngày càng sâu rộng về nội dung và qui mô trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, bắt đầu quá trình hội nhập sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Cùng với áp dụng công nghệ hiện đại và sự tham gia của các hiệp ước quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng thì quan niệm thị trường quốc tế đã được mở rộng, đó không chỉ là thị trường họat động vượt khỏi biên giới quốc gia mà trong phạm vi lãnh thổ bất kỳ hoạt động nào có yếu tố quốc tế được coi là thị trường quốc tế. Kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế thực chất là kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Bởi vì, thị trường ngoại hối là một dạng của thị trường quốc tế, là thị trường nơi diễn ra việc mua bán, trao đổi các đồng tiền khác nhau. Đây là thị trường toàn cầu, họat động liên tục 24 giờ trong ngày và 6 ngày trong tuần. Do đó, kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của NHTM(KDNT) là họat động mua bán, trao đổi các đồng tiền khác nhau trên thị trường ngoại hối.

Kinh doanh ngoại tệ là một trong những hoạt động cơ bản của NHTM, có một vai trò quan trọng và càng không thể thiếu được trong điều kiện hoạt động của một ngân hàng hiện đại. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ được thực hiện bởi các ngân hàng với mục đích cung ứng, chu chuyển nguồn vốn và thực hiện trung gian thanh toán, đáp ứng các nhu cầu đa dạng về ngoại tệ để phát triển nền kinh tế, qua đó đem lại một khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ góp phần hoàn thiện các chính sách vĩ mô của Chính phủ về quản lý ngoại hối, điều tiết quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường nhằm đảm bảo ổn định đồng bản tệ và góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và của quốc gia. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM và thị


trường ngoại hối có một mối liên hệ hai chiều, tác động lẫn nhau. Hiện nay thị trường ngoại hối Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển còn đã bộc lộ nhiều nhược điểm về tổ chức thị trường, về hàng hoá, và các nghiệp vụ kinh doanh. Thêm vào đó, những biến động trên thị trường ngoại hối quốc tế và sự gia tăng các luồng vốn đầu tư nước ngoài đã khiến cho thị trường ngoại hối Việt Nam diễn biến phức tạp, có những thời điểm cung cầu ngoại tệ mất cân đối, lúc thừa, lúc thiếu ngoại tệ, là những trở ngại không nhỏ đối với đối với phát triển kinh doanh ngoại tệ các NHTM Việt Nam.

Vì vậy việc mở rộng, vươn ra thị trường quốc tế của các NHTM Việt Nam ngày càng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Một mặt nó giải quyết sự cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Mặt khác cũng làm tăng tính chủ động, tích cực và hạn chế rủi ro cho NHTM Việt Nam khi tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế. Vì vậy đề tài “Phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu nhằm xem xét, đánh giá phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua trên cơ sở đó có những đề xuất các giải pháp phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới.

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

i. Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của ngân hàng thương mại, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh doanh ngoại tệ của một số các ngân hàng trong khu vực và thế giới từ đó rút ra bài học đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam

ii. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó rút ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam.


iii. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp và một số kiến nghị nhằm phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu của luận án

Nghiên cứu sự phát triển kinh doanh ngoại tệ tại 6 ngân hàng có vốn chủ sở hữu và tổng tài sản lớn nhất tính đến thời điểm 31/12/2011 gồm bốn NHTMNN Agribank, BIDV, VCB, Vietinbank và hai NHTMCP là ACB và Techcombank trong thời kỳ 2006-2011. Đây là các ngân hàng có tính đại diện cao cho hai nhóm ngân hàng NHTMNN và NHTMCP là những ngân hàng có quy mô lớn, có bề dày trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, có nguồn lực về công nghệ và con người để thực hiện phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, luận án sử dụng số liệu và kết quả nghiên cứu khác như là bằng chứng thực nghiệm.

Luận án nghiên cứu phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế vì vậy trong phạm vi luận án kinh doanh ngoại tệ được hiểu kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để phân tích phát triển kinh doanh ngoại tệ rên thị trường quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam, luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản :

- Phương pháp tổng hợp và phân tích

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp logic biện chứng

- Phương pháp thống kê

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu


Hệ thống hóa các vấn đề thị trường quốc tế và phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của ngân hàng thương mại trên cơ sở đó phân tích các đặc điểm, chức năng cũng như các thành viên tham gia thị trường.

Nghiên cứu phát triển kinh doanh ngoại tệ của một số ngân hàng thương mại thế giới và bài học đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Phân tích một cách có hệ thống và khoa học thực trạng phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian từ 2006-2011 qua trên cơ sở kết hợp giữa phân tích định tính và định lượng, tìm ra những hạn chế tác động tới phát triển kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại Việt Nam.

Đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn tới.

Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện để có thể áp dụng và thực hiện thành công các giải pháp phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

6. Tổng quan các công trình nghiên cứu

Sam Y-Cross(1998) trong cuốn “All about the Foreign Exchange Market in the United States” đã mô tả thị trường ngoại hối Mỹ ở góc độ vi mô, nhấn mạnh về cấu trúc thị trường và sự thay đổi trong cấu trúc thị trường, các thành viên tham gia thị trường và cũng như các nghiệp vụ kinh doanh.

Nghiên cứu của Rajarshi Vijay Aroskar (2002) với đề tài luận án tiến sĩ “Foreign exchange market eficiency in a rapidly changing world” đã chỉ ra tác động của khủng hoảng tài chính đến tính hiệu quả của thị trường ngoại hối bằng việc so sánh tính hiệu quả của thị trường trong thời kỳ có khủng hoảng tài chính và thời kỳ không có khủng hoảng tài chính. Nghiên cứu của giáo sư McGraw- Hill (1998) trong cuốn « Foreign currency trading” mô tả các giao dịch ngoại hối một cách chi tiết, cụ thể cho thấy những rủi ro, lợi ích và những cơ hội có thể tận


dụng được từ thị trường ngoại hối. Phillip Gottelf (2003) trong cuốn « Currency trading » cung cấp những kiến thức trong việc tận dụng những lợi thế biến động trong thị trường ngoại hối nhằm thu lợi nhuận. Nghiên cứu của Cornelius Luca (2007) trong cuốn « Trading in the Global Currency Market’’ đưa ra những vấn đề tổng quan về thị trường ngoại hối, các công nghệ mới trong kinh doanh ngoại tệ và sự liên kết thông tin từ các hoạt động kinh doanh ngoại tệ thực tế với những minh họa với nhiều biểu đồ hình ảnh nhằm giải thích những cơ sở của hoạt động kinh doanh ngoại tệ và các yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Ở Việt Nam, một số nghiên cứu đề cập nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của NHTM Việt Nam. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Chiến (2002) với nội dung « Những giải pháp mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại Việt Nam ». Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Chiến tập trung chủ yếu vào các ngân hàng thương mại quốc doanh và hoạt động của các NHTM trên thị trường trong nước, thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên trong phân tích thực trạng mở rộng kinh doanh ngoại hối của NHTM Việt Nam tác giả đã mô tả thực trạng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của NHTM Việt Nam trong thời kỳ 1998-2000, chưa đi sâu phân tích mức độ mở rộng họat động kinh doanh ngoại tệ của NHTM Việt Nam thông qua hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng.

Nghiên cứu của tác giả Lê Tuấn Anh (2003) với nội dung « Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam » lấy ngân hàng công thương Việt Nam làm điển hình nghiên cứu đã phân tích một cách cụ thể việc nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại xét từ yêu cầu phát triển kinh tế và mục tiêu lợi nhuận cho ngân hàng, các nhân tố tác động đến vấn đề đó. Tuy nhiên trong việc đánh giá nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tác giả chưa đề cập được các chỉ tiêu định lượng để lượng hóa được mức độ của mở rộng họat động


kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Mặt khác, nghiên cứu của tác giả tập trung mở rộng kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng công thương Việt Nam, đại diện cho nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, trong khi hiện nay hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể bao gồm NHTMNN và NHTMCP…

Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hương Giang(2010) với nội dung “Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh ngoại tệ tại Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả họat động kinh doanh ngoại tệ của Agribank như khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, sử dụng các phương tiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái, thúc đẩy các họat động khác có liên quan họat động kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên trong phân tích hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của Agribank tác giả chưa lượng hóa hiệu quả họat động kinh doanh ngoại tệ thông qua một số chỉ tiêu hiệu quả như thu nhập ròng kinh doanh ngoại tệ, tỷ suất thu nhập KDNT/Vốn kinh doanh…

Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Thu Hằng (2011) với nội dung “Phát triển kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV)”đã phân tích cụ thể thực trạng phát triển kinh doanh ngoại tệ của BIDV tại hội sở chính thông qua các chỉ tiêu thu nhập, doanh số kinh doanh ngoại tệ, tốc độ tăng/giảm của thu nhập kinh doanh ngoại tệ, doanh số kinh doanh ngoại tệ, đồng thời so sánh doanh số mua bán ngoại tệ của BIDV với VCB, Vietinbank, Eximbank, Sacombank để thấy được sự phát triển kinh doanh ngoại tệ của BIDV. Tuy nhiên tác giả chỉ giới hạn phân tích sự phát triển kinh doanh ngoại tệ với hai chỉ tiêu chính, chưa phản ánh một cách đầy đủ sự phát triển kinh doanh ngoại tệ của BIDV.

Nhiều luận văn thạc sĩ, đề tài nghiên cứu các cấp đề cập đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh ngoại tệ của từng ngân hàng riêng lẻ. Ngoài ra một số bài

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí