Kiểm toán tài chính - 1

MỤC LỤC

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 1

1.1. Kiểm toán tài chính trong hệ thống kiểm toán 1

1.1.1. Đối tượng của kiểm toán tài chính và mối quan hệ chủ thể - khách thể trong kiểm toán tài chính 1

1.1.2. Phương pháp kiểm toán trong kiểm toán tài chính 3

1.1.2.1. Đặc điểm chung của kiểm toán tài chính với phương pháp kiểm toán ..3 1.1.2.2. Các trắc nghiệm trong kiểm toán tài chính 5

1.1.3. Đặc điểm chung về trình tự kiểm toán tài chính 8

1.1.4. Khái quát đặc điểm của kiểm toán tài chính 10

1.2. Mục tiêu của kiểm toán tài chính 11

1.2.1. Hệ thống mục tiêu của kiểm toán tài chính 11

1.2.2. Mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù 12

1.3. Xây dựng kế hoạch kiểm toán 14

1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán trong qui trình kiểm toán tài chính 14

1.3.1.1. Qui trình kiểm toán và vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong qui trình kiểm toán tài chính. 14

1.3.1.2. Trình tự giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 15

1.3.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 16

1.3.2.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 16

1.3.2.2. Thu thập thông tin cơ sở 21

1.3.2.3. Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lí của khách hàng 24

1.3.2.4. Thực hiện thủ tục phân tích 25

1.3.2.5. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro 25

1.3.3. Thiết kế chương trình kiểm toán 26

1.4. Thực hiện kế hoạch kiểm toán 27

1.4.1. Khái quát quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán 27

1.4.2. Thực hiện thủ tục kiểm soát 28

1.4.3. Thực hiện thủ tục phân tích 30

1.5. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính 32

1.5.1. Khái quát chung báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính 32

1.5.1.1. Khái niệm báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính 32

1.5.1.2. Ý nghĩa của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính 32

1.5.1.3. Yêu cầu lập, trình bày, gửi báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính 32

1.5.2. Nội dung báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính 33

1.5.3. Ý kiến của kiểm toán viên trình bày trên Báo cáo kiểm toán 36

1.5.3.1. Ý kiến chấp nhận toàn phần 36

1.5.3.2. Ý kiến chấp nhận từng phần 36

1.5.3.3. Ý kiến từ chối (không thể đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính được kiểm toán) 37

1.5.3.4. Ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược) 37

1.5.4. Xem xét các sự kiện sau ngày kí báo cáo kiểm toán 38

CÂU HỎI ÔN TẬP 39

CHƯƠNG 2. KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG - THU TIỀN 40

2.1. Chu trình bán hàng - thu tiền với vấn đề kiểm toán 40

2.1.1. Bản chất của chu trình bán hàng - thu tiền 40

2.1.2. Chức năng cơ bản của chu trình bán hàng - thu tiền 40

2.1.2. Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền 42

2.2. Công việc kiểm soát nội bộ chủ yếu và trắc nghiệm đạt yêu cầu về bán hàng ..44 2.3. Trắc nghiệm độ vững chãi các nghiệp vụ bán hàng 48

2.4. Công việc kiểm soát nội bộ và trắc nghiệm nghiệp vụ thu tiền 55

2.5. Đặc điểm kiểm toán các khoản phải thu ở người mua hàng 59

BÀI ĐỌC THÊM 67

CÂU HỎI ÔN TẬP 71

CHƯƠNG 3. KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG - THANH TOÁN 76

3.1. Chu trình mua hàng - thanh toán với vấn đề kiểm toán 76

3.1.1. Bản chất của chu trình mua hàng - thanh toán 76

3.1.2. Chức năng của chu trình mua hàng - thanh toán 76

3.1.3. Mục tiêu kiểm toán mua hàng - thanh toán 78

3.2. Quá trình kiểm soát nội bộ và thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình 79

3.3. Kiểm tra chi tiết nợ phải trả người bán 83

CÂU HỎI ÔN TẬP 89

CHƯƠNG 4. KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO 91

4.1. Chu trình hàng tồn kho với vấn đề kiểm toán 91

4.1.1. Bản chất của chu trình hàng tồn kho 91

4.1.2. Các chức năng của chu trình hàng tồn kho 91

4.1.3. Hệ thống sổ sách kế toán hàng tồn kho 94

4.1.4. Mục tiêu kiểm toán đối với chu trình hàng tồn kho 95

4.1.5. Đánh giá trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối với hàng tồn kho 96

4.2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho 97

4.2.1. Đạt được sự hiểu biết sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho 97

4.2.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát bổ sung ..98 4.3. Thử nghiệm cơ bản đối với chu trình hàng tồn kho 105

4.3.1. Thực hiện thủ tục phân tích 105

4.3.2. Quan sát kiểm kê vật chất hàng tồn kho 107

4.4. Kiểm tra giá hàng tồn kho và các hợp đồng kinh tế 108

4.5. Gửi thư xác nhận đối với hàng tồn kho của đơn vị lưu trữ ở các bên thứ ba ...108 BÀI ĐỌC THÊM 110

CÂU HỎI ÔN TẬP 117

CHƯƠNG 5. KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN 121

5.1. Chu trình tiền lương và nhân viên với vấn đề kiểm toán 121

5.1.1. Bản chất của chu trình tiền lương và nhân viên 121

5.1.2. Chức năng của chu trình tiền lương và nhân viên 121

5.1.3. Mục tiêu kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên 125

5.2. Các loại hình kiểm soát nội bộ và thử nghiệm tuân thủ về tiền lương và nhân viên 126

5.2.1. Các loại hình kiểm soát nội bộ 126

5.2.2. Thực hiện thử nghiệm tuân thủ 130

5.2.2.1. Tìm hiểu sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ về tiền lương 130

5.2.2.2. Khảo sát tiền lương khống 131

5.2.2.3. Khảo sát việc phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng sử dụng lao động 132

5.2.2.4. Khảo sát các khoản trích theo lương 133

5.3. Phân tích và đánh giá tổng quát về tiền lương và nhân viên 133

5.4. Thực hiện thử nghiệm cơ bản về tiền lương 135

BÀI ĐỌC THÊM 138

CÂU HỎI ÔN TẬP 142

CHƯƠNG 6. KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 144

6.1. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn với vấn đề kiểm toán 144

6.2. Kiểm soát nội bộ và trắc nghiệm đạt yêu cầu trong kiểm toán tài sản cố định 148 6.3. Các trắc nghiệm chi tiết 153

6.3.1. Các trắc nghiệm chi tiết (nghiệp vụ) và trắc nghiệm trực tiếp số dư TSCĐ

.............................................................................................................................153

6.3.2. Trắc nghiệm trực tiếp số dư (khảo sát chi tiết số dư) 155

6.4. Đặc điểm kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn 160

CÂU HỎI ÔN TẬP 161

CHƯƠNG 7. KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 167

7.1. Vốn bằng tiền với vấn đề kiểm toán 167

7.1.1. Phân loại tiền 167

7.1.2. Đặc điểm của tiền ảnh hưởng tới kiểm toán 168

7.2. Kiểm soát nội bộ đối với tiền 170

7.2.1. Nguyên tắc hạch toán tiền 170

7.2.2. Kiểm soát nội bộ đối với tiền 172

7.3. Kiểm toán tiền 174

7.3.1. Thực hiện khảo sát kiểm soát đối với tiền 174

7.3.2. Khảo sát chi tiết các loại tiền 176

CÂU HỎI ÔN TẬP 181

CHƯƠNG 8. KIỂM TOÁN BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 186

8.1. Nội dung, đặc điểm và mục tiêu kiểm toán các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 186

8.1.1. Nội dung và ý nghĩa của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 186

8.1.2. Đặc điểm của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 186

8.1.3. Mục tiêu kiểm toán các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

.............................................................................................................................187 8.2. Kiểm toán doanh thu và thu nhập khác ............................................................188

8.2.1. Yêu cầu của việc kiểm toán doanh thu và thu nhập 188

8.2.2. Các sai phạm thường gặp trong kiểm toán doanh thu và thu nhập 188

8.2.3. Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 189

8.2.4. Kiểm toán doanh thu hoạt động tài chính 192

8.2.5. Kiểm toán thu nhập khác 193

8.3. Kiểm toán giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động 194

8.3.1. Yêu cầu của việc kiểm toán chi phí và giá vốn hàng bán 194

8.3.2. Những rủi ro thường gặp trong kiểm toán chi phí và giá vốn hàng bán ...194

8.3.3. Kiểm toán giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động 195

8.3.4. Kiểm toán chi phí tài chính và chi phí khác 198

BÀI ĐỌC THÊM 200

CÂU HỎI ÔN TẬP 203

TÀI LIỆU THAM KHẢO vii

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT



Ký hiệu

Tên gọi đầy đủ

Ký hiệu

Tên gọi đầy đủ

KTV

Kiểm toán viên

NVL

Nguyên vật lệu

CMKT

Chuẩn mực kiểm toán

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

BCTC

Báo cáo tài chính

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

GTGT

Giá trị gia tăng

TK

Tài khoản

HTK

Hàng tồn kho

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Kiểm toán tài chính - 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU


STT

NỘI DUNG

Trang

Bảng 1.1

Mối quan hệ giữa trình tự kế toán với trình tự kiểm toán

4

Bảng 2.1

Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền

43

Bảng 2.2

Thủ tục kiểm toán nội bộ tương ứng với mục tiêu kiểm toán

nghiệp vụ bán hàng

48

Bảng 2.3

Mục tiêu kiểm toán với công việc kiểm soát nội bộ và trắc nghiệm nghiệp vụ bán hàng

52

Bảng 2.4

Mục tiêu kiểm toán với công việc kiểm soát nội bộ và trắc

nghiệm nghiệp vụ thu tiền

57

Bảng 2.5

Mục tiêu và thủ tục kiểm toán các khoản thu của người mua hàng

61

Bảng 3.1

Mục tiêu kiểm toán đối với kiểm soát nội bộ và các trắc nghiệm đối với nghiệp vụ mua hàng

79

Bảng 3.2

Mục tiêu kiểm toán đối với kiểm soát nội bộ và các trắc nghiệm đối với nghiệp vụ thanh toán

81

Bảng 3.3

Mục tiêu kiểm toán với kiểm tra chi tiết số dư Nợ phải trả

83

Bảng 4.1

Mục tiêu kiểm toán chu trình hàng tồn kho

95

Bảng 4.2

Bảng tổng hợp các hoạt động kiểm soát đối với nghiệp vụ sản xuất và các thử nghiệm kiểm soát phổ biến

99

Bảng 4.3

Bảng tổng hợp các hoạt động kiểm soát chủ yếu đối với nghiệp vụ lưu kho và các thử nghiệm kiểm soát

103

Bảng 5.1

Mục tiêu, khả năng sai phạm và các thủ tục kiểm soát về chu trình tiền lương và nhân viên

128

Bảng 5.2

Các thủ tục phân tích và khả năng sai phạm của chu trình tiền

lương và nhân viên

134

Bảng 6.1

Quá trình kiểm soát nội bộ chủ yếu với khảo sát kiểm soát phổ biến

152

Bảng 6.2

Mục tiêu kiểm toán với khảo sát nghiệp vụ tài sản cố định

154

Bảng 7.1

Mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán cụ thể

169

Bảng 7.2

Mục tiêu kiểm toán với khảo sát chi tiết nghiệp vụ tiền

175

Bảng 7.3

Mục tiêu kiểm toán với khảo sát chi tiết thông thường

177

Bảng 7.4

Quá trình kiểm tra chi tiết với các tài khoản tiền

179

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH


1.1. Kiểm toán tài chính trong hệ thống kiểm toán

1.1.1. Đối tượng của kiểm toán tài chính và mối quan hệ chủ thể - khách thể trong kiểm toán tài chính

Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán bởi nó chứa đựng đầy đủ sắc thái “kiểm toán” ngay từ khi ra đời cũng như trong quá trình phát triển. Đặc trưng cơ bản đó của kiểm toán tài chính bắt nguồn từ chính đối tượng kiểm toán tài chính và từ quan hệ chủ thể - khách thể kiểm toán.

Đối tượng trực tiếp của kiểm toán tài chính là bảng khai tài chính. Bộ phận quan trọng của những bảng khai này là báo cáo tài chính.

Theo định nghĩa trong chuẩn mực của Kiểm toán Việt Nam: “Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị” (Chuẩn mực 200 - điểm 04).

Ngoài ra, bảng khai tài chính còn bao gồm những bảng kê khai có tính pháp lí khác như các bảng dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước, các bảng dự toán và quyết toán công trình xây dựng cơ bản, các bảng kê khai tài sản cá nhân, bảng kê khai tài sản đặc biệt (kể cả các bảng kê khai tài sản doanh nghiệp phá sản hoặc bán đấu giá….), các bảng khai theo yêu cầu riêng của chủ đầu tư.

Là bảng tổng hợp, các bảng khai này đều chứa đựng những thông tin lập ra tại một thời điểm cụ thể trên cơ sở những tài liệu kế toán tổng hợp và chi tiết dựa theo những quy tắc cụ thể xác định. Do vậy, một thông tin chứa đựng trong mỗi bảng khai tài chính trên một khoản mục cụ thể đều mang trong mình nó nhiều mối quan hệ theo những hướng khác nhau: giữa khoản mục này với khoản mục có liên quan khác, giữa số tiền ghi trên khoản mục với số dư hoặc số phát sinh của các khoản tương ứng, giữa thông tin trên từng loại khoản mục với các quy tắc xác lập chúng v.v…

Như vậy, khi nói đối tượng kiểm toán tài chính là các bảng khai tài chính là nói đến quan hệ trực tiếp. Trên cả lí luận cũng như thực tế, để xác minh và bày tỏ ý kiến về bảng khai tài chính, kiểm toán tài chính không thể tách rời các tài liệu kế toán, các hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lí của đơn vị nhằm xác minh cụ thể độ tin cậy của từng khoản mục cũng như mối quan hệ kinh tế chứa đựng trong các số dư, trong các chỉ tiêu phản ánh các mối quan hệ bên trong của hoạt động tài chính.

Trong kiểm toán tài chính, cần khái quát được các loại quan hệ trên bảng khai tài chính để xem xét tính “hợp lí chung” và các hướng tổng quát trong việc xác minh các bảng khai tài chính đồng thời phải đi sâu vào từng loại quan hệ cụ thể để nghiên cứu những “nét đặc thù “ trong việc xác minh và bày tỏ ý kiến của các quan hệ trong kiểm

toán tài chính liên kết với kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán thông tin liên kết với kiểm toán tuân thủ.

Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chức năng chung của kiểm toán, đồng thời có tác dụng thiết thực trong phân chia công việc kiểm toán thành các phần hợp thành trong toàn bộ công tác kiểm toán (phần hành kiểm toán).

Với kiểm toán tài chính có hai cách cơ bản để phân chia đối tượng kiểm toán thành các phần hành kiểm toán: phân theo khoản mục hoặc phân theo chu trình.

Phân theo khoản mục là cách chia máy móc từng nhóm khoản mục hoặc nhóm các khoản mục trong các bảng khai vào một phần hành. Cách chia này đơn giản song có thể bị hạn chế do tách biệt những khoản mục ở vị trí khác nhau song có liên hệ chặt chẽ với nhau như hàng tồn kho và giá vốn hàng bán chẳng hạn.

Phân theo chu trình là cách chia thông dụng hơn căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành các yếu tố trong một chu trình chung của hoạt động tài chính. Chẳng hạn, các nghiệp vụ về doanh thu, doanh thu trả lại, các khoản thu tiền bán hàng và số dư các khoản phải thu đều nằm trong chu trình bán hàng và thu tiền (tiêu thụ). Tương tự, các nghiệp vụ về tiền lương và các khoản trích theo lương gồm các nghiệp vụ về nhân công đều nằm trong chu trình lao động tiền lương (tiền lương - nhân viên)… Bản thân mỗi chu trình này chứa đựng nhiều mối liên hệ qua lại lẫn nhau. Do vậy, cách phân theo chu trình thường có hiệu quả hơn do thu gom được các đầu mối của các mối liên hệ. Tất nhiên, hiệu quả đó cũng chỉ phát huy đầy đủ khi quy mô và tính phức tạp của mỗi yếu tố trong chu trình không quá lớn. Hơn nữa, cũng có những khoản có tính độc lập tương đối và bản thân nó đã chứa đựng những nghiệp vụ đa dạng và phong phú như tiền mặt, hàng tồn kho… Trong trường hợp đó, mỗi loại nghiệp vụ này cần được kiểm toán theo một phần hành độc lập. Cũng cần chú ý rằng, quá trình kinh doanh với các nghiệp vụ kinh tế diễn ra liên tục. Do đó, giữa các chu trình kế tiếp nhau cũng luôn kết nối nhau bằng những nghiệp vụ cụ thể. Vì vậy, việc phân chia ranh giới giữa các phần hành cần được phân định cụ thể, rò ràng trong mỗi cuộc kiểm toán. Điều này các cần được quán triệt tốt trong tổ chức kiểm toán ở các khách thể có quy mô lớn với hoạt động tài chính đa dạng, phong phú và ở đó các phần hành được phân chia theo hướng kết hợp giữa các khoản mục và chu trình. Thông thường, các phần hành cơ bản trong kiểm toán tài chính bao gồm:

- Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền (tiêu thụ).

- Kiểm toán tiền mặt (tại két, tại ngân hàng hoặc đang chuyển).

- Kiểm toán chu trình mua hàng và trả tiền (cung ứng và thanh toán).

- Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên.

- Kiểm toán chu trình hàng tồn kho.

- Kiểm toán đầu tư và chi trả.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022