Quan Điểm Tiếp Cận Tiếp Cận Hệ Thống – Cấu Trúc


Chủ thể thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực là các hiệu trưởng tại các trường Tiểu học trên địa bàn quận Bình Tân.

Thời gian thực hiện đề tài: Trong khoảng thời gian từ tháng 9/2018 đến tháng 03/2020.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Quan điểm nghiên cứu

7.1.1. Quan điểm tiếp cận tiếp cận hệ thống – cấu trúc

Đề tài nghiên cứu tiếp cận theo quan điểm hệ thống – cấu trúc. Tác giả nghiên cứu quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực một cách toàn diện, trên nhiều mặt dựa vào việc phân tích mối quan hệ biện chứng về mục tiêu hoạt động vận dụng, nội dung hoạt động vận dụng, phương pháp dạy học tích cực, kiểm tra, đánh giá hoạt động vận dụng các PPDH tích cực và công tác quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực. Với quan điểm này, công tác quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực ở một số trường Tiểu học CL quận Bình Tân, TP.HCM gồm các yếu tố về chủ thể quản lí tác động lên mục tiêu quản lí, nội dung quản lí với các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

7.1.2. Quan điểm tiếp cận lịch sử - logic

Quan điểm lịch sử trong nghiên cứu khoa học được tiếp cận bằng phương pháp lịch sử. Tác giả tìm hiểu quá trình nghiên cứu về phương pháp giáo dục cũng như quá trình quản lí trong giáo dục trong khoảng thời gian cụ thể để tìm hiểu thực trạng vận dụng các PPDH tích cực ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Bình Tân, TPHCM thông việc khảo sát theo trình tự logic từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực.

7.1.3. Quan điểm tiếp cận thực tiễn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả bấm sát thực tiễn, phục vụ cho việc nghiên cứu quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực. Qua kết quả nghiên cứu thực tiễn về hoạt động vận dụng các PPDH tích cực và quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực ở một số trường Tiểu học CL quận Bình Tân, TP.HCM từ đó tác giả phát hiện những mâu thuẫn, khó khăn trong công tác quản lí. Căn cứ vào những


Quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học công lập quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh - 3

thực tiễn đó, tác giả đề xuất những biện pháp cải tiến chất lượng hoạt động vận dụng các PPDH tích cực.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Tác giả phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung có liên quan đến quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực cùng với hệ thống văn bản pháp lí để tác giả tìm ra cơ sở lí luận của đề tài.

7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

a) Phương pháp điều tra bảng hỏi

Mục đích: Thu thập thông tin về số liệu, hiện trạng về công tác quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực ở một số trường tiểu học CL quận Bình Tân, TP.HCM để từ đó phát hiện các vấn đề cần giải quyết, xác định nguyên nhân và để đưa ra giải pháp phù hợp. Ngoài ra còn xem xét và đánh giá tính khả thi và cần thiết của những biện pháp mà tác giả đề xuất.

Nội dung: Điều tra về mục tiêu, nội dung, hình thức, kiểm tra, đánh giá hoạt động vận dụng các PPDH tích cực và quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực. Bên cạnh đó điều tra về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực ở một số trường Tiểu học CL quận Bình Tân, TP.HCM.

Cách tiến hành: Sử dụng bảng câu hỏi cho CBQL và GV

b) Phương pháp phỏng vấn

Mục đích: Tìm hiểu về thực trạng công tác quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực của học sinh.

Cách tiến hành: Trò chuyện với CBQL và GV về thực trạng công tác quản lí hoạt vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường Tiểu học quận Bình Tân.

c) Phương pháp quan sát

Mục đích: Tìm hiểu thêm về thực trạng hoạt động dạy học và quản lí dạy học phát huy tính tích cực của học sinh ở các trường Tiểu học CL ở quận Bình Tân


Cách thức tiến hành: Quan sát các văn bản pháp lí, nội dung sổ họp hội đồng, sổ chuyên môn, sổ dự giờ, các báo cáo tổng kết và các website của các đơn vị.

7.2.3. Nhóm các phương pháp thống kê toán học

Mục đích: Xử lý kết quả điều tra khảo sát nhằm đánh gía thực trạng quản lí hoạt động dạy học và từ đó đưa ra giải pháp cải tiến quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực.

Cách tiến hành: Sử dụng phần mềm SPSS version 16 (Statistical Package for the Social Sciences)

8. Cấu trúc luận văn

Mở đầu

Nội dung

Chương 1: Cơ sở lí luận quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học

Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường Tiểu học quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường Tiểu học quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo

Phụ lục


Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC‌

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề‌

1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới‌

Giáo dục song hành trong chiều dài lịch sử của nhân loại. Lịch sử phát triển của giáo dục tương ứng và các hình thái phát triển của kinh tế xã hội – lịch sử khác nhau. Lịch sử phát triển xã hội trải qua thời kì công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa thì giáo dục cũng trải qua các thời kì tương ứng đó. Mỗi một thời kì nền giáo dục có những đặc điểm riêng. Trong quá trình phát triển của giáo dục kế thừa và liên tục phát triển theo nhu cầu thực tiễn của xã hội. PPDH và quản lí PPDH cũng từng bước phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu đó.

PPDH ở thời kì công xã nguyên thủy, họ truyền thụ tri thức từ người biết cho người chưa biết. PPDH truyền thống ngày nay cũng được bắt nguồn từ thời kì này. Nhà giáo dục tiêu biểu trong thời kì chế độ chiếm hữu nô lệ Scorate (469-399 trước CN) đề xuất phương pháp dạy học đàm thoại. Tư tưởng giáo dục của Democrite (460-370 trước CN) giáo dục kết hợp với lao động sản xuất. Thời cổ đại, Khổng Tử (551-470 trước CN) phương châm chính của ông là coi trọng suy nghĩ tích cực của học sinh, ông gởi mở để học trò tìm ra chân lí.

Thời kì giáo dục tư sản (trước cách mạng tư sản Pháp 1789), nhà giáo dục J.A Comenxki (1592-1670) đưa ra một số nguyên tắc dạy học có giá trị. Trong đó nguyên tắc trực quan là quan trọng nhất. Ông cho rằng trẻ tự tri giác về thế giới, qua qua đó phát huy tính tích cực học tập của trẻ. Ruxô, J.J (1712-1778) phương pháp dạy học của ông mang tính trực quan, đặc biệt coi trọng thí nghiệm. Ông quan niệm phải tôn trọng trẻ em, để trẻ tự do phát triển mọi mặt để trở thành con người làm chủ bản thân. Như vậy, trong thời kì này, các nhà giáo dục đã lấy học sinh làm trung tâm – một trong những nền tảng của dạy học tích cực.

Một số nhà giáo dục tiểu biểu tư bản chủ nghĩa như ông Petxtalodi (1746-


1827), Dixtecvec (1790-1866), Usinxki (1824-1870) … là những bậc thầy của việc đổi mới trong dạy học. Xu thế giáo dục ở các nước phát triển ngày nay là chú trọng sáng tạo và đổi mới.

Các nhà giáo dục Mỹ từ những năm đầu thế kỉ XX đã xây dựng phương pháp dạy học dự án. Bên cạnh đó phương pháp giáo dục STEM bắt nguồn từ nước Mỹ. Ý tưởng ban đầu của trường Thiết kế Rhode Island dựa trên sự kết hợp các môn học Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ Thuật, và Toán học dần lan rộng ra các nước khác. Ngòa ra một số tác giả nghiên cứu phương pháp giáo dục STEM như: “Thu hút người học đa dạng thông qua cơ hội giáo dục STEM”(2012) của đồng tác giả Howard-Brown, B., và Martinez, D.; “Tích hợp STEM trong giáo dục K-12” của tác giả Honey, M., Pearson, G., và Schweingruber, H. A. (2014)...Những nghiên cứu đã mở ra những định hướng về phương pháp dạy học tích hợp các môn học và phát triển định hướng nghề nghiệp cho HS.

Theo Zimin, V., Kondakop, I. và Xaxerdotop, I.(1985) quản lí trong nhà trường là chủ thể quản lí lên tất cả các mặt trong đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội – kinh tế và tổ chức sư phạm trong quá trình dạy học để giáo dục thế hệ đang lớn. Như vậy, quản lí trong nhà trường bao gồm quản lí dạy học và đặc biệt hơn nữa là quản lí dạy học tích cực.

Qua các nghiên cứu trên ta thấy PPDH theo hướng tích cực đã và đang tồn tại và phát triển không ngừng. Nhưng thành thành tựu về PPDH trong quá khứ được kế thừa và đổi mới phù hợp với nhu cầu giáo dục hiện nay.

Hoạt động vận dụng các PPDH tích cực đang là xu hướng cho cuộc cách mạng

4.0 trên thế giới hiện nay. Vì thế, việc quản lí dạy học tích cực phải theo xu thế phát triển của cách mạng 4.0 để đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội.

Theo triết lý giáo dục của UNESCO bốn trụ cột lớn là: “học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”. Vì thế giáo dục phải tạo ra những con người chủ động sáng tạo, biết thích nghi với sự thay đổi phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Từ nhu cầu thiết yếu UNESCO đã cho ra đời những nghiên cứu về quản lí giáo dục, những vấn đề quan trọng về quản lí trong giáo dục.


UNESCO cũng đã xuất bản nhiều tác phẩm liên quản đến nghiên cứu quản lí giáo dục như Micro-Level Eduation Planning and Management – Handbook hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lí giáo dục cấp vĩ mô.

Như vậy, việc nghiên cứu về quản lí giáo dục về dạy học tích cực đã và đang tiếp tục phát huy để tìm ra những nghiên cứu mới.

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước‌

Hồ Chí Minh từng nói “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” (1945) lấy cái không đổi đối phó với muôn sự thay đổi. Với sự thay đổi không ngừng của sự phát triển công nghệ chúng ta cần thay đổi nền giáo dục liên tục. Vậy việc quản lí cũng không ngừng nghiên cứu thay đổi phù hợp với sự phát triển.

Từ những năm 1986 đến nay, nước ta không ngừng đổi mới giáo dục từ những chủ trương lớn của Đảng. Nghị quyết Trung ương II (1998) đề ra giải pháp cụ thể về “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo”, “rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” (tr.20). Đến năm 2000 cuộc cải cách giáo dục phổ thông được bắt đầu. Việc đổi mới về mục tiêu nội dung, phương pháp giáo dục được coi trọng và hướng tới làm tăng tính thực hành, thực tiễn.

Luật giáo dục 2005 cũng đã xác định rõ phương hướng cho phương pháp giáo phổ thông hiện tại là:

Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. (Luật giáo dục, 2005, điều 28, khoảng 2).

Trong gia đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chủ trương của Đảng và Nhà nước coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu” do đó việc đổi mới giáo dục là cần thiết và cấp bách lúc này. Theo Nghị quyết 29-NQ/TW 2013 ngày 4 tháng 11 năm 2013 xác định mục tiêu là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, định hướng chuyển người học làm trung tâm, dạy học theo định hướng phát triển năng lực


người học. Cùng với đó là thay đổi các thành tố giáo dục trong đó có đổi mới phương pháp dạy học. Để phục vụ cho công tác đổi mới đó đã có nhiều tác giả nghiên cứu về phương pháp dạy học như: “Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm” của tác giả Nguyễn Kỳ (1995); “Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực” tác giả Trần Bá Hoành (2002); “Phương pháp dạy Toán ở tiểu học” tác giả Võ Quốc Chung (chủ biên) (2005); “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” tác giả Thái Duy Tuyên (2007); “Các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học” của Viện khoa học giáo dục Việt Nam (2008); “Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học” dự án Việt - Bỉ (2010); …

Tác giả Nguyễn Văn Cường (2010) trong dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông quốc gia đã hệ thống một số “Vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông” quan điểm về dạy học, phương pháp, kĩ thuật phát huy tính tích cực, sáng tạo như: Phương pháp nghiên cứu trường hợp, dạy học dự án, phương pháp Webquest – Khám phá trên mạng nhằm từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình phổ thông quốc gia.

Tác giả Phạm Thị Hồng Xuân (2013) đã nghiên cứu về “Đổi mới phương pháp giảng dạy “Lấy người học làm trung tâm” qua kinh nghiệm của Viện Giáo dục Quốc gia Singapore”. Bên cạnh đó nghiên cứu của đồng tác giả Nguyễn Tuấn Vĩnh, Tạ Thị Kim Nhung, Lê Thị Nhung, Trần Viết Nhi và Hoàng Phương Tú Anh (2017) về “Dạy học dự án – một hướng đổi mới về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non”

Bên cạnh đó tác giả Trần Thị Hương (2012) đã có nhiều nghiên cứu về lí luận dạy học, trong đó lí luận dạy học về dạy học tích cực đã làm nền tảng, đón đầu định hướng đổi mới giáo dục. Tác giả cho rằng dạy học tích cực chi phối các hoạt động dạy học trong đó có phương pháp dạy học.

Ở nước ta nhiều nhà quản lí nghiên cứu về quản lí giáo dục như Trần Kiểm, Nguyễn Đức Chính, Đặng Quốc Bảo, Bùi Minh Hiền …góp phần vào nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản lí giáo dục. Bên cạnh đó một số đề tài nghiên cứu về quản lí như:


Tác giả Lê Hoàn Hà (2012) nghiên cứu về “ Quản lí dạy học theo quan điểm phân hóa ở trường Trung học phổ thông Việt Nam hiện nay”.

Trần Văn Quang (2015) đề tài nghiên cứu về “Quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng”.

Tác giả Lê Thu Hằng (2018) nghiên cứu về đề tài “Quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông dựa theo lý thuyết quản lí sự thay đổi”.

Một số luận văn cao học trên địa bàn quận Bình Tân nghiên cứu về quản lí giáo dục như:

Ngoài ra đề tài nghiên cứu “Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường THCS quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Phan Thị Thanh Thúy (2014).

“Thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào hoạt động dạy học cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường Mầm non quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minhcủa tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2014).

Tác giả Phạm Thị Hòa (2015) về “Quản lý hoạt động giảng dạy môn Toán lớp 5 ở các trường tiểu học quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lí vận dụng các PPDH tích cực cấp tiểu học tại quận Bình Tân nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình quận trong thời kì đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

1.2. Các khái niệm cơ bản‌

1.2.1. Quản lí‌

Trong quá trình hoạt động sản xuất của con người để đạt hiệu quả phải có sự quản lí. Trong giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra thì quản lí là một phần không thể thiếu trong hệ thống ấy. Theo Từ Điển Tiếng Việt (2003) định nghĩa quản lí là trông coi, giữ gìn tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu. Một số tác giả nước ngoài cũng có một số định nghĩa về quản lí cụ thể như Theo Koontz, H., Odonnell, C., & Weihrich, H. (1994) quản lí là sự tác động nghệ thuật đến con người để người đó có nhiệt tình thực hiện công việc để đạt được mục tiêu. Ngoài ra tác giả Drucker, F.P. (2008) cho rằng quản lí về cơ bản là việc quản lí con người. Mọi thất bại và thành công đều bắt nguồn từ nhà quản lí. Tầm nhìn, sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2023