Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Ở Tiểu Học


tận tụy và trung thực giúp xác định đâu là nhà quản lí thành công. Bên cạnh đó hiện nay Việt Nam cũng có rất nhiều tác giả định nghĩa về quản lí như:

Theo Nguyễn Ngọc Quang (1989) chủ thể quản lí tác động có mục đích và có kế hoạch lên người lao động nhằm đạt mục tiêu dự kiến.

Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo (1997) thì quản lí bao gồm các tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình diễn ra mà người quản lí muốn điều khiển nhằm đạt mục tiêu.

Theo tác giả Nguyễn Bá Sơn (2000) thì: “Quản lí là sự tác động của chủ thể quản lí lên khách thể để tổ chức phối hợp hoạt động của con người trong các quá trình sản xuất – xã hội nhằm đạt được mục tiêu đã định”(tr.15).

Theo Viện khoa học giáo dục (2001) thì: “Quản lí là quá trình thực hiện đồng bộ các chức năng liên kế hữu cơ với nhau từ dự đoán, kế hoạch hóa, đến tổ chức thực hiện, điều chỉnh, kiểm tra”(tr.162).

Theo tác giả Trần Kiểm (2012) quản lí là những tác động của chủ thể quản lí vào quá trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Từ những khái niệm nêu trên, theo tác giả thì quản lí là sự tác động của chủ thể quản lí vào nội dung quản lí với các chức năng quản lí nhằm đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Các khái niệm về quản lí được các tác giả định nghĩa đều có những qua điểm chung như:

Quản lí mang tính khoa học đồi hỏi nhà quản lí phải am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực để quản lí một cách hiệu quả.

Quản lí mang tính nghệ thuật trong quản lí con người. Nghệ thuật trong nhiệm vụ để sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Các chức năng chính của quản lí là: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra và đánh giá nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.

1.2.2. Quản lí nhà trường‌

Quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học công lập quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh - 4

Đối với giáo dục việc quản lí là sự tác động của chủ thể vào đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Có nhiều khái niệm về quản lí nhà trường:


Tác giả Bùi Trọng Tuân (1984) diễn giải rằng quản lí giáo dục là những tác động tự giác từ chủ thể quản lí đến các đối tượng được quản lí trong nhà trường nhằm đạt được chất lượng và mục tiêu trong giáo dục được đặt ra.

Còn tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989) thi nói rằng quản lí nhà trường là quản lí hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động từ trạng thái này sang trạng thái khác để tiến tới mục đích giáo dục.

Theo Trần Kiểm (2012): Quản lí nhà trường về bản chất là quản lí con người. Chủ thể gồm người dạy và người học theo cơ chế hoạt động theo quy luật chặt chẽ giữa các chủ thể và đối tượng quản lí. Giáo viên và học sinh vừa là chủ thể quản lí vừa là đối tượng quản lí. Chủ thể tác động lên đối tượng quan lí nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Ông cho rằng bản chất của QLGD là một quá trình bên trong nó diễn ra những tác động quản lí. Thứ hai là QLGD nằm trong phạm trù xã hội nói chúng. Nó chịu sự quản lí của nhà nước, cốt lỗi là quản lí con người trong môi trường giáo dục.

Từ những tiếp cận khác nhau của các nhà nghiên cứu trên ta có thể quản lí trường học là những tác động của chủ thể quản lí trong nhà trường đến đối tượng quản lí giáo viên, nhân viên, học sinh và các nội dung quản lí khác trong nhà trường thông qua các chức năng quản lí nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.

1.2.3. Phương pháp dạy học

Phương pháp là một khái niệm trừu tượng nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “méthodos” có nghĩa là cách thức, con đường đi tới cái gì để đạt được mục đích nào đó. Có nhiều định nghĩa khác nhau về PPDH như:

Theo I. Ia. Lecne (1981) cho rằng PPDH là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên tác động hoạt động nhận thức, thực hành của người học, đảm bảo mục tiêu bài dạy. (Trần Thị Hương, 2012, tr.49).

Theo Lu.K.Babanki (1983) thì nêu như sau PPDH là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển quá trình dạy học. (Trần Thị Hương, 2012, tr.50).

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989) PPDH là con đường chính yếu, là cách thức phối hợp giữa giáo viên và học sinh một cách thống nhất. Thầy truyền đạt


trí dục đồng thời chỉ đạo sự học tập của học sinh. Còn bản thân học sinh tự chỉ đạo hoạt động học tập của mình. Mục đích cuối cùng nhằm đạt mục đích dạy học.

Có thể hiểu PPDH là hình thức và cách thức về hoạt động của GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đặt mục tiêu bài học.(Bộ GD&ĐT, 2009)

Theo Trần Thị Hương (2012) PPDH là cách thức hoạt động tương tác, phối hợp, thống nhất của giáo viên và người học. Người giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động dạy học nhằm đạt được mục tiêu nhiệm vụ dạy học.

1.2.4. Phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học‌

Trong dạy học tích cực, hoạt động dạy học là hoạt động được xây dựng dựa trên mối quan hệ đảm bảo sự tương tác giữa GV, HS và môi trường. Tăng cường tương tác đa chiều nhằm tăng cường vận động tích cực các yếu tố trong hoạt động dạy và học. Bên cạnh đó, người học tham gia hợp tác thực hiện các nhiệm vụ học tập. Ngoài ra, GV cần tạo các tình huống có vấn đề để kích thích sự tìm tòi, hứng thú của HS.

Theo tác giả Singh, R.R. (1994) thì trong dạy học “lấy người học làm trung tâm” thì giáo viên được xem là người hướng dẫn, người cố vấn cho HS.

Dạy học “lấy người học làm trung tâm” hướng vào những nhu cầu và năng lực tiềm tàng của người học theo định hướng phát triển con người hoàn thiện về bản chất, thích ứng với thời cuộc đã được lịch sử giáo dục phát biểu và thực hành dưới nhiều khía cạnh phong phú khác nhau.

(Trần Thị Hương, 2012, tr.48)


Theo tác giả Nguyễn Minh Thiên Hoàng (2018) thì dạy học tích cực nhằm tạo môi trường học cho học sinh học một cách hứng thú, tự tin, sáng tạo, phong phú và hiệu quả.

Theo Tác giả Trần Thị Hương (2012) cho rằng dạy học tích cực - “lấy người học làm trung tâm” chi phối các yếu tố hoạt động dạy học, trong đó có phương pháp dạy học. (tr. 58)


Như vậy, phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm phát huy được tính tích cực trong nhận thức của học sinh về chủ động, sáng tạo, tự giác đồng thời tạo môi trường học hứng thú, tự tin, hiệu quả, phong phú và sáng tạo. Trong dạy học tích cực, học sinh là chủ thể của mọi hoạt động, giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn.

Phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học là phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm phát huy tính tích cực trong nhận thức học sinh tiểu học đồng thời tạo môi trường học hứng thú, tự tin, hiệu quả và sáng tạo. Bên cạnh đó PPDH tích cực ở tiểu học còn phụ thuộc vào nội dung dạy học, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lứa tuổi tiểu học, phương tiện, hình thức dạy học và tính sáng tạo của GV.

Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa học tập cũng như phối hợp nhịp nhàng giữa các phương pháp để phát huy sự chủ động, tích cực, tự giác của người học.

1.2.5. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học‌

Theo Từ điển Tiếng Việt (2012): “Vận dụng là đem trí thức lí luận dùng vào thực tiễn. Vận dụng kiến thức khoa học vào sản xuất” (tr. 561).

Như vậy, vận dụng các PPDH tích cực ở tiểu học là đem các tri thức lí luận các PPDH tích cực vào việc day và học trong trường tiểu học nhằm phát huy tính tích cực trong nhận thức học sinh về chủ động, sáng tạo, tự giác đồng thời tạo môi trường học hứng thú, tự tin, hiệu quả, phong phú và sáng tạo.

Vận dụng các PPDH tích cực là yêu cầu cấp thiết trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện này với phương châm “Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn” (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2013) các kiến thức về các PPDH phải được thực hành áp dụng vào thực tế việc dạy và học.

Từ Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục ngày 04 tháng 11 năm 2013 Bộ GD&ĐT đã có những hướng dẫn và chỉ thị quyết liệt về việc đổi mới giáo dục. Đặc biệt văn bản số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013 về hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác cho các trường phổ thông. Công văn hướng dẫn các công tác về xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức hoạt động dạy học và phát triển thiết bị dạy


và học liệu. Việc xây dựng kế hoạch dự trên nguyên tắc đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng tiểu học đồng thời tăng cường tích hợp liên môn và đảm lựa chọn sử dụng phối hợp các PPDH tích cực phù hợp đặc biệt là phương pháp Bàn tay nặn bột. Việc tổ chức hoạt động thông qua tổ chuyên môn. Xây dựng hình thức dạy học đa dạng. Ngoài ra tăng cường phát triển các phương tiện dạy học.

Bên cạnh đó văn bản số 4612/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 của Bộ GD&ĐT có nêu rõ:

Tăng cường tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học;

Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng. (Bộ GD&ĐT, 2017, tr.14).

Việc vận dụng các PPDH tích cực ở tiểu học đã và đang diễn ra theo hướng “tăng cường hoạt động nhận thức tích cực, tự học và sáng tạo của học sinh” (Bộ GD&ĐT, 2013, tr.12) trong công tác đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học để đạt kết quả tốt.

1.2.6. Quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu‌

học

Quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực là một bộ phân trong công tác

quản lí nhà trường. Những tác động của chủ thế quản lí lên hoạt động vận dụng các


PPDH tích cực thông qua các chức năng quản lí nhằm đạt mục tiêu giáo dục.

Theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT (2013) chỉ đạo về triển khai thực hiện các PPDH tích cực các trường có trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí, khuyến khích GV áp dụng các PPDH tích cực. Các trường cũng tăng cường công tác quản lí họat động dạy học học của GV trên cơ sở quản lí kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động áp dụng các PPDH tích cực của GV tại đơn vị.

Như vậy quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực ở tiểu học chủ thể quản lí là hiệu trưởng bằng những tác động lên đối tượng quản lí hoạt động vận dụng các PPDH tích cực nhằm phát huy được tính tích cực trong nhận thức của HS về chủ động, sáng tạo, tự giác đồng thời tạo môi trường học hứng thú, tự tin, hiệu quả, phong phú và sáng tạo.

1.3. Hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học‌

1.3.1. Vai trò, vị trí của trường tiểu học‌

Theo Điều lệ trường tiểu học (2010) thì “trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.” Với nhiệm vụ trọng tâm “tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học”.

Mục tiêu giáo tiểu học cũng xác định giáo dục tiểu học là cơ sở, nền tảng giúp HS phát triển nhận thức đúng đắn.

Hoạt động vận dụng các PPDH tích cực ở trường tiểu học làm thúc đẩy phát triển nhận thức HS hướng tích cực phát huy tính chủ động sáng tạo, tự tin và hình thành nền tảng thói quen học tập suốt đời.

1.3.2. Mục tiêu hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực‌

Mục tiêu hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực dựa trên mục tiêu giáo dục cấp học từ đó xác định nội dung, hình thức và phương pháp vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp. Mục tiêu giáo dục tiểu học (2015) xác định rõ giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để cho các em có nền tảng bước lên trung học cơ sở.

Theo nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị


trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua. Nghị quyết đã xác định tình hình thực tế về phương pháp giáo dục còn lạc hậu là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp. Mục tiêu hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt phát triển khả năng sáng tạo, tích cực và học tập suốt đời. Bên cạnh đó hình thành thói quen thực hành vận dụng các PPDH tích cực cho GV.

Như vậy, mục tiêu vận dụng các PPDH tích cực ở tiểu học gồm những mục tiêu sau:

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt phát triển khả năng sáng tạo, tích cực và học tập suốt đời của HS.

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa học tập của HS. Hình thành thói quen thực hành vận dụng các PPDH tích cực của GV.

1.3.3. Nội dung hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực‌

Nội dung hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực là hệ thống các hoạt động có tri thức chọn lọc nhằm đạt mục đích giáo dục tiểu học đã định. Nội dung hoạt động phải đáp ứng mục tiêu giáo dục, mang tính khoa học nhằm mục đích phát triển năng lực, tính sáng tạo, chủ động và tự học của người học.

Dựa vào các định hướng dạy học tích cực của Trần Thị Hương (2012) và văn bản số 3535/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác ngày 27 tháng 5 năm 2013. Do đó đề tài xác định nội dung hoạt đông vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học có những nội dung sau:

Thứ nhất cải tiến PPDH truyền thống theo hướng tích cực hóa học tập. Phương pháp dạy truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, trực quan, thực hành, luyện tập… là những PPDH nền tảng. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc dạy và học. Tuy nhiên PPDH có nhược điểm là giáo viên truyền thụ kiến thức một chiều, còn học sinh bị động trong hoạt động nhận kiến thức trong hoạt động học. Cần cải tiến và đổi mới PPDH truyền thống để phát huy tối đa hiệu quả học tập. giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phương pháp tự đọc, tìm tòi khám phá, trình bày, báo cáo


nội dung học tập tìm hiểu được thông qua các kênh thông tin như sách giáo khoa, tài liệu học tập, internet, tranh ảnh, clip….. Giáo viên cũng có thể phối hợp thêm phần thuyết trình minh họa bằng lời hay trực quan, xây dựng tình huống học tập, đặt vấn đề cho học sinh giải quyết. Bên cạnh đó động viên, khuyến khích học sinh nêu ý kiến, nhận xét… và gia tăng các mối quan hệ tương tác dạy học, tổ chức dạy nhóm, cá nhân…

Thứ hai tăng cường vận dụng các PPDH tích cực như: Dạy học giải quyết vấn đề; Dạy học theo dự án; Dạy học theo định hướng giáo dục STEM…Hiện nay việc định hướng dạy học theo hướng phát triển năng lực người học được chú trọng, làm nền tảng cho chương trình Giáo dục phổ thông 2018 sắp tới.

Thứ ba phối hợp các PPDH tích cực và kĩ thuật dạy học. Giáo viên cần phối hợp và phát huy tính tích cực của các phương dạy học truyền thống và các phương pháp dạy học hiện đại. Mỗi phương pháp dạy học điều có ưu và nhược điểm riêng. Bên cạnh đó cần lựa chọn và sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với nội dung bài học và tình hình thực tế từ đó làm cho buổi học sinh động hơn. Vì vậy, cần lựa chọn và phối hợp các PPDH và kĩ thuật dạy học phù hợp với đặc điểm, tình hình lớp học.

Thứ tư vận dụng các PPDH tích cực để dạy học đặc thù bộ môn là điều rất cần thiết. Được sự định hướng và chỉ đạo từ Bộ GD&ĐT văn bản số 2070/BGDĐT- GDTH về triển khai dạy học Mĩ Thuật theo phương pháp mới ở TH và THCS ngày 12 tháng 5 năm 2016. Dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch gắn liền nội dung học tập vào thực tế đồng thời tạo hứng thú học tập cho HS. Bên canh đó tăng cường vận dụng một số phương pháp tích đặc thù bộ môn khác như: Tiếng Anh, Âm nhạc…

Thứ năm để kết quả việc vận dụng đạt hiệu quả thì cần tập trung bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS. Tăng cường bồi dưỡng cho HS các phương pháp tự học, làm việc nhóm…. GV cần lưu ý bồi dưỡng các phương pháp học cho HS phải thường xuyên. Bên cạnh đó tăng cường các kĩ năng sử dụng CNTT cho HS nhằm tăng cường hiệu quả dạy và học.

Thứ sáu trong một bài học giáo viên vận dụng phối hợp các phương pháp dạy,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2023