Sự Cần Thiết Của Việc Hoàn Thiện Các Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Về Tội Đua Xe Trái Phép

mới xuất hiện và diễn biến phức tạp, trong đó có tội đua xe trái phép, xâm phạm đến sự ổn định và bình thường của nơi công cộng và gây khó khăn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, cũng như toàn xã hội, trong đó có thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng; Cần Thơ; v.v...

Dự đoán về xu hướng phát triển của loại tội phạm này trong thời gian tới có những hướng chính sau:

Thứ nhất, tội đua xe trái phép diễn ra ngày càng phức tạp, hiện tượng đua xe trái phép liên tục tái diễn tại các thành phố lớn là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và không ngừng lan nhanh sang các địa phương khác như: Bình Dương, Bà Rịa, Vũng Tàu, Hải Phòng; v.v... Vài năm trước, tệ nạn đua xe máy trái phép thường bùng phát vào dịp mùa hè, khi học sinh, sinh viên được nghỉ và là thời điểm diễn ra nhiều giải bóng đá lớn. Nhưng thời gian gần đây, nạn đua xe trái phép lại diễn ra khá phổ biến, đa dạng.

Ví dụ: liên tục trong các đêm thứ 6, thứ 7, ngày 17, 18/11/2010, xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm và một số tuyến phố khác thuộc quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng xuất hiện hàng trăm đối tượng điều khiển xe máy chở 3, 4 người, phóng nhanh với tốc độ 70-80 km/h, rú ga, bấm còi inh ỏi, gây mất trật tự công cộng và đe dọa trật tự an toàn giao thông. Ngay trong đêm ngày 17, lực lượng tuần tra kiểm soát của Trung đoàn cảnh sát cơ động công an thành phố Hà Nội đã tạm giữ được 13 đối tượng và giao cho cơ quan điều tra xử lý. Không dừng lại ở đó ngay trong đêm ngày 18/11/2010, lại xuất hiện mọt tốp khác lại tiếp tục có hành vi đua xe trái phép và gây rối trật tự cộng cộng tại khu vực trên. Khi lực lượng chức năng tham gia giải toán đoàn đua, một số đối tượng quá khích đã đâm thẳng xe vào lực lượng làm nhiệm vụ, một số khác đã tìm cách lạng lách vào những con phố nhỏ nhằm tẩu thoát. Lực lượng làm nhiệm vụ đã kiên quyết trấn áp, giải tán số thanh niên tụ tập và bắt giữ, lập biên bản xử lý 106 đối tượng, thu giữ 15 phương tiện tham gia đua xe.

Ngay sau đó, Cơ quan cảnh sát điều tra, công an thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 16 đối tượng có hành vi đua xe trái phép và gây rối trật tự cộng cộng. Qua phân loại đối tượng, cơ quan điều ra đã phát hiện ngoài một số đối tượng thanh thiếu niên hư hỏng, hay tụ tập, không nghề nghiệp thì trong nhóm đua xe còn xuất hiện cả những học sinh, sinh viên, và và một số người từ địa phương khác đến làm việc và tạm trú tại Hà Nội.

Hai là, do quá trình phát triển đô thị hóa của nước ta trong những năm qua diễn ra với tốc độ nhanh, kèm theo đó là tệ nạn xã hội cũng phát triển theo. Không chỉ ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, mà ở những tỉnh lân cận như: Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Cà Mau, Long An, tình trạng đua xe trái phép đã diễn ra phổ biến. Đặc biệt là hình thức tổ chức những đoàn đua trên các tuyến đường liên tỉnh thành, gây nhiều bức xúc trong dư luận.

Ví dụ: đêm 23, rạng sáng ngày 24/9/2010, nhóm các tay đua tại Thành phố Hồ Chí Minh do Phạm Công Hoàng (tức Hoàng Phi Hổ, sinh năm 1988) dẫn đầu, dùng 3 xe ô tô chở theo 1 xe gắn máy được độ chế để đua và kéo theo hơn 100 đối tượng tham gia xuống Vũng Tàu để đua với nhóm tại Bình Dương do Phạm Chí Tâm (1981, ngụ tại Bến Cát, Bình Dương) cầm đầu. Đến 1h 30 phút rạng sáng ngày 24/9/2010 cuộc đua được tổ chức ngay trên Quốc lộ 3.2 thuộc phương 10, Tp Vũng Tàu. Các trinh sát PC45 - Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng với Đội CSGT huyện Rạch Chiếc, Đội CSGT quận thủ Đức và PC45 Công an tỉnh Bình Dương tóm gọn 26 tên trong đó có những tên cầm đầu trong đoàn đua.

Ba là, qua nghiên cứu vụ án đua xe trái phép trong thời gian qua tác giả nhận thấy đi cùng với nạn đua xe trái phép là hình thức đánh bạc cá độ, chống người thi hành công vụ liên tục gia tăng, cả về số vụ lẫn số lượng người tham gia: liên quan đến vụ án đua xe trái phép ngày đêm 23 rạng sáng ngày 24/9/2010, đã nêu tại ví dụ trên, tại cơ quan điều tra PC45 - Công an Thành phố

Hồ Chí Minh các đối tượng khai nhận đã thực hiện hành vi đua xe trái phép và khai nhận mức cá cược là 60 triệu đồng. Tuy nhiên, theo một cán bộ điều tra thuộc cơ quan điều tra PC45 - Công an Thành phố Hồ Chí Minh thì đây chỉ là số tiền cá cược giữa hai nhóm, còn những đối tượng ở vòng ngoài đứng xem, cổ vũ và cá độ với nhau thì mức tiền còn gấp nhều lần. Những đối tượng tham gia đua xe trái phép khi bị bao vây, bắt giữ đã rất manh động sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng làm nhiệm vụ hòng thoát thân, thậm chí có những đối tượng đã dùng cả vũ khí nóng mang theo để tấn công lại lực lượng truy đuổi.

Thứ tư, phương tiện đua ngày càng được cải tiến, và đa dạng. Hiện nay không chỉ xuất hiện những loại phương tiện đua phổ biến như trước đây là: ô tô, xe máy, xe gắn máy mà còn có cả hình thức đua xe đạp, xe xích lô, xe công nông và một số loại phương tiện khác. Thậm chí, có một số đối tượng con nhà khá giả, gia đình có điều kiện đã liên kết với những đối tượng bên ngoài đưa vào Việt Nam những loại xe đua có tốc độ cao, kiểu dáng kỳ dị và chưa được các cơ quan chức năng cho phép sử dụng tại việt Nam. Mặc dù sự tham gia của những loại phương tiện đua loại này chiếm tỉ lệ không lớn nhưng chúng cũng gây mất trật tự công cộng đồng thời gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông. Ngoài ra, việc xuất hiện ngày càng nhiều những cơ sở, lò độ xe trên địa bàn các thành phố lớn cũng là một trong những trở ngại của việc chống lại tội phạm đua xe trái phép. Từ những lò độ xe này, những tay đua có thể tụ tập, liên kết với nhau để cùng tổ chức những cuộc đua xe trái phép dễ dàng, là điểm hội tụ cho những quái xế coi thường kỷ cương của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Thứ năm, tình trạng những đối tượng tham gia cổ vũ cho những cuộc đua xe trái phép không hề suy giảm mà còn có dấu hiệu tăng nhanh. Hầu hết tại những cuộc đua xe trái phép thì thành phần không thể thiếu được đó là những đối tượng tham gia cổ vũ cho loại tội phạm này. Hiện tượng này là sự thể hiện tác động của tâm lý đám đông lên hành vi của những thanh niên. Khi

đối tượng đua xe được sự khích lệ của đám đông, chúng càng cảm thấy phấn khích hơn, và dễ bị kích thích nhiều hơn dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật. Những đối tượng cổ vũ có thể đứng thành đám đông hai bên đường, hò hét, kích động đoàn đua, gây cản trở, hoặc chống lại lực lượng chức năng khi họ tham gia làm nhiệm vụ giải tán đám đông, khi bị truy bắt chúng có thể khóa cổ xe máy, gọi thêm bạn bè để có thể lấn át lực lượng làm nhiệm vụ. Liều lĩnh hơn là chúng có thể tấn công, đạp đổ xe của lực lượng chức năng đang truy đuổi.

Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam - 13

Ví dụ: Ngày 15/7/2011, tổ tuần tra công tác thuộc trung đoàn Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội đang làm nhiệm vụ tại khu vực hồ Hoàn Kiếm thì phát hiện một đoàn đua xe máy lạng lách đánh võng do Vũ Văn Tuấn (1992, trú tại Trung Hòa, Nhân Chính) cầm đầu đoàn, có hành vi lạng lách, đánh võng. Ngay lập tức các chiến sĩ đã triển khai phương án bao vây, bắt được một số đối tượng cầm đầu, khi đang trên đường dẫn giải Vũ Văn Tuấn cùng một số tên về trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm giải quyết thì đồng bọn của chúng đi trên hàng trăm chiếc xe máy đã bao vây lực lượng bắt giữ nhằm giải thoát cho các đối tượng bị bắt giữ. Nhờ có sự hỗ trợ kịp thời của lực lượng PC45 - Công an thành phố mà đám đông gây hỗn loạn đã bị giải tán và một số đối tượng quá khích, có biểu hiện chống đối đã bắt giữ để xử lý.

3.1.2. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội đua xe trái phép

Có thể khẳng định, sự nghiệp cách mạng và xây dựng đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng trên đa lĩnh vực. Theo đó, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, dân trí... có nhiều biến đổi, khởi sắc và được trong và ngoài nước đánh giá cao. Trong thời gian tới, tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục thực hiện công

cuộc đổi mới, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, đưa đất nước tiến nhanh và vững bước trên con đường chủ nghĩa xã hội, thực hiện tốt hai nhiệm vụ - bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Bên cạnh đó, sản xuất của chúng ta phát triển với nhịp độ khả quan, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách phù hợp đang phát huy trong đời sống kinh tế - xã hội. Đặc biệt là quan hệ chính trị, kinh tế quốc tế, ngoại giao của nước ta đang được mở rộng và thu được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, chất lượng và hiệu quả của sức cạnh tranh còn kém, trình độ khoa học - công nghệ và nhiều lĩnh vực nhìn chung nước ta còn lạc hậu so với các nước. Lĩnh vực xã hội còn nhiều tồn tại, các tệ nạn xã hội đang phát triển, tham nhũng và suy thoái đạo đức ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng... Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng.

Ngoài ra, Văn kiện Đại hội của Đảng lần thứ X có nêu:

Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hóa - tư tưởng và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội; góp phần giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ...[23, tr. 37].

Trong quá trình kết hợp hai nhiệm vụ trên - nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội - đòi hỏi chúng ta cần chú ý ba quan điểm lớn sau đây:

Một là, sự ổn định và phát triển mọi mặt đời sống xã hội là nền tảng của an ninh, trật tự, phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường tiềm lực an ninh, trật tự;

Hai là, giữ vững an ninh trong tình hình mới, bảo đảm trật

tự, an toàn xã hội và tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cho sự phát triển kinh tế;

Ba là, kết hợp chặt chẽ kinh tế với an ninh, an ninh với kinh tế trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội [69, tr. 16].

Đặc biệt, thời kỳ từ nay đến năm 2020 có tính chất quan trọng, là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ của chúng ta là tập trung nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thuận lợi lớn nhất của nước ta là sự ổn định của chính trị - xã hội trong nước, là nền tảng vững chắc tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển nhiều mặt. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng và an ninh được tăng cường.‌


3.2. HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VỀ TỘI ĐUA XE TRÁI PHÉP

3.2.1. Nhận xét chung

Qua nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội đua xe trái phép và các văn bản pháp luật có liên quan đến hành vi đua xe trái phép cho chúng tôi có một số nhận xét chung sau:

Một là, về cơ bản, cấu thành tội đua xe trái phép, trước khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành, hành vi đua xe trái phép không được quy định thành một tội danh riêng để xử lý độc lập. Hành vi này có những biểu hiện rõ rệt của một tội danh mà Bộ luật hình sự năm 1985 quy định là tội gây rối trật tự công cộng. Vì thế mà quy định tại điều luật này đã được sử dụng để xử lý hành vi đua xe trái phép. Tuy nhiên, hành vi đua xe trái phép có những đặc điểm khác so với các hành vi này(như động cơ chính là muốn tạo cảm giác hưng phấn; nhằm thỏa mãn nhu cầu cá cược; thích nổi trội...) nên việc xử

lý về tội gây rối trật tự công cộng không thể hiện triệt để đường lối xử lý gắn sát với tính chất của hành vi đặc biệt là bằng việc xây dựng những tình tiết định khung tăng nặng phù hợp trong Điều 207 Bộ luật hình sự.

Hai là, theo quy định của Điều luật thì các phương tiện đua mà những đối tượng sử dụng chúng vào trong hoạt động phạm tội chủ yếu là những phương tiện giao thông đường bộ có gắn với động cơ như xe máy, ô tô. Tuy nhiên cũng có những phương tiện thuộc dạng lưỡng tính như xe đạp điện, xe xích lô có gắn đông cơ thì việc chứng minh chủ thể có sử dụng động cơ của những phương tiện này khi tham gia đua hay không là vấn đề phức tạp.Vì những đối tượng sử dụng những loại phương tiện trên cũng thường có ý thức lợi dụng sự lưỡng tính của phương tiện sử dụng để thực hiện đua xe. Vì vậy, vấn đề xác định đó là phương tiện đua xe hay không rất phức tạp, đặc biệt phương tiện xe đạp điện là loại phương tiện mà tầng lớp thanh thiếu niên hiện nay đang sử dụng rất phổ biến. Ngoài ra, còn một thành phần khác mà chúng ta phải chú ý đó là lực lượng đứng hai bên đường hoặc tham gia cổ vũ đua xe. Chính họ đã có tác động kích thích những đối tượng tham gia đua xe, gây mất trật tự an ninh.

Ba là, điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự tội đua xe trái phép người phạm tội phải thỏa mãn một trong hai điều kiện: Theo Điều 207 Bộ luật hình sự (đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung năm 2009 tại văn bản số 37/2009/QH 12 ngày 19/6/2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2010) hành vi đua xe trái phép chỉ bị coi là tội phạm nếu thuộc trong các trường hợp sau: việc đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác (gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác theo giải thích tại tài liệu tập huấn Bộ luật hình sự năm 1999, thiệt hại về sức khỏe ở đây được hiểu là gây thương tích cho người khác mà tỉ lệ thương tật dưới 11%; thiệt hại về tài sản được hiểu là gây thiệt hại cho tài sản của người khác có giá trị dưới 100 triệu đồng); người đua trái

phép ô tô, xe máy, hoặc các loại xe khác có gắn động cơ mà trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này chưa hết thời hạn để được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại vi phạm; người đua trái phép ô tô, xe máy, hoặc các loại xe khác có gắn động cơ trước đó đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Như vậy, trường hợp đua xe trái phép mà chưa gây ra hậu quả, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa có án tích về tội đua xe trái phép thì không được coi là tội phạm mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính (Nghị định số 146/2007 và nay là Nghị định số 34/2010/CP). Từ quy định trên chúng tôi cho rằng còn có bất cập vì bản thân hành vi đua xe trái phép (mà chưa cần phải gây ra hậu quả) đã có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội bởi vì hành vi này rõ ràng có tính nguy hiểm cao hơn nhiều so với một số hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ khác như đi không đúng làn đường, vượt quá tốc độ. Thực tiễn cũng cho thấy rằng những hành vi đua xe trái phép (chưa gây ra hậu quả) mà chỉ bị xử phạt hành chính là quá nhẹ, chế tài này không đủ nghiêm khắc để răn đe, ngăn ngừa những hành vi nguy hiểm cho xã hội, nó cũng là rào cản cho quá trình thực thi nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, và xét xử vì họ phải chứng minh người thực hiện hành vi đua xe trái phép phải có một trong những điều kiện trên mới mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự với đối tượng phạm tội.

Bốn là, mức phạt tiền trong khoản 1 Điều 207 Bộ luật hình sự khi được áp dụng là hình phạt chính và tại khoản 5 Điều 207 khi được áp dụng là hình phạt bổ sung cho người phạm tội nói chung còn tương đối thấp (từ

5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng tại khoản 1 Điều 207 và từ

5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khoản 5) vì hầu hết những đối tượng tham gia đua xe trái phép đều thuộc thành phần gia đình khá giả, có điều kiện, lại được nuông chiều việc phạt với số tiền như vậy sẽ không đủ để răn đe và giáo dục họ. Ngoài ra, khi áp dụng vào điều kiện thực tại thì số tiền phạt trên không còn phù hợp so với hiện tại (mức nộp phạt quy định tại Điều 207 Bộ luật

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 07/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí