Kết quả khảo sát ở bảng 2.1 cho thấy, mục tiêu cụ thể “Giúp học sinh nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân” được số ý kiến lựa chọn cao nhất, chiếm 99%, còn mục tiêu tổng quát của hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới “Hình thành ở học sinh năng lực định hướng nghề nghiệp” cũng được đa số cán bộ quản lý, giáo viên lựa chọn với tỷ lệ 87.0% số khách thể.
Các mục tiêu còn lại như “Hiểu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội“; “Nắm được một số thông tin chính về các ngành nghề ở địa phương, các ngành nghề thuộc lĩnh vực sản xuất chủ yếu, giúp học sinh lựa chọn được hướng đi sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở” cũng được đông đảo khách thể khảo sát lựa chọn (tỷ lệ % khách thể lựa chọn các mục tiêu này lần lượt là 67% và 85.0%).
Trong phiếu khảo sát, chúng tôi đã sử dụng hai tem không phải là các mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới với mục đích để đánh giá chính xác hơn nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có rất nhiều giáo viên và cán bộ quản lý lựa chọn hai tem này. Trong đó “Nắm được một số thông tin chính về các ngành nghề ở địa phương, các ngành nghề thuộc lĩnh vực sản xuất chủ yếu, giúp học sinh lựa chọn được hướng đi sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở” có 94 người lựa chọn chiếm 94,0%; còn “Giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của việc học và lựa chọn con đường tiếp tục học Trung học phổ thông” có tỷ lệ tương ứng là 95,0%.
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, nhiều cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang vẫn còn mơ hồ trong nhận thức về mục tiêu hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới khi cho rằng mục đích hướng nghiệp chính là việc dạy nghề cho học sinh để họ có thể có được việc làm sau khi tốt nghiệp hoặc giúp các em tiếp tục lựa chọn con đường học Trung học phổ thông. Nhận thức về hoạt động hướng nghiệp sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng nội dung, lựa chọn phương thức tổ chức... hoạt động này. Do đó, Hiệu trưởng của các trường Trung học cơ sở cần tiến hành các tác động để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động này đạt được hiệu quả cao.
2.3. Thực trạng hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
2.3.1. Thực trạng nội dung hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
Kết quả khảo sát 20 cán bộ quản lý, 80 giáo viên các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang về thực trạng nội dung hoạt động hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2. Thực trạng nội dung hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Mức độ thực hiện | Tổng điểm | Điểm trung bình | |||||||
Thường xuyên | Đôi khi | Chưa bao giờ | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
Hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp | Tìm hiểu một số nghề truyền thống ở Việt Nam | 66 | 66.0 | 30 | 30.0 | 4 | 4.0 | 262 | 2.62 |
Tìm hiểu một số nghề truyền thống ở địa phương | 89 | 89.0 | 5 | 5.0 | 6 | 6.0 | 283 | 2.83 | |
Tìm hiểu những nghề phổ biến trong xã hội hiện đại | 86 | 86.0 | 4 | 4.0 | 10 | 10.0 | 276 | 2.76 | |
Tìm hiểu những nghề nghiệp mà học sinh quan tâm | 66 | 66.0 | 7 | 7.0 | 27 | 27.0 | 239 | 2.39 | |
Hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định | Khảo sát hứng thú nghề nghiệp, khảo sát năng lực, phẩm chất của học sinh và đánh giá sự phù hợp đối với nghề nghiệp mà các em quan tâm | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 100 | 100.0 | 100 | 1.0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Hoạt Động Hướng Nghiệp Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Sự Phối Hợp Của Các Lực Lượng Giáo Dục Khác Trong Việc Thực Hiện Hoạt Động Hướng Nghiệp
- Cơ Chế, Chính Sách Đối Với Cán Bộ Làm Công Tác Hướng Nghiệp Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Hướng Nghiệp Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lí Hoạt Động Hướng Nghiệp Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Xây Dựng Kế Hoạch Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Mức độ thực hiện | Tổng điểm | Điểm trung bình | |||||||
Thường xuyên | Đôi khi | Chưa bao giờ | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
hướng nghề nghiệp | Rèn cho học sinh các phẩm chất và năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp | 0 | 0.0 | 37 | 37.0 | 63 | 63.0 | 137 | 1.37 |
Đánh giá những phẩm chất và năng lực của học sinh liên quan đến nghề mà học sinh quan tâm | 0 | 0.0 | 33 | 33.0 | 67 | 67.0 | 133 | 1.33 | |
Định hướng học sinh xây dựng kế hoạch phát triển bản thân để đạt được yêu cầu định hướng nghề nghiệp | 0 | 0.0 | 24 | 24.0 | 76 | 76.0 | 124 | 1.24 | |
Hoạt động lựa chọn nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp | Xây dựng các nhóm môn học ở phổ thông liên quan đến nghề mà học sinh quan tâm | 0 | 0.0 | 28 | 28.0 | 72 | 72.0 | 128 | 1.28 |
Xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp cho học sinh | 0 | 0.0 | 20 | 20.0 | 80 | 80.0 | 120 | 1.20 | |
Tư vấn, định hướng việc lựa chọn nghề/ hướng đi cho học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở | 0 | 0.0 | 33 | 33.0 | 67 | 67.0 | 133 | 1.33 |
Kết quả ở bảng 2.2 cho thấy các nội dung hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học cơ sở được thực hiện với mức độ khác nhau. Điểm trung bình dao động từ 1 đến 2.83 điểm.
Nội dung được thực hiện thường xuyên hơn cả chủ yếu thuộc nhóm “Hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp”. Tỷ lệ % của các nội dung thuộc nhóm này được đánh giá thực hiện thường xuyên đều chiếm trên 2/3 số khách thể khảo sát và lần lượt là 89.0% (“Tìm hiểu một số nghề truyền thống ở địa phương”), 86% (“Tìm hiểu những nghề phổ biến trong xã hội hiện đại”), 78% (“Tìm hiểu những nghề nghiệp mà học sinh quan tâm”) và 66.0 % (“Tìm hiểu một số nghề truyền thống ở Việt Nam”).
Các hoạt động hướng nghiệp thuộc hai nhóm nội dung “Hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp” và “Hoạt động lựa chọn nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp” được đánh giá thực hiện chủ yếu ở mức độ đôi khi và chưa bao giờ (điểm trung bình của hai nhóm này dao động từ 1 đến 1.37). Trong đó, nội dung vô cùng quan trọng, là căn cứ để định hướng nghề nghiệp cho học sinh là “Khảo sát hứng thú nghề nghiệp, khảo sát năng lực, phẩm chất của học sinh và đánh giá sự phù hợp đối với nghề nghiệp mà các em quan tâm” đều được 100% ý kiến cho là chưa bao giờ thực hiện. Theo chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện các nội dung này còn hạn chế do đây là những nội dung tương đối mới mẻ trong hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình này chưa được thực thi trong thực tiễn, chưa có hướng dẫn cụ thể nên việc thực hiện hay không là do sự chủ động của nhà trường, của giáo viên khi tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho học sinh. Để tìm hiểu rõ hơn nội dung này, chúng tôi trao đổi thêm với một số giáo viên và được biết rằng các các nội dung này chỉ được thực hiện giới thiệu nhanh trong các tiết hướng nghiệp ở trên lớp. Ví dụ, nội dung “Xây dựng các nhóm môn học ở phổ thông liên quan đến nghề mà học sinh quan tâm” hay “Tư vấn, định hướng việc lựa chọn nghề, hướng đi cho học sinh sau khi tốt nghiệp” giáo viên thuyết trình hoặc trao đổi với học sinh ở trên lớp, không dựa trên các bài tập đánh giá hoặc các tiêu chí cụ thể nào đó để thực hiện với cá nhân hay nhóm học sinh do thời lượng chương trình hạn chế và không có giáo viên chuyên trách nên không đủ các công cụ thực hiện các nội dung này.
Không có sự khác biệt lớn trong đánh giá mức độ thực hiện các nội dung hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của giữa cán bộ quản lý và giáo viên các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
2.3.2. Thực trạng phương thức hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang
Khảo sát phương thức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.3.Thực trạng phương thức hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang
Mức độ thực hiện | Tổng điểm | Điểm trung bình | |||||||
Thường xuyên | Đôi khi | Chưa bao giờ | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
Phương thức khám phá | Tham quan thực tế các cơ sở sản xuất, nhà máy xí nghiệp, các làng nghề truyền thống | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 100 | 100.0 | 100 | 1.0 |
Phương thức thể nghiệm | Diễn đàn hướng nghiệp | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 100 | 100.0 | 100 | 1.0 |
Đóng kịch về các nội dung hướng nghiệp | 0 | 0.0 | 29 | 29.0 | 71 | 71.0 | 129 | 1.29 | |
Tổ chức hội thảo về hướng nghiệp | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 100 | 100.0 | 100 | 1.0 | |
Hội thi hướng nghiệp | 0 | 0.0 | 6 | 6.0 | 94 | 94.0 | 106 | 1.06 | |
Trò chơi hướng nghiệp | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 100 | 100.0 | 100 | 1.0 | |
Phương thức cống hiến | Tổ chức hoạt động lao động công ích | 100 | 100.0 | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 300 | 3.0 |
Tham gia vào quá trình sản xuất ở địa phương | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 100 | 100.0 | 100 | 1.0 | |
Học nghề, dạy nghề | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 100 | 100.0 | 100 | 1.0 | |
Phương thức nghiên cứu | Cho học sinh tham gia đề tài, dự án hướng nghiệp | 0 | 0.0 | 66 | 66.0 | 34 | 34.0 | 166 | 1.66 |
Cho học sinh tham gia khảo sát, điều tra các thông tin về hướng nghiệp | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 100 | 100.0 | 100 | 1.0 | |
Học sinh tham gia sáng tạo khoa học, công nghệ | 0 | 0.0 | 66 | 66.0 | 34 | 34.0 | 166 | 1.66 | |
Một số phương thức tổ chức khác | Thuyết trình | 100 | 100.0 | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 300 | 3.0 |
Vấn đáp | 89 | 89.0 | 11 | 11.0 | 0 | 0.0 | 211 | 2.11 | |
Thảo luận | 80 | 80.0 | 20 | 20.0 | 0 | 0.0 | 220 | 2.20 |
Kết quả khảo sát bảng 2.3 cho thấy các phương thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Lạng Giang chưa đồng đều. Điểm trung bình dao động từ 1 đến 3 điểm.
Những phương thức nặng về lý thuyết, mang tính chất truyền thống theo chương trình phổ thông hiện hành được thực hiện thường xuyên hơn cả, đó là: Tổ chức lao động công ích, thuyết trình; Vấn đáp; Thảo luận. Tỷ lệ % khách thể lựa chọn mức độ thường xuyên cho các phương thức này lần lượt là 100%, 100%, 89% và 80%.
Nhiều phương thức mang tính đặc thù, có hiệu quả đối với hoạt động hướng nghiệp cho học sinh chưa được thực hiện (Tham quan thực tế các cơ sở sản xuất, nhà máy xí nghiệp, các làng nghề truyền thống; Diễn đàn hướng nghiệp; Tổ chức hội thảo về hướng nghiệp) hoặc chỉ thực hiện chủ yếu ở mức độ đôi khi (Đóng kịch về các nội dung hướng nghiệp; Cho học sinh tham gia đề tài, dự án hướng nghiệp; Học sinh tham gia sáng tạo khoa học, công nghệ). Trong vài năm trở lại đây, theo chủ trương của Bộ Giáo dục và đào tạo, học sinh các trường Trung học cơ sở và trung học phổ thông tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật hàng năm. Đề tài của học sinh rất phong phú, thuộc 22 lĩnh vực khác nhau như khoa học xã hội và hành vi, khoa học động vật, hóa sinh, Y sinh và khoa học Sức khỏe, kỹ thuật Y Sinh, sinh học tế bào và phân tử, hóa học, Sinh học trên máy tính và Sinh –Tin, Khoa học Trái đất và Môi trường, Hệ thống nhúng, Kĩ thuật cơ khí, kỹ thuật môi trường, năng lượng
v.v. Tham gia cuộc thi này, học sinh được làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học, ở học sinh sẽ hình thành và phát triển các phẩm chất của một nhà khoa học, từ đó có thể củng cố và phát triển ở học sinh năng lực nghề nghiệp gắn với lĩnh vực khoa học mà học sinh tham gia. Tuy nhiên, chỉ có một số rất ít học sinh tham gia các cuộc thi này (vài em/trường), trong khi đó hoạt động hướng nghiệp cần được triển khai trên diện rộng, cho học sinh toàn trường.
Những hạn chế về phương thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang đòi hỏi Hiệu trưởng cần quan tâm trong việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải thay đổi, phải vận dụng các phương thức mới gây hứng thú cho người học, giúp người học hiểu rõ những phẩm chất, năng lực của bản thân và hướng tới những nghề nghiệp phù hợp với họ.
2.3.3. Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục trong hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang
Đánh giá kết quả giáo dục trong hoạt động hướng nghiệp cho học sinh là căn cứ quan trọng giúp cho các nhà quản lý và giáo viên có sự điều chỉnh hoạt động này
kịp thời, góp phần hình thành ở học sinh năng lực định hướng nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân... Chúng tôi tiến hành khảo sát 20 cán bộ quản lý và 80 giáo viên của các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang về thực trạng đánh giá kết quả hoạt động hướng nghiệp và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.4. Thực trạng đánh giá hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Đánh giá kết quả hoạt động hướng nghiệp | Mức độ thực hiện | Tổng điểm | Điểm trung bình | ||||||
Thường xuyên | Đôi khi | Chưa bao giờ | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Nội dung đánh giá: Đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh ở từng khối lớp | ||||||||
Đánh giá hiểu biết của học sinh về thế giới nghề nghiệp | 90 | 90.0 | 10 | 10.0 | 0 | 0.0 | 290 | 2.90 | |
Đánh giá quá trình rèn luyện phẩm chất, năng lực của học sinh liên quan đến nghề nghiệp | 95 | 95.0 | 5 | 5.0 | 0 | 0.0 | 295 | 2.95 | |
Đánh giá hoạt động lựa chọn nghề nghiệp và kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp của HS | 85 | 85.0 | 15 | 15.0 | 0 | 0.0 | 285 | 2.85 | |
2 | Tổ chức đánh giá hoạt động hướng nghiệp | ||||||||
Đánh giá thường xuyên | 45 | 45.0 | 45 | 45.0 | 10 | 10.0 | 235 | 2.35 | |
Đánh giá định kỳ | 40 | 40.0 | 60 | 60.0 | 0 | 0.0 | 240 | 2.40 | |
3 | Phương thức đánh giá | ||||||||
Quan sát | 75 | 75.0 | 25 | 25.0 | 0 | 0.0 | 275 | 2.75 | |
Vấn đáp | 70 | 70.0 | 30 | 30.0 | 0 | 0.0 | 270 | 2.70 | |
Bài thu hoạch | 68 | 68.0 | 32 | 32.0 | 0 | 0.0 | 268 | 2.68 | |
Test trắc nghiệm | 90 | 90.0 | 10 | 10.0 | 0 | 0.0 | 290 | 2.90 | |
Sản phẩm hoạt động | 50 | 50.0 | 50 | 50.0 | 0 | 0.0 | 250 | 2.50 | |
Tự đánh giá của học sinh | 78 | 78.0 | 22 | 22.0 | 0 | 0.0 | 278 | 2.78 | |
Đánh giá của giáo viên và phụ huynh học sinh | 67 | 67.0 | 33 | 33.0 | 0 | 0.0 | 267 | 2.67 | |
Đánh giá dựa trên kết quả tổng hợp về năng lực và phẩm chất của học sinh thông qua các môn học và hoạt động khác | 79 | 79.0 | 21 | 21.0 | 0 | 0.0 | 279 | 2.79 |
Kết quả khảo sát cho thấy:
- Về nội dung đánh giá: Các nội dung được đánh giá bao gồm; Đánh giá hiểu biết của học sinh về thế giới nghề nghiệp; Đánh giá quá trình rèn luyện phẩm chất, năng lực của học sinh liên quan đến nghề nghiệp; Đánh giá hoạt động lựa chọn nghề nghiệp và kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp của học sinh. Theo ý kiến của đa số cán bộ quản lý và giáo viên được khảo sát, các nội dung này được thực hiện chủ yếu ở mức độ thường xuyên. Điểm trung bình dao động từ 2.85 đến 2.95. Tỷ lệ % khách thể lựa chọn mức độ thường xuyên cho các nội dung này lần lượt là 90%, 95% và 85%. Việc đánh giá này là cơ sở để điều chỉnh hoạt động hướng nghiệp cho học sinh, giúp cho hoạt động hướng nghiệp đạt kết quả cao hơn.
- Có sự phân tán ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về việc tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp cho học sinh khi tỷ lệ % của mức độ thường xuyên và đôi khi là tương đương nhau. Điều này mâu thuẫn với ý kiến về nội dung đánh giá được trình bày ở trên.
- Về phương thức đánh giá: Phương thức đánh giá chủ yếu đối với hoạt động hướng nghiệp hiện nay ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tình Bắc Giang là quan sát, trắc nghiệm (90% ý kiến lựa chọn mức độ thường xuyên). Các phương thức khác cũng được đông đảo khách thể lựa chọn mức độ thường xuyên như “Đánh giá dựa trên kết quả tổng hợp về năng lực và phẩm chất của học sinh thông qua các môn học và hoạt động khác”(79%); “Tự đánh giá của học sinh” (78% ý kiến). Theo chúng tôi, các phương thức đánh giá này chưa phản ánh được khách quan kết quả hoạt động hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới bởi khó tách bạch được những phẩm chất, năng lực định hướng nghề nghiệp nào được phát triển thông qua hoạt động hướng nghiệp hay các hoạt động dạy học, giáo dục khác khi các nhà trường đánh giá dựa trên kết quả tổng hợp về năng lực và phẩm chất của học sinh thông qua các môn học và hoạt động khác. Tương tự như vậy với phương pháp quan sát. Thực trạng này đòi hỏi các nhà trường cần bổ sung những phương thức đánh giá khác để đảm bảo kết quả đánh giá sát với thực tế, có tác dụng đối với hoạt động hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn cô Đ.T.V.A của trường Trung học cơ sở Tân Thịnh huyện Lạng Giang và được biết: Do chương trình giáo dục phổ thông mới chưa được triển khai trong thực tiễn, nhiều giáo viên chưa hiểu về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc theo chương trình này. Các nhà trường hiện nay chủ yếu vẫn thực hiện hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình hiện hành, chưa có sự dịch chuyển