Mở rộng phạm vi liên kết với các trường khác để giáo viên có điều kiện trao đổi nhằm cập nhật kiến thức và học hỏi nâng cao năng lực tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình phổ thông mới cho học sinh Trung học cơ sở.
Nhà trường phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, tập huấn một cách cụ thể rõ ràng, đồng thời tổ chức thực hiện nội dung kế hoạch theo đúng lộ trình đã xây dựng.
3.2.6. Thực hiện xã hội hóa, đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động hướng nghiệp theo chương trình phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở
3.2.6.1. Mục đích
Nhằm khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất của các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, nhất là dành cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp, tăng nguồn kinh phí, đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động hướng nghiệp; Huy động nguồn tài chính cho các hoạt động tham quan học tập tại các cơ sở sản xuất.
3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch và phối hợp với cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội hỗ trợ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hoặc tài trợ, cho mượn... phục vụ cho công tác hướng nghiệp: Xây dựng phòng hướng nghiệp trong trường Trung học cơ sở. Phòng hướng nghiệp cần được trang bị các phương tiện đặc trưng như: tranh ảnh, báo chí, tài liệu giới thiệu các ngành nghề; tranh ảnh các nghệ nhân, các học sinh cũ của trường có thành tích tiêu biểu trong lao động sản xuất hoặc thành đạt ở các vị trí việc làm khác nhau; tranh ảnh, thông tin các công ty, đơn vị sản xuất ở địa phương, các làng nghề truyền thống; các sách hướng nghiệp; các sách về trắc nghiệm tâm lí học; hệ thống máy tính có kết nối Internet; phần mềm hướng nghiệp... giúp học sinh có thể tự đọc, tự tra cứu, tìm hiểu các thông tin nghề nghiệp, từ đó có nhận thức tốt và định hướng con đường đi sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở một cách dễ dàng hơn. Thường xuyên kiểm tra, bảo quản các cơ sở vật chất đảm bảo luôn hoạt động tốt và cập nhật những thông tin mới về nghề cho phòng hướng nghiệp. Tổ chức những cuộc thi, tìm hiểu, sưu tầm về các thông tin nghề nghiệp cho học sinh, lấy kết quả đó xây dựng phòng hướng nghiệp của nhà trường.
- Trang bị phòng học trên lớp có hệ thống máy chiếu, máy tính; bàn ghế trong lớp học có thể di chuyển linh động để giúp cho việc tổ chức các hoạt động hướng nghiệp theo bài học ở trên lớp của giáo viên được dễ dàng hơn, tăng cường hứng thú cho học sinh với mỗi một nội dung học tập và giúp giáo viên vận dụng được các phương thức tổ chức dạy học phù hợp.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Lãnh đạo trường Trung học cơ sở tạo dựng mối quan hệ tốt với các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường, với chính quyền địa phương, chủ động liên hệ, làm việc, thống nhất các nội dung và kế hoạch thực hiện hoạt động, ký kết các bản ghi nhớ hợp tác giữa các đơn vị trong việc liên kết tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh.
Trường Trung học cơ sở cần được cấp kinh phí để xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho phòng hướng nghiệp cũng như các loại phương tiện dạy học hướng nghiệp khác để kiện toàn cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động tham qua, dã ngoại, trải nghiệm, học qua thực tiễn để phục vụ cho công tác hướng nghiệp.
Các lực lượng trong và ngoài nhà trường cần nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động hướng nghiệp đối với học sinh Trung học cơ sở và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương cũng như đất nước; có mong muốn và tích cực phối hợp với nhà trường, sẵn sàng đóng góp các nguồn lực theo khả năng của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, tất cả vì tương lai của thế hệ trẻ, của đất nước.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp đề xuất trên đây có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Trong các biện pháp trên các biện pháp: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở và tổ chức bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên các trường Trung học cơ sở là các biện pháp mang tính định hướng cơ bản giúp cho quá trình thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở có hiệu quả cao. Các biện pháp về Bám sát mục tiêu hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới để xây dựng kế hoạch hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở; Giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế
hoạch hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh trung học cơ sở; Thành lập ban phụ trách công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường trung học cơ sở; Thực hiện xã hội hóa,đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động hướng nghiệp theo chương trình phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở là các biện pháp có tính chất tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động hướng nghiệp và quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện có hiệu quả.
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Nhằm xác định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang được đề xuất trong luận văn.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
- Khảo sát và đánh giá tính cần thiết của các biện pháp thông qua trưng cầu ý kiến
- Khảo sát và đánh giá tính khả thi của các biện pháp thông qua trưng cầu ý kiến
- Thu thập ý kiến, xử lý số liệu.
3.4.3. Đối tượng tiến hành khảo nghiệm
- Cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang: 20 người
- Giáo viên các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang: 40 người. Tổng số: 60 người.
3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm
Sử dụng phiếu khảo sát mức độ cần thiết (Rất cần thiết, Cần thiết, Ít cần thiết) và tính khả thi (Rất khả thi, Khả thi và Ít khả thi) của các biện pháp đề xuất trong luận văn.
3.3.5. Kết quả khảo nghiệm
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã đề xuất đều được giáo viên, cán bộ quản lý đánh giá ở mức độ rất cần thiết, cần thiết và rất khả thi, khả thi. Kết quả khảo nghiệm được thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất
Mức độ cần thiết | Mức độ khả thi | |||||
RCT | CT | ICT | RKT | KT | IKT | |
1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở | 60 (100%) | 0 (0.0%) | 0 (0.0%) | 60 (100%) | 0 (0.0%) | 0 (0.0%) |
2. Bám sát mục tiêu hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới để xây dựng kế hoạch hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở | 60 (100%) | 0 (0.0%) | 0 (0.0%) | 50 (83.3%) | 10 (16.7%) | 0 (0.0%) |
3. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh trung học cơ sở | 60 (100%) | 0 (0.0%) | 0 (0.0%) | 45 (75.0%) | 15 (25.0%) | 0 (0.0%) |
4. Thành lập ban phụ trách công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường trung học cơ sở | 55 (91.6%) | 5 (8.4%) | 0 (0.0%) | 54 (90.0%) | 6 (10.0%) | 0 (0.0%) |
5. Tổ chức bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên các trường Trung học cơ sở | 60 (100%) | 0 (0.0%) | 0 (0.0%) | 57 (95.0%) | 3 (5.0%) | 0 (0.0%) |
6. Thực hiện xã hội hóa,đảm bảo cơ sở vật chấtcho hoạt động hướng nghiệp theo chương trình phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở | 60 (100%) | 0 (0.0%) | 0 (0.0%) | 45 (75.0%) | 15 (25.0%) | 0 (0.0%) |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Hướng Nghiệp Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lí Hoạt Động Hướng Nghiệp Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Xây Dựng Kế Hoạch Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Đối Với Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Huyện Lạng Giang
- Quản lí hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 13
- Quản lí hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 14
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Kết quả bảng 3.1 cho thấy về mức độ cần thiết: Các biện pháp được đề xuất trong luận văn được đánh giá ở mức độ rất cần thiết với 100% ý kiến ở biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở”, “Bám sát mục tiêu hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới để xây dựng kế hoạch hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở”, “Giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh trung học cơ sở”, “Tổ chức bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên các trường Trung học cơ sở”, “Thực hiện xã hội hóa, đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động hướng nghiệp theo chương trình phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở”.
+ Biện pháp “Thành lập ban phụ trách công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường Trung học cơ sở” cũng được đánh giá ở mức độ rất cần thiết ( 91.6%) và cần thiết (8.4%). Không có biện pháp nào là không cần thiết đối với quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang.
Về tính khả thi: Các biện pháp đề xuất được đánh giá ở mức rất khả thi là “Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở” (100%), “Tổ chức bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên các trường Trung học cơ sở” (95.0%), “Thành lập ban phụ trách công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường Trung học cơ sở” (90.0%).
Như vậy, kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang mà chúng tôi đề xuất cho phép khẳng định có thể sử dụng những biện pháp này trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả của hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các nhà trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở thực tiễn hoạt động hướng nghiệp và quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới cùng với những ưu điểm và hạn chế hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở, các biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới được đề xuất mang tính thiết thực góp phần làm cho hoạt động hướng nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Năm nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp: nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ; nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn; nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả; nguyên tắc kế thừa và phát triển; nguyên tắc khả thi đã được đề cập. Các nguyên tắc trên hoàn toàn phù hợp và sát thực tiễn làm cho hoạt động hướng nghiệp đi đúng hướng và đạt chất lượng hiệu quả.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở; Bám sát mục tiêu hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới để xây dựng kế hoạch hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở; Giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh trung học cơ sở; Thành lập ban phụ trách công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường Trung học cơ sở; tổ chức bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên các trường Trung học cơ sở; Thực hiện xã hội hóa, đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động hướng nghiệp theo chương trình phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở.
Các biện pháp được xây dựng trên cơ sở khoa học và tuân thủ theo các nguyên tắc cần quán triệt, được khảo nghiệm về mức độ cần thiết, tính khả thi do đó có thể vận dụng trong quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang nói riêng và các trường Trung học cơ sở nói chung.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở được hiểu là toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp học sinh bước đầu hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp, thực hiện phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp và góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh ở trường Trung học cơ sở.
Quản lí hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở là quá trình người Hiệu trưởng thực hiện các biện pháp quản lí đối với nội dung hoạt động hướng nghiệp quy định trong chương trình hoạt động hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở, thực hiện phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp và góp phần giáo dục toàn diện học sinh ở trường Trung học cơ sở.
Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy: Giáo viên và cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã có những hiểu biết nhất định về mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng chưa đồng đều, sâu sắc, chỉ tập trung vào các mục tiêu, nội dung, phương thức quen thuộc, thường xuyên sử dụng, còn những mục tiêu, nội dung, phương thức mới, các hoạt động kiểm tra đánh giá mang tính mới chưa được nhiều lựa chọn và còn có sự chênh lệch giữa các nội dung, tiêu chí, giữa nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý.
Việc tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện chưa đầy đủ ở các nội dung, sử dụng các phương thức chưa mang tính đặc trưng, người học chưa được trải nghiệm mà chủ yếu vẫn là quá trình trang bị kiến thức, thông tin từ phía nhà trường, hoạt động chưa có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên, chưa trở thành một hoạt động bắt buộc ở nhà trường Trung học cơ sở, các phương thức kiểm tra còn mang nặng tính lý thuyết, chưa có sự chuyên sâu ở các nội dung hoạt động hướng nghiệp; sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các lực lượng
trong và ngoài nhà trường còn ở mức độ rất thấp, chưa có tính liên kết, hoạt động vẫn được coi như là hoạt động độc lập của trường Trung học cơ sở.
Kết quả khảo sát công tác quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang trên các mặt lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá chủ yếu được đánh giá ở mức độ trung bình và một phần ở mức độ yếu, rất ít lựa chọn ở mức độ khá và không có lựa chọn ở mức độ tốt.
Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở như: nhận thức, năng lực tổ chức hoạt động hướng nghiệp của giáo viên; nhận thức, năng lực quản lí hoạt động hướng nghiệp của cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở; nhận thức và năng lực học tập của học sinh; các hướng dẫn chỉ đạo thực hiện chương trình hoạt động hướng nghiệp trong Chương trình giáo dục phổ thông mới; tầm quan trọng của bộ phận chuyên trách hướng nghiệp trong nhà trường, các điều kiện kinh tế tài chính của nhà trường cũng như các điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương, sự phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong việc thực hiện các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh ở trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình phổ thông mới, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, bao gồm: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở; Bám sát mục tiêu hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới để xây dựng kế hoạch hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở; Giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh Trung học cơ sở; Thành lập ban phụ trách công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường Trung học cơ sở; tổ chức bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên các trường Trung học cơ sở; Thực hiện xã hội hóa, đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động hướng nghiệp theo chương trình phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở.