- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích khảo sát: Thu thập thông tin để đánh giá thực trạng HĐGDHN và biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng thông qua việc sử dụng bảng hỏi
Nội dung: Thực trạng biện pháp HĐGDHN và công tác quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng
Đối tượng, số lượng: Điều tra 21 CBQL, 96 giáo viên, 150 học sinh khối 9 của 4 trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng
Dùng phụ lục 1 có 3 câu để hỏi 150 học sinh; phụ luc 2 có 15 câu để hỏi CBQL và giáo viên; dùng phụ lục 3 có 6 câu để hỏi 42 cán bộ quan lí và giáo viên về tính cần thiết và tính khả thi
Cách thức thực hiện: Xây dựng bảng hỏi và gởi đến cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh khối 9 của 4 trường.
- Phương pháp phỏng vấn
Mục đích phỏng vấn: Nhằm thu thập thêm thông tin về thực trạng hoạt động GDHN và công tác quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng - 1
- Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng - 2
- Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Tại Các Trường Trung Học Cơ Sở Dân Tộc Nội Trú
- Nhà Giáo Dục Và Học Sinh Tham Gia Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Tại Các Trường Trung Cơ Sở Dân Tộc Nội Trú
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Của Ban Giám Hiệu Và Giáo Viên Tại Các Trường Thcs Dân Tộc Nội
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
Nội dung phỏng vấn: Công tác giảng dạy GDHN và quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường được khảo sát
Đối tượng, số lượng: 4 cán bộ quản lí, 12 giáo viên dùng bảng hỏi có 6 câu hỏi Cách thức thực hiện: Phỏng vấn lần lượt từng CBQL trường và GVCN của 4 trường THCS dân tộc nội trú bằng các câu hỏi soạn sẵn, phỏng vấn về thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm làm căn cứ để đề xuất các biện
pháp một cách hiệu quả.
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng công cụ thống kê là phần mềm SPSS phiên bản 22.0. Sử dụng các công thức trong phần mềm SPSS để xử lý kết quả khảo sát, phân tích kết quả khảo sát và đánh giá mức độ trung bình và độ lệch chuẩn của phương pháp điều tra.
8. Cấu trúc của đề tài
MỞ ĐẦU: gồm lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, khách thể và đối tượng nghiên cứu, giả thuyết khoa học, nhiêm vụ nghiên cứu, giới hạn và phạm vi nghiên cứu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
NỘI DUNG: gồm 03 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động GDHN cho học sinh THCS dân tộc nội trú
Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động GDHN tại các trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng
Chương 3: Giải pháp quản lí hoạt động GDHN cho học sinh THCS dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng
Kết luận và khuyến nghị
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ DÂN TỘC NỘI TRÚ
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Hướng nghiệp học đường và nghề nghiệp đã có lịch sử lâu đời và phát triển với bề dày trên dưới 100 năm trên thế giới và đã trở thành một lĩnh vực tác nghiệp chuyên môn và chính sách được tích hợp chặt chẽ trong các hệ thống giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm, dịch vụ và chính sách của nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Trong hệ thống giáo dục, giáo dục trung học phổ thông là giai đoạn học tập chính quy cuối cùng của đa phần thanh thiếu niên học sinh. Giáo dục trung học cơ sở là cầu nối của giáo dục tiểu học với trung học phổ thông là giai đoạn chuẩn bị cho các em tiếp bước vào các trường trung học phổ thông hoặc cho các em bước vào thế giới nghề nghiệp, do đó phải trang bị cho các em những tri thức khoa học, những kỹ năng cơ bản của lao động nghề nghiệp, ý thức nghề nghiệp, tổ chức kỷ luật nhằm góp phần đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Trong khi đó, số học sinh khối trung học cơ sở nếu các em không học tiếp tục lên trung học phổ thông, khi rời ghế nhà trường với vốn kiến thức ít ỏi không có cơ sở và khả năng hội nhập vào cuộc sống lao động – xã hội. Xuất phát từ thực tiễn như vậy, trong xã hội có giai cấp, đã có các nhà tư tưởng giáo dục tiến bộ đưa ra những hình thức giáo dục gắn với lao động nghề.
Vào giữa thế kỷ 19, Ở Pháp xuất hiện cuốn sách “Hướng nghiệp chọn nghề” Nội dung cuốn sách đề cập tới vấn đề phát triển đa dạng của nghề do sự phát triển công nghiệp. Ngay khi đó, người ta đã thấy tính đa dạng, phức tạp của hệ thống nghề nghiệp, tính chuyên môn hóa vượt lên hẳn so với giai đoạn sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, qua đó khẳng định tính cấp thiết phải giúp đỡ thanh thiếu niên và học sinh đi vào “Thế giới nghề nghiệp” nhằm sử dụng hiệu quả lao động trẻ tuổi. Đến năm 1975, Nước pháp tiến hành cải cách giáo dục nhằm hướng vào: tăng cường giáo
dục tự nhiên và toán học, trong đó tăng kiến thức thực hành đối với khoa học tự nhiên, đưa giáo dục kỹ thuật vào để đảm bảo sự liên hệ giữa trường học và đời sống, đồng thời vẫn giữ vững ý nghĩa của các môn xã hội và nhân văn, giảm bớt tính hàn lâm trong việc cung cấp kiến thức khoa học, tăng cường tỷ trọng các kiến thức có ý nghĩa thực dụng và ý nghĩa hướng nghiệp để giúp học sinh trung học chuẩn bị đi vào đào tạo và cuộc sống nghề nghiệp.
Ở Cộng hòa liên bang Đức, cũng quan tâm đến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học lao động nghề nghiệp, tổ chức cho học sinh phổ thông thực tập ở các nhà máy, xí nghiệp, ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
Ở Nhật bản, công trình “ Cải cách giáo dục Nhật bản hướng tới thế kỉ XXI” của Magumi Nishino (Viên nghiên cứu giáo dục Nhật bản) đã nghiên cứu khá sâu vấn đề bồi dưỡng tri thức và kỹ năng cơ bản của những ngành nghề cần thiết cho học sinh phổ thông. Theo tác giả, học sinh trung học phải được: Bồi dưỡng tri thức và kỹ năng cơ bản của những ngành cần thiết trong xã hội có thái độ tôn trọng đối với lao động và có khả năng lựa chọn nghề tương tương lai phù hợp với mỗi cá nhân. Từ lâu giáo dục Nhật bản đã chú ý đến hoàn thiện nội dung, hình thức dạy học kỹ thuật nhằm cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng lao động nghề nghiệp và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông. Trong vòng 30 năm 1952 – 1982 nhiều cuộc cải cách giáo dục đã được tiến hành, với mục đích đảm bảo cho giáo dục phổ thông đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó, nhiều biện pháp đã được áp dụng để nâng cao trình độ đào tạo nghề nghiệp và khoa học tự nhiên trong các trường tiểu học và trung học cơ sở.
Tại Philippin, một trong những mục tiêu giáo dục phổ thông là đào tạo nguồn nhân lực với trình độ tay nghề cần thiết để có thể lựa chọn nghề. Chính vì thế mà cấp II đã thực hiện giáo dục nghề nghiệp và chuẩn của học sinh là phải đạt được những kiến thức, kỹ năng, thông tin nghề nghiệp và tin thần làm việc tối thiểu cần thiết để có thể chọn nghề. Sang cấp III tập trung một số lĩnh vực cụ thể như hướng nghiệp – dạy nghề.
Tại Thái Lan, ngay từ đầu tiểu học đã trạng bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng tối thiểu của một số công việc nội trợ, nông nghiệp và nghề thủ công. Sang cấp II đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp gắn với một nghề trên cơ sở phù hợp với độ tuổi, sở thích nhu cầu của mỗi học sinh, đây là bước tiền đề cho học sinh đi vào cấp III. Giáo dục nghề nghiệp gắn liền với hướng nghiệp nhằm cung cấp cho học sinh những kỹ năng nghề nghiệp, tất cả các trường phải dạy nghề theo quy định của Bộ Giáo dục, học sinh đạt chuẩn sẽ được cấp chứng chỉ nghề.
Jacques Delors, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế độc lập về giáo dục cho thế kỷ XXI của UNESCO khi phân tích “Những trụ cột của giáo dục” đã viết “Học tri thức, học làm việc, học cách chung sống và học cách tồn tại”, đó là bốn trụ cột mà Ủy ban đã trình bày và minh họa những nền tảng của giáo dục. Theo tác giả vấn đề giáo dục hướng nghiệp và học nghề của học sinh phổ thông là một căn bản không thể thiếu được trong giáo dục. Tác giả đã nhấn mạnh việc học sinh có cơ hội phát triển năng lực của mình bằng cách tham gia các hoạt động nghề nghiệp song song với việc học tập tri thức (https://www.google.com.vn//khxhnvghean.gov.vn, 2017).
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, trước hết phải kể đến quan điểm mang tính định hướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Bác, một nhà trường vì nhu cầu “học, làm, sống tốt” của xã hội học tập là “nhà trường xã hội chủ nghĩa”. “Học đi với lao động. Lý luận đi với thực hành. Cần cù đi với tiết kiệm”: học tốt (học đi với lao động, với thực hành), làm tốt (lao động, thực hành đi với học), sống tốt (cần, kiệm).
Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 29/12/2000 của Quốc hội về đổi mới chương chương trình giáo dục phổ thông, yêu cầu giáo dục phổ thông, nêu rõ “ Bảo đảm sự thông nhất kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục; tăng cường tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực (Trần Xuân Thủy, et al, 2013).
Chỉ thị số 33/2003/BGDĐT, ngày 23/7/2003 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, nêu rõ: “ Nghiêm túc
triển khai thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp ở các trường THCS, THPT và trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp theo tài liệu hướng dẫn của BGD-ĐT, giúp học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp, tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động và đánh giá năng lực bản thân, hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề nghiệp, ngành học phù hợp với năng lực các nhân và yêu cầu của xã hội. Những huyện miền núi có thể thành lập trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp gắn với trường phổ thông dân tộc nội trú của huyện.
Nghị quyết TW 2 của Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII đề ra nhiệm vụ của ngành giáo dục cả nước là cần mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1997).
Quyết định số 267/2005/QĐ – TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng chính phủ về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú với các nội dung sau về đối tượng: Là học sinh tốt nghiệp các trường THCS dân tộc nội trú, được cử tuyển học nghề nội trú, trong đó ưu tiên con em các dân tộc thiểu số ở khu vực đặc biệt khó khăn; về hình thức tổ chức học nghề: Học nghề nội trú tại các cơ sở dạy nghề công lập có đủ điều kiện dạy nghề nội trú được áp dụng cho những nghề với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên; về chính sách: Học sinh học nghề thuộc đối tượng quy định, trong thời gian học nghề được hưởng học bổng, trợ cấp xã hội và các chính sách khác như học THPT dân tộc nội trú.
Trong văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần IX đã ghi rõ:
Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, 1997)
Tới Đại hội X và XI, Đảng ta đã xác định đổi mới toàn diện giáo dục – đào tạo, yêu cầu dạy học phân ban và tự chọn ở cấp THPT trên cơ sở làm tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh từ THCS. Đây cũng là cơ sở mở đường cho công tác nghiên cứu và hoạt động hướng nghiệp, đào tạo nghề phổ thông hiện nay (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011).
Liên tiếp từ 1981 – 2005, Ban Giáo dục hướng nghiệp, Bộ Giáo dục đã nghiên cứu biên soạn tài liệu Sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS và các lớp khối PTTH như “ Một số cơ sở công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông”, NXB Giáo dục Hà Nội, 2000; “Hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp năm 2000
– 2001 và phương hướng năm học 2001 – 2002”, Hà Nội, 2001; Tài liệu hoạt động hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, Hà Nội, 2003, cùng với đó là hệ thống bộ họa đồ nghề, hệ thống test được mở rộng, một số thiết bị tư vấn nghề được nghiên cứu cải tiến, hoàn chỉnh theo hướng hiện đại hóa, trong đó có đề cập đậm nét vấn đề tư vấn nghề, đã xây dựng được nhiều bản họa đồ nghề có giá trị thực tiễn để phục vụ tư vấn nghề.
Trong những năm gần đây, các nhà tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, kinh tế học, chính trị học đã tiếp cận nhiều vấn đề dạy nghề phổ thông phổ và hoạt động GDHN cho học sinh phổ thông ở các khía cạnh khác nhau.
Đổi mới công tác hướng nghiệp cho phù hợp với kinh tế thị trường. Quán triệt chủ trương đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh việc củng cố và phát triển các trung tâm KTTH - HN – DN.
(Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trung tâm lao động - hướng nghiệp, Hà Nội, 1992) của GS - TS Phạm Tất Dong. Kết quả cho thấy “Trong số những người không kiếm ra việc làm có đến 85% là thanh niên. Trong tổng số thanh niên đứng ngoài việc làm thì 67,4% là không biết nghề”. Trên cơ sở đó, tác giả xác định cần: “Chú trọng việc hình thành những năng lực nghề nghiệp cho thế hệ trẻ để tự tìm ra việc làm”, đồng thời: “Tiếp sau quá trình hướng nghiệp, dứt khoát phải dạy nghề cho học sinh đây sẽ là một nguyên tắc rất cơ bản”.
Mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn nghề nghiệp đã được tác giả Hoàng Đức làm sáng tỏ: “Trong cơ chế đổi mới hiện nay vấn đề chuẩn bị nghề nghiệp là một yêu cầu nóng bỏng của thực tế xã hội”. Học vấn phổ thông và học vấn nghề nghiệp có phần giao thoa ngày càng rõ theo hướng mô đun hoá ở mức phổ thông. Phần giao thoa đó ngày càng lớn nghĩa là công tác GDHN và dạy nghề phổ thông được tiến hành sớm và phát triển mạnh, đó là cơ sở cho việc định hướng và phân
luồng học sinh, chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Kết quả nghiên cứu của tác giả hoàn toàn phù hợp với xu thế đổi mới của giáo dục trung học hiện nay, giáo dục trung học đang ngày càng không còn là nền giáo dục cho một số ít người như vào đầu thế kỷ XX, giáo dục trung học ngày nay không phải chỉ để cho người học lên, mà còn chuẩn bị cho thanh niên đi vào thế giới lao động nghề nghiệp.
Công trình nghiên cứu những bài giảng về quản lý trường học (NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1984) của GS-TSKH Nguyễn Văn Hộ đề cập đến vấn đề: Thiết lập và phát triển hệ thống hướng nghiệp cho học sinh Việt Nam. Trong đó tác giả xây dựng luận chứng cho hệ thống hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đề xuất những hình thức phối hợp giữa nhà trường, các cơ sở đào tạo nghề, cơ sở sản xuất hướng nghiệp - dạy nghề, các lực lượng khác tham gia vào công tác giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông cho học sinh phổ thông.
“Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam”, PGS.TS Đặng Danh Ánh. Đây là công trình tập hợp các bài giảng, bài viết về hướng nghiệp đã công bố ở trong nước hoặc số ít chưa công bố, đồng thời, bàn luận một số vấn đề mới: sự nảy sinh các ngành nghề trong ba nền kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế tri thức); phân loại và mô tả các đặc điểm hoạt động nghề nghiệp; cơ sở pháp lý hình thành hệ thống hướng nghiệp và các loại hình hướng nghiệp ở Việt Nam; hướng nghiệp với vấn đề phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân;
Đề xuất giải pháp tăng cường công tác tư vấn giáo dục truyền thông về hướng nghiệp, triển khai ứng dụng và hoàn thiện một số trắc nghiệm nghề nghiệp cho HS phổ thông theo yêu cầu thị trường lao động ở TP.Hồ Chí Minh.
(PGS-TS Lý Ngọc Sáng, năm 2003).
Đây là đề tài đã đưa ra Bộ công cụ trắc nghiệm và đã áp dụng thí điểm thành công tại một số trường.
“Giáo dục phổ thông và hướng nghiệp - nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá” (Đề tài khoa học cấp nhà nước KX-05-09), đã