Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Hướng Nghiệp Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang

sang chương trình mới. Vì thế, việc tổ chức hoạt động hướng nghiệp còn nhiều hạn chế về mọi mặt nếu đánh giá bằng tiêu chí của hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Để khảo sát thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên của các nhà trường. Kết quả thu được ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới


STT


Nội dung

Mức độ thực hiện (SL)


Tổng điểm


Điểm TB

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém

1

Xác định mục tiêu hoạt động hướng nghiệp

0

22

78

0

0

322

3.22

2

Xác định nội dung hoạt động hướng nghiệp

0

22

71

7

0

315

3.15

3

Xác định phương thức hoạt động hướng nghiệp

0

20

77

3

0

325

3.25


4

Xác định thời gian thực

hiện hoạt động hướng nghiệp


0


23


74


3


0


320


3.20


5

Xác định các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính thực hiện hoạt động hướng

nghiệp


0


24


74


2


0


322


3.22


6

Xác định các thế mạnh và khó khăn của nhà trường trong việc thực hiện hoạt

động hướng nghiệp


0


28


68


4


0


324


3.24


7

Xác định các biện pháp phối hợp với các lực lượng giáo dục khác thực

hiện hoạt động hướng nghiệp


0


21


77


2


0


319


3.19

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 8

Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy: Các nội dung lập kế hoạch quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang được đánh giá chủ yếu ở mức trung bình với số ý kiến lựa chọn mức độ này chiếm khoảng 2/3 số lượng khách thể. Điểm trung bình dao động từ 3.15 đến 3.25. Bên cạnh đó, không có ý kiến nào đánh giá các nội dung này ở mức độ tốt và kém; Rải rác một số ý kiến lựa chọn mức độ khá và yếu. Nội dung được đánh giá tốt nhất là “Xác định phương thức hoạt động hướng nghiệp” điểm trung bình 3.25 xếp thứ nhất; tiếp the đó là nội dung “Xác định các thế mạnh và khó khăn của nhà trường trong việc thực hiện hoạt động hướng nghiệp” có điểm trung bình là 3.24. Xếp ở hai vị trí cuối cùng là nội dung “Xác định các biện pháp phối hợp với các lực lượng giáo dục khác thực hiện hoạt động hướng nghiệp” và “Xác định nội dung hoạt động hướng nghiệp” có điểm trung bình là 3.19 và 3.15.

Trong lập kế hoạch quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới, việc đầu tiên là cần xác định mục tiêu của hoạt động. Đây là căn cứ để tiến hành các công việc tiếp theo như xác định nội dung, phương thức, các điều kiện và nguồn lực cho hoạt động. Vì thế, hạn chế ở khâu xác định mục tiêu sẽ kéo theo những yếu kém trong việc thực hiện các nội dung có liên quan.

Thực tế hiện nay, các trường trung học cơ sở vẫn thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình hiện hành và chủ yếu dành cho học sinh khối lớp 9 với thời lượng rất ít, chỉ 1 tiết/tháng. Đây chưa phải là hoạt động giáo dục bắt buộc như chương trình giáo dục phổ thông mới, không có quy định về kiểm tra đánh giá. Cùng với đó, các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt nên hoạt động hướng nghiệp trong trường chưa được chú trọng. Vì thế, công tác lập kế hoạch thường chỉ dừng lại ở việc trao đổi trong các cuộc họp chuyên môn, họp hội đồng trường, chưa có bản kế hoạch riêng với các nội dung được xác định cụ thể liên quan đến hoạt động hướng nghiệp. Đây cũng chính là một hạn chế trong công tác quản lí hoạt động hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cần được khắc phục.

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Công tác tổ chức là khâu quan trọng trong hoạt động quản lí, đó là bước thực hiện kiện toàn nhân sự thực hiện các nhiệm vụ công việc. Kết quả đánh giá về công tác tổ chức quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang được thể hiện trong bảng 2.6.

Bảng 2.6. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới


STT


Nội dung

Mức độ tổ chức thực hiện (SL)

Tổng điểm

Điểm TB

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém


1

Xây dựng lực lượng tham gia hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường bằng việc thành lập Ban hướng nghiệp, xác định rõ mục đích nhiệm vụ của Ban hướng nghiệp trong tổ chức và thực hiện hoạt động hướng nghiệp cho

học sinh


0


4


73


23


0


281


2.81


2

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên tham gia hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường phù hợp với phẩm chất và

năng lực của cán bộ


0


12


60


28


0


284


2.84


3

Phối hợp với cha mẹ học sinh trong giáo dục hướng

nghiệp cho học sinh


0


2


76


22


0


280


2.80


4

Phối hợp với các tổ chức xã hội trong trường Trung học cơ sở thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh (Đoàn thanh niên, Hội Cha mẹ học sinh, Công

đoàn Nhà trường)


0


0


76


24


0


276


2.76


5

Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương (Ủy ban nhân dân xã, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn

Thanh niên xã...)


0


0


78


22


0


278


2.78


6

Phối hợp với các tổ chức kinh tế, đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện hoạt động

hướng nghiệp


0


0


81


19


0


281


2.81

Kết quả bảng 2.6 cho thấy công tác tổ chức thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang không được đánh giá cao bởi cán bộ quản lý, giáo viên mà chúng tôi khảo sát. Không có ý kiến nào đánh giá ở mức độ tốt và kém mà phân bố ở các mức độ khá, trung bình và yếu, trong đó tập trung chủ yếu ở mức độ trung bình. Điểm trung bình các nội dung được đánh giá dao động từ 2.76 đến 2.84.

Trong công tác tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, việc đầu tiên cần thực hiện là: Xây dựng lực lượng tham gia hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường bằng việc thành lập Ban hướng nghiệp, xác định rõ mục đích nhiệm vụ của Ban hướng nghiệp trong tổ chức và thực hiện hoạt động hướng nghiệp cho học sinh. Từ đó kéo theo các nội dung khác như: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên tham gia hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường phù hợp với phẩm chất và năng lực của cán bộ; Phối hợp với cha mẹ học sinh trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh; Phối hợp với các tổ chức xã hội trong trường Trung học cơ sở thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh (Đoàn thanh niên, Hội Cha mẹ học sinh, Công đoàn Nhà trường); Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương (Ủy ban nhân dân xã, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên xã...). Do đó, nếu nội dung thứ nhất không thực hiện tốt sẽ kéo theo hạn chế trong việc thực hiện các nội dung còn lại. Số liệu khảo sát của chúng tôi cho thấy không có sự khác biệt lớn trong đánh giá việc thực hiện các nội dung tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang mà chúng tôi nêu trên. Đồng thời, kết quả này cũng phù hợp với số liệu khảo sát về công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Kết quả khảo sát thực trạng các biện pháp chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang được thể hiện trong bảng 2.7:

Bảng 2.7. Thực trạng chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

STT

Nội dung

Mức độ thực hiện (SL)

Tổng

điểm

Điểm

TB

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém


1

Chỉ đạo tập thể sư phạm nhà trường nghiên cứu các nội dung hoạt động hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới và các quy định hướng dẫn thực hiện hoạt động

hướng nghiệp hiện hành


0


3


79


18


0


285


2.85


2

Chỉ đạo quán triệt thực hiện mục tiêu hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường

trung học cơ sở


0


2


80


18


0


284


2.84


3

Chỉ đạo thực hiện các nội dung của hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho

học sinh


0


5


83


12


0


293


2.93


4

Chỉ đạo lựa chọn, vận dụng phương thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường trung học cơ sở

và của địa phương


0


1


84


15


0


286


2.86


5

Chỉ đạo hoạt động đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình

giáo dục phổ thông mới


0


4


79


17


0


287


2.87

Nội dung

Mức độ thực hiện (SL)

Tổng

điểm

Điểm

TB

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém


6

Chỉ đạo phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục

phổ thông mới


0


5


75


20


0


285


2.85


7

Chỉ đạo việc cấp kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho việc thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục

phổ thông mới


0


6


76


18


0


288


2.88


8

Chỉ đạo tổng kết quá trình thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhận xét, đánh giá, rút kinh

nghiệm cho hoạt động


0


7


78


15


0


292


2.92

STT


Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy công tác chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang chủ yếu được đánh giá ở mức độ trung bình (Điểm trung bình dao động từ 2.84 đến 2.93).

Để thực hiện được hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới, trước hết cán bộ, giáo viên phải am hiểu về hoạt động này. Vì thế, Chỉ đạo tập thể sư phạm nhà trường nghiên cứu các nội dung hoạt động hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới và các quy định hướng dẫn thực hiện hoạt động hướng nghiệp hiện hành là một biện pháp quan trọng cần được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn 18% cán bộ quản lý, giáo viên trong mẫu khảo sát của

chúng tôi đánh giá biện pháp này là yếu và 79% đánh giá ở mức trung bình. Các biện pháp khác trong nội dung chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới cũng được đánh giá ở mức trung bình với tỷ lệ tương đương (Chỉ đạo quán triệt thực hiện mục tiêu hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới - 88%; Chỉ đạo thực hiện các nội dung của hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh – 83%; Chỉ đạo hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 79%; Chỉ đạo phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 75%; Chỉ đạo việc cấp kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho việc thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 76%; Chỉ đạo lựa chọn, vận dụng phương thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường trung học cơ sở và của địa phương - 84%; Chỉ đạo tổng kết quá trình thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho hoạt động - 78%). Trao đổi với chúng tôi, thầy Đ.Q.H trường Trung học cơ sở Tân Thịnh cho biết: Hiện nay, nhà trường vẫn chỉ thực hiện chương trình hướng nghiệp cho học sinh khối lớp 9 với số tiết là 9 tiết/năm theo chương trình hiện hành. Do đó, Hiệu trưởng chỉ tập trung chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm khối lớp 9 phụ trách hoạt động hướng nghiệp của khối lớp mình mà không triển khai đối với các khối lớp khác.

Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang chưa sát sao trong việc chỉ đạo thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Mặc dù hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở với tư cách là một hoạt động giáo dục bắt buộc chưa được triển khai trong thực tiễn nhưng cần có quá trình dịch chuyển để giáo viên, những người làm công tác hướng nghiệp dần làm quen, bắt nhịp và thực hiện có hiệu quả khi chương trình chính thức được thực hiện.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang,tỉnh Bắc Giang

STT

Nội dung

Mức độ thực hiện (SL)

Tổng

điểm

Số

lượng

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém


1

Kiểm tra công tác lập kế hoạch hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới của

giáo viên


0


5


71


24


0


281


2.81


2

Kiểm tra thực hiện các nội dung hoạt động hướng nghiệp của từng khối lớp theo chương trình giáo dục

phổ thông mới


0


5


71


24


0


281


2.81


3

Kiểm tra việc sử dụng, vận dụng các phương thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ

thông mới


0


3


72


25


0


278


2.78


4

Kiểm tra kết quả thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới (về mức độ đạt được của các phẩm chất và năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh so với yêu cầu cần cần đạt được ở

từng khối lớp)


0


0


72


28


0


272


2.72


5

Kiểm tra các điều kiện đảm bảo thực hiện hoạt động hướng nghiệp (nhân lực, tài lực, phương tiện phục vụ hoạt động hướng

nghiệp)


0


7


73


20


0


287


2.87

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 27/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí