Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Ngày 23/6, tại mảnh đất biên giới cực Tây của Tổ quốc, tỉnh Điện Biên đã tổ chức lễ ra mắt huyện mới Nậm Pồ theo Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 của Chính phủ.
Địa giới hành chính huyện Nậm Pồ được thành lập trên cơ sở điều chỉnh, chia tách với gần 93.000 km2 diện tích tự nhiên và trên 28.000 nhân khẩu thuộc 10 xã của huyện Mường Nhé gồm các xã: Pa Tần, Chà Cang, Nà Khoa, Nà Bủng, Nà Hỳ, Na Cô Sa, Nậm Tin, Nậm Nhừ, Nậm Chua, Vàng Đán và toàn bộ trên 57.000 km2 diện tích tự nhiên với gần 15.000 nhân khẩu thuộc 5 xã của huyện Mường Chà, gồm các xã: Chà Tở, Nậm Khăn, Chà Nưa, Si Pa Phìn và Phìn Hồ.
Huyện mới Nậm Pồ có 8/15 xã là xã biên giới, phía Đông giáp huyện Mường Chà, phía Tây giáp huyện Mường Nhé và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Bắc giáp huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Như vậy, huyện Nậm Pồ có diện tích tự nhiên gần 150.000 km2; dân số gần 44.000 nhân khẩu thuộc 10 dân tộc với trên 95% cư dân là đồng bào dân tộc thiểu số.
* Tình hình về giáo dục mầm non ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Trên địa bàn huyện Nậm Pồ, quy mô trường lớp đã và đang phát triển đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em và thực hiện tốt công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.
Bảng 2.1. Quy mô mạng lưới trường, lớp, trẻ mầm non các trường Mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ năm học 2016 - 2017
Đơn vị tính | Tổng số | |
1. Số trường học - Trường | 11 | |
Công lập | 11 | |
Ngoài công lập | ||
2. Số lớp học – Lớp | 289 | |
Công lập | 289 | |
Ngoài công lập | ||
3. Sô phòng học – Phòng | 289 | |
Công lập | 289 | |
Ngoài công lập | ||
3. Số giáo viên - Người | 360 | |
Công lập | 360 | |
Ngoài công lập | ||
4. Số trẻ mầm non - trẻ mầm non | 5,682 | |
Công lập | 5,682 | |
Ngoài công lập | ||
Số trẻ mầm non bình quân một lớp học - Trẻ mầm non | 19.7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lí Luận Về Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thẩm Mĩ Cho Trẻ Mẫu Giáo Ở Trường Mầm Non.
- Một Số Vấn Đề Lí Luận Về Hoạt Động Giáo Dục Thẩm Mĩ Cho Trẻ Mẫu Giáo Ở Trường Mầm Non
- Chỉ Đạo Hoạt Động Giáo Dục Thẩm Mĩ Cho Trẻ Mẫu Giáo
- Thực Trạng Nhận Thức Về Mục Đích Của Hoạt Động Gdtm Cho Trẻ Ở Các Trường Mầm Non Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên
- Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thẩm Mĩ Cho Trẻ Mẫu Giáo Ở Các Trường Mầm Non Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Kế Thừa Và Hệ Thống
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
(Nguồn thống kê Phòng GD&ĐT huyện Nậm Pồ)
Bảng 2.2. Thống kê Số trường, số lớp mẫu giáo theo xã phường thị trấn của huyện Nậm Pồ năm học 2016-2017
Địa điểm | Số trường | Số lớp | |||
Công lập | Ngoài công lập | Công lập | Ngoài công lập | ||
1 | Chà Cang | 1 | 0 | 14 | 0 |
2 | Si Pa Phìn | 1 | 0 | 25 | 0 |
3 | Chà Nưa | 1 | 0 | 16 | 0 |
4 | Chà Tở | 1 | 0 | 18 | 0 |
5 | Nậm Khăn | 1 | 0 | 14 | 0 |
6 | Nậm Chua | 0 | 0 | 15 | 0 |
7 | Vàng Đán | 0 | 0 | 25 | 0 |
8 | Nậm Nhừ | 0 | 0 | 15 | 0 |
9 | Nậm Tin | 0 | 0 | 17 | 0 |
10 | Na Cô Sa | 1 | 0 | 20 | 0 |
11 | Pa Tần | 1 | 0 | 15 | 0 |
12 | Phìn Hồ | 1 | 0 | 18 | 0 |
13 | Nà Khoa | 1 | 0 | 24 | 0 |
14 | Nà Hỳ | 1 | 0 | 25 | 0 |
15 | Nà Bủng | 1 | 0 | 28 | 0 |
Tổng số | 11 | 0 | 289 | 0 |
(Nguồn thống kê Phòng GD&ĐT huyện Nậm Pồ)
Bảng 2.3. Thống kê số phòng học, số trẻ mầm non và số giáo viên mẫu giáo theo xã phường thị trấn của huyện Nậm Pồ năm học 2016-2017
Địa điểm | Số phòng học | Số trẻ mầm non | Số giáo viên | ||||
Công lập | Ngoài công lập | Công lập | Ngoài công lập | Công lập | Ngoài công lập | ||
1 | Chà Cang | 14 | 0 | 282 | 0 | 23 | 0 |
2 | Si Pa Phìn | 25 | 0 | 615 | 0 | 29 | 0 |
3 | Chà Nưa | 16 | 0 | 300 | 0 | 25 | 0 |
4 | Chà Tở | 18 | 0 | 292 | 0 | 26 | 0 |
5 | Nậm Khăn | 14 | 0 | 232 | 0 | 16 | 0 |
6 | Nậm Chua | 15 | 0 | 273 | 0 | 16 | 0 |
7 | Vàng Đán | 25 | 0 | 433 | 0 | 28 | 0 |
8 | Nậm Nhừ | 15 | 0 | 293 | 0 | 18 | 0 |
9 | Nậm Tin | 17 | 0 | 348 | 0 | 20 | 0 |
10 | Na Cô Sa | 20 | 0 | 480 | 0 | 24 | 0 |
11 | Pa Tần | 15 | 0 | 264 | 0 | 22 | 0 |
12 | Phìn Hồ | 18 | 0 | 361 | 0 | 20 | 0 |
13 | Nà Khoa | 24 | 0 | 430 | 0 | 30 | 0 |
14 | Nà Hỳ | 25 | 0 | 496 | 0 | 31 | 0 |
15 | Nà Bủng | 28 | 0 | 583 | 0 | 32 | 0 |
Tổng số | 289 | 0 | 5682 | 0 | 360 | 0 |
Qua đó, Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định tạo nên chất lượng giảng dạy trong nhà trường, việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn là nội dung quan trong không thể thiếu trong quá trình phát triển đội ngũ, để nâng cao được chất lượng “Hai tốt” thì đội ngũ giáo viên phải có trình đạt và vượt chuẩn theo quy định của Điều lệ trường mầm non, có kiến thức vững vàng, kỹ năng năng sư phạm tốt. Hằng năm Hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân nhân lực có trình độ cao, quan tâm nhiều đến nâng
cao chất lượng đội ngũ bằng nhiều hình thức: Tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề, tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp vượt chuẩn để nhà trường luôn có một đội ngũ phát triển mạnh về số lượng và chất lượng.
Bên cạnh đó còn có những hạn chế:
- Đội ngũ giáo viên trong các nhà trường còn thiếu so với định biên, nhiều đồng chí nghỉ hưu không có giáo viên thay thế kịp thời. Việc tuyển dụng giáo viên mới còn khó khăn. Do đó việc nâng cao chất lượng dạy và học còn chưa đạt kết quả cao.
- Việc quản lý của hiệu trưởng thông qua các hoạt động đôi lúc chưa sát sao, công tác đánh giá, xếp loại giáo viên thông qua hồ sơ, dự giờ, hội giảng, sinh hoạt chuyên môn đôi lúc còn biểu hiện hình thức, biểu dương khen thưởng chưa kịp thời, làm hạn chế tích tích cực và chưa phát huy đuợc sự sáng tạo của giáo viên và trẻ mầm non.
- Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc thiết kế chương trình giáo dục mầm non, lựa chọn nội dung giáo dục đưa vào các chủ đề trong năm học, còn gò bó, chưa đảm bảo tính linh hoạt. Việc đánh giá chất lượng đầu ra thông qua các sản phẩm học tập của trẻ chưa được quan tâm nhiều.
- Cơ sở vật chất một số trường diện tích chật hẹp, còn thiếu các phòng chức năng như: Phòng âm nhạc, phòng nghệ thuật, thiết bị dạy học một số trường đầu tư không đồng bộ, việc khai thác sử dụng đồ dùng, đồ chơi đạt hiệu quả chưa cao.
Những hạn chế nêu trên đã đã ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Để khắc phục những vấn đề đó đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng, biện pháp quản lý hoạt động GDTM cho trẻ MG tốt hơn nữa, ngoài ra đòi hỏi sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương và ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng cho các cấp học nói chung và bậc học mầm non nói riêng.
2.2. Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
2.2.1. Mục đích khảo sát
Thu thập, xử lý số liệu, phân tích và đánh giá được thực trạng QL hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Cung cấp các minh chứng cần thiết làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDTM cho trẻ trên địa bàn.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Đối với CBQL các trường mầm non: Khảo sát thực trạng nhận thức về hoạt động GDTM cho trẻ; thực trạng về việc thực hiện công tác quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên và thực trạng quản lý hoạt động GDTM của HT.
2.2.3. Phương pháp khảo sát
- Nghiên cứu hồ sơ chuyên môn: Tác giả nghiên cứu các loại hồ sơ chuyên môn của HT và của CBQL (Kế hoạch năm học, kế hoạch hoạt động GDTM của HT; báo cáo tổng kết năm học, báo cáo công tác GDTM của GV hàng năm; sổ đăng ký chuyên đề thực hiện hoạt động GDTM của từng GV; kế hoạch hoạt động GDTM của GV; sổ theo dõi hoạt động GDTM của GV; bài thu hoạch, bài kiểm tra của GV) để đánh giá thực trạng công tác hoạt động GDTM cho trẻ của 5 đơn vị tiến hành khảo sát (Gồm 5 trường: Nà Hỳ, Nà Khoa, Nà Bủng, Na Cô Sa, Chà tở).
- Quan sát thực tế: Tác giả đến thực tế tại 5 trường Mầm non huyện Nậm Pồ tham dự buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ GV, quan sát các buổi hoạt động ngoại khóa của trẻ mầm non, dự buổi họp phụ huynh trẻ mầm non đầu năm để tác giả nắm bắt về ảnh hưởng của công tác tổ chức hoạt động GDTM cho trẻ trong mỗi nhà trường.
- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với 20 CBQL của 5 trường, 150 GV, phụ huynh HS các trường Mầm non tìm hiểu thêm, làm rõ một số khía cạnh về thực trạng QL hoạt động GDTM cho trẻ và nhu cầu GDTM cho trẻ ở trường Mầm non.
2.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu
Các phiếu thu được sẽ được tác giả tiến hành phân loại các loại phiếu theo các đơn vị trường, phiếu đủ thông tin, phiếu không đủ thông tin, theo các nội dung trùng nhau.
Tổng hợp kết quả điều tra bằng phiếu theo từng đối tượng được hỏi và theo từng trường để có thể so sánh kết quả đánh giá thực trạng nhằm rút ra những nhận định sát thực tiễn.
Kết quả đánh giá được tính theo phương pháp tính điểm trung bình thứ bậc hoặc theo tỷ lệ % của từng nội dung khảo sát; tổng hợp theo từng bảng hoặc theo biểu đồ. Tác giả sử dụng bảng khảo sát ý kiến với các mức độ và theo thang điểm như sau: Tính phù hợp: Rất phù hợp- 4 điểm, Phù hợp- 3 điểm, Không phù hợp - 1 điểm; Chưa tham gia - 0 điểm; Tính cải thiện: Cải thiện rất nhiều- 4 điểm, Cải thiện nhiều- 3 điểm, Cải thiện ít- 2 điểm. Chưa tham gia- 1 điểm; Mức độ đánh giá: Tốt- 4 điểm, Khá- 3 điểm. TB- 2 điểm, Yếu-1 điểm. Chưa tham gia - 0 điểm. Tính điểm trung bình của các bảng theo công thức:
Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ
Ki: Số người cho điểm ở mức độ Xi n: Số người tham gia đánh giá
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non Huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Chúng tôi tiến hành khảo sát nhận thức của GV về mức độ cần thiết của hoạt động giáo dục thẩm mĩ bằng câu hỏi số 1 phần phục lục 1 Kết quả thu được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về mức độ cần thiết của hoạt động GDTM cho trẻ
Mức độ nhận thức | |||||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Ít cần thiết | Không cần thiết | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc GDTM cho trẻ mẫu giáo. | 142 | 83.53 | 23 | 13.53 | 5 | 2.94 | 0 | 0 | 3.81 |
Sơ đồ 2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc GDTM cho trẻ mẫu giáo