Thanh lý tài sản phá sản theo pháp luật Việt Nam - 9

phát triển vững mạnh. Không ngoài mục đích góp phần hoàn thiện pháp luật về phá sản của Việt Nam, đưa lại hiệu quả thực tế cho các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, luận văn đã khai thác và nghiên cứu cũng như đưa ra các phương hướng hạn chế đến mức thấp nhất những vướng mắc của thủ tục thanh lý tài sản phá sản – một trong các thủ tục của quá trình phá sản một doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản. Cụ thể:

- Trước hết, luận văn đưa ra các khái niệm cũng như nội dung có ý nghĩa lý luận của pháp luật về phá sản từ gốc dễ khi nó mới hình thành và manh nha xuất hiện trong xã hội Việt Nam;

- Luận văn đã đưa ra những con số thực tế dựa trên các báo cáo về tình hình thi hành Luật Phá sản trong thời gian qua của Bộ Tư pháp để khẳng định một thực trạng đã và đang tồn tại. Đó là hiệu quả của các quy định pháp luật về phá sản của Việt Nam đang không đảm nhiệm được vai trò lịch sử của nó. Mà khía cạnh nghiên cứu là một thủ tục của quá trình phá sản doanh nghiệp, đó là thủ tục thanh lý tài sản phá sản;

- Luận văn nêu ra các chủ thể liên quan, các thao tác cần thiết tiến hành thủ tục thanh lý tài sản phá sản theo quy định của pháp luật phá sản Việt Nam hiện hành (cụ thể là Luật Phá sản năm 2004 và các văn bản hướng dẫn).

- Luận văn trực tiếp chỉ ra những vướng mắc trong các bước khi tiến hành thủ tục thanh lý tài sản phá sản (từ việc xác định tài sản thuộc khối tài sản phá sản; cơ cấu hoạt động của chủ thể tiến hành thủ tục này đến các bước tịch thu tài sản phá sản, xử lý tài sản phá sản và phân chia tài sản phá sản). Kế đó đưa ra những quy định có tính chất đối chiếu của pháp luật phá sản một số quốc gia điển hình trên thế giới. Từ đó rút ra kinh nghiệm có thể tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật phá sản Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quy định về thủ tục thanh lý tài sản phá sản.

Pháp luật về phá sản đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản của Việt Nam nói chung, các quy định của pháp luật phá sản về thủ tục thanh lý tài sản phá sản của Việt Nam nói riêng đang còn nhiều tồn tại và vướng mắc. Thủ tục thanh lý (thực chất là việc quyết định chấm dứt hoạt động của con nợ và nhân cơ hội đó mà bán toàn bộ tài sản còn lại của doanh nghiệp để trả cho các chủ nợ) với bản chất là việc Tòa án ra quyết định chấm dứt hoạt động của con nợ và nhân cơ hội đó mà thu hồi tài sản còn lại của nó, bán đi và chia cho các chủ nợ theo một thứ tự ưu tiên nhất định, nó liên quan đến ba hoạt động: thu hồi tài sản, bán đấu giá tài sản và thanh toán tiền cho các chủ nợ. Trong bối cảnh kinh tế đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế, ngoài việc tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho việc thành lập các tổ chức kinh tế, thì việc hoàn thiện pháp luật về phá sản (đặc biệt là quy định liên quan đến thủ tục thanh lý tài sản phá sản) rất cần tiếp thu kinh nghiệm của quốc tế để có thể góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ; bảo vệ lợi ích của con nợ, tạo cơ hội để con nợ rút khỏi thương trường một cách trật tự; bảo vệ lợi ích của người lao động; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; đồng thời góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt


1. Bộ Tư pháp (2003), Báo cáo kết quả Hội thảo về pháp luật phá sản của Thụy Điển, ngày 24/11.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

2. Bộ Tư pháp (2008), Dự thảo Báo cáo rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành và kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản năm 2004.

3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nghị định số 92/CP ngày 19/12/1995 về giải quyết quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.

Thanh lý tài sản phá sản theo pháp luật Việt Nam - 9

4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 94/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 về giải quyết quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp và hợp tác xã bị phá sản.

5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Nghị định số 86/CP ngày 19/12/1996 ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản.

6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 về bán đấu giá tài sản.

7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Nghị định số 189/CP ngày 23/12/1994 hướng dẫn thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp.

8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 67/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/7/2006 về hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.

9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm.

10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định số 114/2008/NĐ-CP ngày 03/11/2008 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác.

11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 10/2009/NĐ-CP ngày 06/02/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.

12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 10/2009/NĐ-CP ngày 06/02/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.

13. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Dự thảo Nghị định quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các tổ chức tín dụng.

14. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (3/2004), Một số định hướng hoàn thiện pháp luật phá sản, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

15. Dương Đăng Huệ (2003), “Về thực trạng pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (1).

16. Dương Đăng Huệ, Cao Đăng Vinh (1993), Tham luận tại tọa đàm về Dự thảo Luật phá sản (sửa đổi), Hà Nội.

17. Dương Đăng Huệ, Cao Đăng Vinh (2004), “Về dự thảo Luật Phá sản”,

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7).

18. Dương Đăng Huệ (2004), “Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia giải quyết phá sản theo Luật Phá sản”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (Chuyên đề).

19. Dương Đăng Huệ (2005), Pháp luật phá sản của Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

20. Bùi Nguyên Khánh (1994), Pháp luật về phá sản doanh nghiệp trong luật kinh tế Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Nguyễn Như Phát, Phạm Duy Nghĩa (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

22. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28/4/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Phá sản năm 2004.

23. Nguồn: www.bankr.ru

24. Nguyễn Tấn Hơn (1995), Phá sản doanh nghiệp - Một số vấn đề thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Kosugi (2001), Luật Phá sản tại Nhật Bản, Tài liệu hội thảo về Luật Phá sản theo Dự án của JICA (10-12 tháng 7 năm 2001).

26. Luật mất khả năng thanh toán của Cộng hòa Liên bang Nga (1992, 2002).

27. Nhà pháp luật Việt - Pháp (2001): Tài liệu Hội thảo pháp luật về phá sản doanh nghiệp, Hà Nội.

28. ThS. Dương Kim Thế Nguyên (2009), “Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4.

29. TS. Lê Vũ Nam, Lê Hà Diễm Châu (2008), “Phá sản doanh nghiệp niêm yết và một số vấn đề phát sinh”, Tạp chí Chứng khoán, (10).

30. Phạm Duy Nghĩa (2003), “Đi tìm triết lý của Luật Phá sản”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (11), tr. 34.

31. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội.

32. TS. Nguyễn Thái Phúc (2004), “Luật phá sản 2004 – Những tiến bộ và hạn chế”, Tạp chí khoa học pháp lý, (3).

33. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Luật Phá sản doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Phá sản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Thi hành án dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Bộ luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Luật Doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Sắc luật số 029/TT-SLU ngày 20/12/1972, Nxb Thần Chung, số 4, Nguyễn Văn Thinh, Sài Gòn – I, 1973.

42. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (2002), Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

43. Trung tâm từ điện học (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

44. Đặng Văn Thanh (2004), “Dấu hiệu xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7);

45. Dương Quốc Thành (2004), “Căn cứ để xác định thời điểm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (1).

46. Tạp chí Tòa án nhân dân (2004), Chuyên đề về Luật phá sản, Hà Nội.

47. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tọa đàm về Luật Phá sản, Hà Nội.

48. Tòa án nhân dân tối cao (1995-2008), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án các năm từ 1995 đến năm 2008, Hà Nội.

49. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Quyết định số 01 ngày 27/ 4/ 2005 về Quy chế làm việc của tổ thẩm phán.

50. Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2000), Báo cáo “Tình hình giải quyết theo Luật Phá sản doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Hội thảo về thực tiễn thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20/10.

51. Lê Minh Toàn (2001), Luật kinh tế Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

52. Hà Minh Tú (2003), Nguyên nhân của việc áp dụng hạn chế pháp luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

53. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật kinh tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

54. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật thương mại, tập 1, tập 2, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội.

55. ThS. Nguyễn Thị Khế (2007), Pháp luật về tổ chức các hình thức kinh doanh, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

56. Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội (2003), Báo cáo thẩm tra sở bộ về Dự án Luật phá sản (sửa đổi), Hà Nội

57. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2004), Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật phá sản trình Quốc hội thông qua, Hà Nội.

58. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh thi hành án dân sự, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

59. Vũ Thị Hồng Vân (2007), “Bàn về nguyên tắc và cách thức xác định tài sản phá sản theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Kiểm sát, (3), tr. 39.

60. Vũ Thị Hồng Vân (2008), Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo quy định của pháp luật phá sản Việt Nam, luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

61. Hoàng Quốc Việt (2009), Doanh nghiệp đã được Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản: “chết treo”?!, website: thongtinphapluatdansu.wordpress.com, posted on March 19, 2009 by civillawinfor.

Tiếng Anh

1. Robert W. Emerson & John W. Hardwicke, Business law, Third edition, Barron’s Educational Series, Inc, USA, 1997, p 222).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023