Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Của Ban Giám Hiệu Và Giáo Viên Tại Các Trường Thcs Dân Tộc Nội



- Quản lí nội dung lồng ghép công tác định hướng nghề: Nội dung lồng ghép công tác định hướng nghề có thành tố chính là: Giáo dục nghề và tuyên truyền nghề hai thành tố này phải được cán bộ quản lí nhà trường phê duyệt nội dung.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc lồng ghép hoạt động GDHN thông qua các môn học: CBQL tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện lồng ghép hoạt động GDHN thông qua môn học là cần phân tích góp ý giờ dạy theo hướng tiếp cận nội dung lồng ghép chú ý nêu ra được ưu điểm nhược điểm và tìm hướng giải quyết cho từng bài cụ thể trong quá trình lồng ghép; khắc phục tình trạng lồng ghép chung chung thiếu tính khách quan.

* Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp thông qua lồng ghép giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp

Đối với các trường THCS dân tộc nội trú ở tỉnh Sóc Trăng là loại hình trường chuyên biệt học sinh được học tập và nghỉ ngơi tại trường được nhà trường quản lí 24/24 giờ. Cán bộ, giáo viên, công nhân viên toàn trường đều có trách nhiệm giáo dục và nuôi dưỡng toàn diện học sinh, trong đó giáo viên có trách nhiệm cao nhất là GVCN đây được xem như là người cha, mẹ thứ hai của học sinh khi các em học tập tại trường. Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động GDHN cho các em học, để quản lý tốt về việc lồng ghép GDHN thông qua sinh hoạt chủ nhiệm nhà trường cần quản lý các nội dung sau:

Một là quản lí kế hoạch GDHN của GVCN: kế hoạch là một trong những văn bản quan trọng nhất trong công tác chủ nhiệm, trong kế hoạch của GVCN cần thể hiện rõ mục đích yêu cầu của từng nội dung công việc trong các hoạt động giáo dục, trong đó có các kế hoạch tổ chức các hoạt động lồng ghép GDHN vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa, đây là những kế hoạch phải được được lãnh đạo trường phê duyệt trước khi tiến hành các hoạt động.

Hai là quản lí thực hiện các loại hồ sơ sổ sách của giáo viên chủ nhiệm về hoạt động GDHN: Hồ sơ sổ sách của giáo viên chủ nhiệm là phương tiện phản ánh quá trình quản lý có tính khách quan và cụ thể nhằm giúp lãnh đạo trường nắm chắc



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

hơn, cụ thể hơn về tình hình thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện của giáo viên. Có thể nói hồ sơ sổ sách của giáo viên chủ nhiệm là một trong những cơ sở pháp lý để nói lên việc thực hiện nề nếp về công tác chủ nhiệm của GV.

Ba là quản lí lồng ghép nội dung GDHN vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm: đây là hình thức mà GVCN thường xuyên thực hiện các hoạt động GDHN tại lớp. Nội dung lồng ghép GDHN vào tiết sinh chủ nhiệm phải cụ thể, trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm sẽ chuẩn bị một phần nội dung về GDHN phù hợp với khả năng của từng em các nội dung đều được các bộ quản lý trường phê duyệt trước khi vận dụng tại lớp.

Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng - 6

Bốn là Quản lí kế hoạch lồng ghép hoạt động GDHN thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Hoạt động NGLL cũng là một biện pháp giáo dục toàn diện cho các em, vì vậy trong kế hoạch HĐNGLL cần xây dựng các chủ đề cụ thể và nội dung lồng ghép hoạt động GDHN cho từng hoạt động nhằm phù hợp với tình hình của đơn vị.

* Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp thông qua hoạt động của Đoàn thanh niên

Đoàn Thanh niên là một tổ chức chính trị xã hội được thành lập ở các đơn vị sự nghiệp có nhiệm vụ tuyên truyền và giáo dục đến toàn thể đoàn viên trong nhà trường. Đoàn Thanh niên trong đơn vị trường học có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng giáo dục trong đơn vị tổ chức các hoạt động giáo dục chung cho học sinh toàn trường trong đó có các hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Do đó công tác của Đoàn trường được ban giám hiệu quan lí chặt chẽ ở mỗi các hoạt động, đối với các trường THCS dân tộc nội trú Đoàn Thanh niên tham gia GDHN thông qua tổ chức các hoạt động của đoàn, nội dung GDHN cho học sinh được cán bộ quản lí nhà trường phê duyệt cụ thể, đây là yêu cầu quan trọng đối với ban giám hiệu trong việc quản lí các hoạt động giáo dục toàn diện của học sinh nói chung hoạt động GDHN nói riêng. Nội dung Đoàn trường tham gia GDHN ở các đơn vị được ban giám hiệu thống nhất và quản lí như: quản lí việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu một số nghề ở địa phương; quản lí việc tổ chức cho học sinh đi tham quan các cơ sở sản xuất tại địa phương; quản lí việc tổ chức cho học sinh đi tham quan các trường trung cấp nghề tại địa phương; quan lí



việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu những yêu cầu của ngành nghề trong xã hội. Ngoài các hoạt động học tập, vui chơi giải trí, tham quan ngoại khóa phải được tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với tâm lý và sức khoẻ của học sinh, đòi hỏi lãnh đạo trường phải có kế hoạch cho từng hoạt động, từng giai đoạn trong năm học, cân nhắc tính toán cho các hoạt động giáo dục sau cho có hiệu quả theo kế hoạch đã đề ra, Ban chấp hành Đoàn Thanh niên trường điều khiển các hoạt động giáo dục của học sinh, và phải được sắp xếp trước trong một chương trình hoạt động hàng tháng, học kỳ và cả năm để tránh tình trạng lôi kéo học sinh vào những hoạt động, những phong trào đề ra một cách tuỳ tiện, bất thường làm gián đoạn hoạt động học tập của học sinh, xáo trộn chương trình và kế hoạch hoạt động của nhà trường.

* Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp thông qua hoạt động ngoại khóa của nhà trường

Các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú, Hiệu trưởng thường xây dựng nhiều kế hoạch để tổ chức các hoạt động giáo dục chung cho toàn trường, trong đó có kế hoạch tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho từng gian đoạn trong năm học, mỗi kế hoạch tổ chức các HĐGDHN được chia thành những kế hoạch nhỏ, trong đó kế hoạch tổ chức các hoạt động hướng nghiệp thông qua hoạt động ngoại khóa, kế hoạch tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp ngoài nhà trường. Những kế hoạch trên được lãnh đạo trường chỉ đạo cho các lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp tại đơn vị thực hiện. Những nội dung GDHN thông qua hoạt động ngoại khóa được Hiệu trưởng quản lí gồm: quản lý việc tổ chức tìm hiểu khuynh hướng chọn nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở; Quản lí việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo cac chuyên đề 1 tiết/tháng; Quản lý việc tổ chức tìm hiểu thông tin thị trường lao động; quản lý việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS; quản lý việc tìm hiểu hoàn cảnh và truyền thống nghề nghiệp gia đình của học sinh để tư vấn nghề. Đây là những nội dung được CBQL tại các đơn vị quản lí chặt chẽ nhằm nâng cao các hoạt động giáo dục chung cho toàn trường.

* Quản lí sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục hướng nghiệp



Để quản lí tốt sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục cho học sinh thì các lực lượng giáo dục trong nhà trường có vai trò rất quan trong trong quá trình phối hợp là nhân tố quyết định đến sự thành công trong giáo dục. Đối với học sinh hiện nay trong quá trình chọn con đường học tập thường phụ thuộc tư vấn của gia đình, vì mỗi gia đình cho rằng chỉ có học lên cao mới tìm được việc làm ổn định. Nếu nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình và có biện pháp giáo dục phù hợp trong công tác giáo dục hướng nghiệp thì sẽ tư vấn cho học sinh biết được năng lực và sở thích của bản thân nhằm hướng cho các em tự tin đi học nghề. Như vậy nhà trường chỉ đạo cho các lực lượng giáo dục xây dựng các kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đinh để tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Những kế hoạch được lãnh đạo trường quản lí gồm: Ban giám hiệu quản lí kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh; Ban giám hiệu quản lí sự phối hợp giữa lực lượng giáo dục với phụ huynh học sinh, đoàn thanh niên với các tổ chức ngoài nhà trường; Quản lí kế hoạch phối hợp giữa GVCN với phụ huynh học sinh; Quản lí nội dung phối hợp giữa GVCN và phụ huynh học sinh; Quản lí sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

Đối với gia đinh ngoài việc quan tâm đến kết quả học tập của con em, gia đình cần dành thời gian chú ý đến sự phát triển năng khiếu nhằm định hướng việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của con mình. Ở giai đoạn này, các em thường muốn thử nghiệm khả năng, mong muốn của cá nhân mình vào thực tiễn cuộc sống.

Nếu các kế hoạch phối hợp được tổ chức chặt chẽ thì hiệu quả mang lại rất lớn cho học sinh và gia đình học sinh trong việc chọn nghề cho các em.


1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp của ban giám hiệu và giáo viên tại các trường THCS dân tộc nội trú‌

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động GDHN của ban giám hiệu và giáo viên tại các trường THCS dân tộc nội trú, trong đó có 9 yếu tố ảnh hưởng đến cán bộ quản lí và giáo viên trong công tác quản lí HĐGDHN trong các trường THCS dân tộc nội trú là: Nhận thức của các lực lượng giáo dục; năng lực của



giáo viên và cán bộ Đoàn Thanh niên; đặc điểm tâm sinh lí của học sinh; sự phối hợp của các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường; điều kiện phương tiện bên trong nhà trường; cơ quan quản lí giáo dục; môi trường xã hội bên trong nhà trường; mối quan hệ giữa học sinh với những người bên ngoài. Ngoài ra đối với giáo viên còn có một yếu tố ảnh khác nữa đó là sự quản lí của ban giám hiệu.


Kết luận chương 1‌

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của hoạt động giáo dục của nhà trường có nhiệm vụ giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh ở các trường THCS nói chung và trường THCS dân tộc nội trú trong tỉnh Sóc Trăng nói riêng, GDHN nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh ngay từ trong ghế nhà trường biết xác định năng lực, sở thích của bản thân, có ý thức đúng đắn với nghề nghiệp, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, giúp các em biết lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân có cơ sở khoa học, động viên những học sinh không đủ năng lực học tập lên cao đi học ở các trường dạy nghề nhằm bổ sung cho lực lượng lao động có tay nghề trong xã hội.

Nội dung chương 1 đã khái quát hóa, hệ thống hóa, bổ sung và phát triển lý luận về HĐGDHN và quản lí HĐGDHN ở trường Trung học cơ sở dân tộc nội trú; đề tài đã làm rõ những nội dung HĐGDHN và quản lí HĐGDHN ở các trường và chỉ ra những nhân tố tác động đến quản lí HĐGDHN tại trường THCS dân tộc nội trú ở tỉnh Sóc Trăng. Thông qua nghiên cứu lý luận cho thấy, quản lí HĐGDHN ở trường THCS dân tộc nội trú có những điểm chung, phù hợp với các trường phổ thông cùng cấp học; đồng thời có những yêu cầu có tính chất đặc thù, đòi hỏi CBQL và GV các nhà trường cần phải tìm hiểu kỷ và làm rõ trong tổ chức thực hiện. Kết quả nghiên cứu lý luận trên đây là cơ sở để phân tích thực trạng HĐGDHN và quản lí HĐGDHN ở chương 2 tại các trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng.


Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH SÓC TRĂNG‌

2.1. Khái quát về tình hình giáo dục và đào tạo của tỉnh Sóc Trăng‌

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng‌

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Dân số toàn tỉnh trên 1.300.000 người; trong đó, người Khmer chiếm 30,71%, người Hoa chiếm 5% và người Kinh chiếm khoảng 65% dân số của tỉnh.

Toàn tỉnh có 08 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố với 109 xã, phường, thị trấn; Điều kiện kinh tế - xã hội phát triển không đồng đều, một số địa phương còn nhiều khó khăn trong việc đầu tư cho giáo dục, nhất là đầu tư cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động dạy và học ở các trường vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Về tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 của tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế tăng trưởng 7,01%; trong đó, khu vực I tăng 4,75%, khu vực II tăng 6,34%, khu vực III tăng 9,54. GDP bình quân đầu người đạt 34 triệu đồng/năm.

Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo (Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng, 2017).

2.1.2. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Sóc Trăng‌

Trong những năm qua, công tác phát triển giáo dục nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng luôn được các cấp ủy đảng và chính quyền các địa phương quan tâm, đã có nhiều chính sách ưu đãi cho học sinh dân tộc miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng nhà trường; hỗ trợ học phí cho học sinh con hộ nghèo; đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống các trường PTDTNT; thực hiện chính sách cử tuyển vào đại học, cao đẳng, TCCN và Dự bị đại học; tổ chức dạy học tiếng dân tộc trong trường phổ thông có đông học sinh dân tộc, chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục vùng đồng bào dân tộc Khmer ngày càng được nâng lên.



Tính đến cuối năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 577 trường từ MN đến THPT (MN 134 trường, TH 292 trường, THCS 113 trường, THPT 38 trường); Tổng số học sinh dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Khmer và dân tộc Hoa) được huy động đến lớp từ mầm non đến THPT là 91.557/259.927 học sinh toàn tỉnh, chiếm tỷ lệ 35,22% học sinh trong toàn tỉnh. Riêng học sinh dân tộc Khmer: 77.840/259.927 học sinh, chiếm tỷ lệ 29,94% (MN 15.465, TH 38.723, THCS 18.855, THPT 4.797). Đối với

dân tộc Hoa là 13.717/259.927 học sinh chiếm tỷ lệ 5,27% (MN 2.774 cháu, TH 5.279 HS, THCS 3.805 HS, THPT 1.859 HS).

Toàn tỉnh hiện có 09 trường PTDTNT gồm 90 lớp, với 2.874/2.928 học sinh. giảm 54 học sinh so với đầu năm học; trong đó, bỏ học 39 học sinh. Cấp THPT có 26 lớp với 862/867 học sinh, giảm 05 HS, (trong đó bỏ học 04 HS) so với đầu năm. Cấp THCS có 64 lớp, với 2.012/2.061 học sinh, giảm 49 HS (trong đó 35 HS bỏ học) so với đầu năm. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số được học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh cấp THCS và cấp THPT chiếm tỷ lệ 9,99% tổng số học sinh dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh (2.928/29.316).

Thực hiện chính sách đối với giáo dục dân tộc, năm học 2017-2018, Sở GD&ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh cho phép tuyển sinh vào các trường PTDTNT là 864 chỉ tiêu; trong đó, THCS là 747 chỉ tiêu và THPT là 217 chỉ tiêu; đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh xét cử tuyển 138 chỉ tiêu vào các trường đại học. Ngành GD&ĐT Tỉnh đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số, nhà giáo và CBQL giáo dục ở vùng dân tộc. Đối với các em học sinh dân tộc Khmer học chữ Khmer được cấp sách giáo khoa tiếng Khmer và giấy, vở, bút viết theo Thông tư liên tịch của Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính và Nghị định của Chính phủ Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Hệ thống trường PTDTNT trong những năm qua được đầu tư xây dựng ở hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học được trang bị tương đối đồng bộ; từng bước đáp ứng nhu cầu học tập nội trú của học sinh người dân tộc Khmer trên địa bàn. Tuy nhiên, với quy mô trường lớp như hiện nay,

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí