Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Tại Các Trường Trung Học Cơ Sở Dân Tộc Nội Trú



tiến hành khảo sát học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý trên phạm vi 8 tỉnh, thành phố. Theo số liệu đánh giá trên mẫu điều tra giáo viên thì có tới 70% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông bước vào đời không được giáo dục hướng nghiệp đầy đủ. “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Buôn Ma Thuột”, Hội thảo khoa học, năm 2008, do Trường Đại học sư phạm Hà Nội chủ trì cùng một số công trình nghiên cứu nhỏ và thực nghiệm về công tác GD hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh dân tộc, vùng cao của Trung tâm nghiên cứu giáo dục dân tộc Bộ GD&ĐT và của nhiều nhà khoa học trong nước được triển khai đã góp phần có hiệu quả dạy hướng nghiệp PT, đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương trên cả nước (https:/ /www. google.com.vn// khxhnvghean.gov.vn, 2017).

1.2. Các khái niệm‌

1.2.1. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú‌

Hướng nghiệp

Theo từ điển tiếng Việt (Viện ngôn ngữ năm 2001, NXB Đà Năng): Hướng nghiệp là thi hành những biện pháp nhằm bảo đảm sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực, thể lực) nhân dân theo ngành và loại lao động; giúp đỡ sự lựa chọn hợp lý ngành nghề.

Hướng nghiệp là khái niệm chung của một trong những lĩnh vực văn hóa xã hội, được xuất hiện dưới hình thức quan tâm của xã hội và đào tạo nghề cho thế hệ đang lớn lên: hỗ trợ và phát hiện những thiên hướng và thực hiện đồng bộ các biện pháp chuyên môn tác động đến con người trong việc tự xác định nghề nghiệp và lựa chọn hình thức tối ưu để có việc làm, có tính nhu cầu năng lực của con người, kết hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội trong thị trường lao động (Trần Xuân Thủy, et al, 2013).

Theo Nghị định số 75/NĐ – CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục có khái niệm như sau:

Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp có khả năng lựa chọn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.



Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng - 4

nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

Trường THCS dân tộc nội trú

Trường THCS DTNT là trường chuyên biệt, là nơi nuôi dạy và chăm sóc con em đồng bào các dân tộc ở các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho những địa phương này.

Đặc điểm

Trường THCS DTNT là trường chuyên biệt dành cho học sinh các dân tộc thiểu số, bản thân và gia đình thường trú ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.

Nhiệm vụ của trường THCS DTNT là tạo nguồn đào tạo cán bộ cho miền núi, vùng dân tộc, Luật Giáo dục ghi:

Nhà nước thành lập trường PTDTNT, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường Dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần

tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này.


(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016).

Đặc điểm nổi bật trong tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT là luôn có sự tương tác giữa thầy và trò trong phần lớn thời gian cả chính khóa và ngoại khóa. Mục đích đào tạo thế hệ trẻ trở thành lực lượng lao động, theo mô hình nhân cách mà xã hội đòi hỏi ở từng thời kỳ phát triển của thời đại. Đối tượng của lao động sư phạm là học sinh, công cụ lao động sư phạm là nhân cách GV. Đặc điểm này cho thấy phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực sư phạm của GV là những thành tố quan trọng tạo nên chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Ba đặc điểm nói trên, GV trường THCS DTNT còn có những đặc điểm riêng: Được hưởng phụ cấp ưu đãi trường chuyên biệt; am hiểu đặc điểm kinh tế - chính trị,



văn hóa - xã hội, phong tục - tập quán của đồng bào các dân tộc; am hiểu đặc điểm tâm lý học sinh DTTS theo các vùng miền...

Bên cạnh HĐGDHN, GV trường THCS DTNT còn thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt chính trị đầu khóa. Hạn chế những biểu hiện ỷ vào chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ưu tiên trong tuyển sinh và đào tạo, đề cao tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập; có năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cộng đồng các dân tộc, trong thực tiễn dạy học và quản lý dạy học, cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo cán bộ cho miền núi vùng dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016).

Vai trò

Trường THCS DTNT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và củng cố an ninh, quốc phòng ở vùng có đông đồng bào dân tộc ít người; góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho người dân tộc.

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú

Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện đã được xác định trong Luật Giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2003).

Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh, ngay từ trong nhà trường, chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đồng thời phù hợp với năng lực cá nhân.

Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông có nghiệm vụ: giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; cho học sinh làm quen với một số nghề



phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; động viên học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần.

Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bằng các hình thức: tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học, lao động sản xuất và học nghề phổ thông, hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và các hoạt động ngoại khóa khác (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2003).

Giáo dục hướng nghiệp: là một hệ thống các biện pháp giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ về tư tưởng, tâm lí, tri thức, kĩ năng để họ sẵn sàng đi vào ngành nghề, lao động sản xuất, bảo vệ Tổ quốc (Trần Tuyết Oanh; Phạm Khắc Chương; Phạm Viết Vượng; Nguyễn Văn Diện; Lê Tràng Đình, 2009).

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THCS dân tộc nội trú là một bộ phận giáo dục toàn diện nhân cách người học trong các trường THCS dân tộc nội trú, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch dưới vai trò chủ đạo của người thầy nhằm định hướng cho học sinh lựa chọn nghề ngiệp có cơ sở khoa học vừa phù hợp với hứng thú năng lực của bản thân và phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú là một bộ phận của hoạt động giáo dục giáo dục toàn diện nhân cách người học, thông qua các hoạt động “Đức, trí, thể, mỹ, lao động” học sinh sẽ phát huy những năng lực sở trường của bản thân, rèn luyện các em có các kỹ năng, kỹ xảo trong học tập và lao động, nhằm phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của các em để các em phát triển hứng thú riêng của từng cá nhân.

Hoạt động GDHN tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú được thực hiện một cách chặt chẽ, lực lượng giáo viên tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động, có mục tiêu cụ thể về GDHN, học sinh là người được bồi dưỡng, hướng dẫn ngay từ trong ghế nhà trường, để các em chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đồng thời phù hợp với năng lực cá nhân nhằm nâng cao kết quả GDHN trong nhà trường.



Hoạt động GDHN tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú, học sinh sẽ tự đánh giá năng lực bản thân, tự tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, các ngành học phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình và nhu cầu của xã hội. Thông qua các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giúp học sinh định hướng nghề có cơ sở khoa học phù hợp với bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước, giáo dục học sinh có ý thức phục vụ quê hương, đất nước sau khi ra trường có nghề nghiệp ổn định.

1.2.2. Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú‌

Quản lí

Quản lý là một hiện tượng xã hội. Nó xuất hiện từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt tới với tư cách là những cá nhân riêng lẻ. Khi đó, dưới tác động của quản lý, con người phối hợp với nhau, cùng nỗ lực để hướng tới mục tiêu chung.

Thuật ngữ “quản lý” (tiếng Việt gốc Hán) gồm hai quá trình tích hợp nhau: quá trình “quản” gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”, quá trình “lý” gồm sửa sang, sắp xếp, đưa hệ vào thế “phát triển”. Nếu chỉ “quản” thì tổ chức dễ trì trệ, nếu chỉ “lý” thì phát triển không bền vững. Do đó trong “quản” phải có “lý” và ngược lại, nhằm duy trì cho hệ ở thế cân bằng động, vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong môi trường tương tác giữa các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài (Trần Kiểm, 2014).

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lí là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể những người lao động nói chung – là khách thể quản lí nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến” Nguyễn Ngọc Quang, 1989).

Quản lí là sự tác động có tổ chức, có đích hướng của chủ thể lên đối tượng quản lí nhằm đạt được mục đích dự kiến (Nguyễn Hữu Hải, 2014).

Từ các quan niệm trên đây cho thấy, quản lí là một hoạt động mang tính xã hội, đồng thời là hoạt động mang tính khoa học và tính nghệ thuật rất cao.


Hoạt động quản lí tất yếu nảy sinh khi con người lao động tập thể và cùng hướng tới mục tiêu chung.

Quản lý hoạt động giáo dục

Từ khái niệm “Quản lí”, công tác Quản lí hoạt động GD trong nhà trường chính là một bộ phận không thể thiếu của quản lí giáo dục, đây là hệ thống những tác động có định hướng, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lí của công tác GD nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GD cho học sinh phổ thông (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013).

Có thể nhận thấy các yếu tố thành công trong công tác quản lí GDHN trong nhà trường phổ thông bao gồm: Chủ thể quản lí hoạt động GD là một cá nhân hay nhóm người được giao quyền hạn quản lí và chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn lực cho hoạt động GD trong nhà trường. Thông thường, Hiệu trưởng sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động quản lí GD tại trường. Trên cơ sở quyền hạn, trách nhiệm và năng lực của mình, chủ thể quản lí tác động lên đối tượng quản lí bằng các phương pháp và công cụ nhất định, thông qua việc thực hiện các chức năng quản lí để đạt được mục tiêu GD cho học sinh. Tất cả những người thực hiện và nhận nhiệm vụ hoạt động giáo dục, bao gồm: các Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, GVCN, GVBM và CB phụ trách Đoàn, Đội; tập thể HS ở các trường Trung học cơ sở,.

Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung cơ sở dân tộc nội trú

Quản lí HĐGDHN tại các trường THCS dân tộc nội trú là hệ thống những tác động có mục đích của chủ thể quản lí đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm thực hiện có mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

Hệ thống những tác động của chủ thể quản lí là các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục hướng nghiệp, Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo về chuyên môn cho các trường, ban giám hiệu ở các trường là người chịu trách nhiệm về quá trình thực hiện để nâng cao các hoạt động GDHN cho học sinh tại đơn vị.



Quản lí HĐGDHN tại các trường THCS dân tộc nội trú, chủ thể quản lí nhà trường xây dựng các kế hoạch HĐGDHN cho đội ngũ làm công tác hướng nghiệp để tổ chức trong và ngoài nhà trường giao quyền cho giáo viên lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp và phương tiện, cơ sở vật chất để tiến hành tổ chức các hoạt động GDHN nhằm giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu lao động của xã hội, thông qua các hoạt động trên chủ thể quản lí nhà trường tiến hành kiểm tra, đánh giá về kết quả của các hoạt động GDHN tại đơn vị.

Mục đích GDHN là giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; cho học sinh làm quen với một số nghề phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất, động viên học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động có tay nghề.

1.3. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú‌

1.3.1. Mục đích giáo dục hướng nghiệp‌

Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa (CNH, HĐH) trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão. Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu nền giáo dục Việt Nam phải tạo ra lớp người lao động mới có khả năng làm chủ được Khoa học – Công nghệ hiện đại. Chất lượng giáo dục phải hướng vào “Phát triển người”, “ Phát triển nguồn nhân lực”, hình thành những năng lực cơ bản mà xã hội đòi hỏi phải có. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ “ Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông”, “Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung cơ sở (lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; Trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn sau trung học phổ thông có chất lượng”(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011).



Giúp học sinh có hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, hình thành nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giáo dục thái độ đúng đắn đối với lao động, tạo ra sự sẵn sàng tâm lí đi vào lao động nghề nghiệp

Góp phần phân luồng học sinh THCS tốt nghiệp, góp phần bố trí hợp lí nguồn lao động dự trữ đảm bảo sự phù hợp nghề, giảm tai nạn lao động, giảm sự thuyên chuyển nghề, đổi nghề, là phương tiện quản lí công tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở khoa học

Giúp học sinh tự giác đi học nghề, khi có nghề sẽ tự tìm việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội, giảm tội phạm, ổn định kinh tế

Công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường Trung học cơ sở dân tộc nội trú là một trong những hoạt động giáo dục toàn diện học sinh, có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục nhận thức, tình cảm, thái độ yêu lao động cũng như góp phần giúp các em rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và bước đầu định hướng được nghề nghiệp tương lai của mình. Với mục đích hỗ trợ hiệu quả việc phân luồng HS sau THCS, công tác GDHN trong trường THCS càng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nguồn nhân lực, góp phần tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng nhân lực, đặc biệt trong bối cảnh cả nước đang tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và tham gia sâu, rộng vào tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa như hiện nay.

1.3.2. Nội dung giáo dục hướng nghiệp‌

Nội dung GDHN ở các trường THCS dân tộc nội trú tại tỉnh Sóc Trăng được thực hiện thông qua lồng ghép các môn văn hóa, qua hoạt động ngoại khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp cho tất cả các khối từ 6 đến 9, riêng khối 8 và khối 9 một số trường có tổ chức giảng dạy nghề phổ thông. Nhìn chung, được sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện và sự quan tâm của lãnh đạo các trường THCS dân tộc nội trú trong toàn tỉnh, hoạt động này đã có nhiều khởi sắc hơn so với trước đây.

Trường THCS dân tộc nội trú cũng như ở trường THCS nói chung về nội dung GDHN: được giảng dạy bắt buộc ở khối 9 và áp dụng các nội dung trong sách giáo

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí