Số Liệu Thống Kê Kết Quả Phân Luồng Học Sinh Sau Tốt Nghiệp Thcs Ở Tỉnh Sóc Trăng


Đối với các trường THCS dân tộc nội trú về tổ chức hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông chưa đồng loạt có trường tổ chức giảng dạy có trường không do đó hình thức dạy nghề phổ thông chưa mang hiệu quả đối với các trường về giáo dục hướng nghiệp.

Các hình thức tích hợp giáo dục hướng nghiệp qua các môn văn hoá, giáo dục hướng nghiệp qua môn công nghệ thì chưa chặt chẽ vì nội dung các bài của các môn chiếm phần lớn trong tiết dạy, thời lượng dành cho lồng ghép hướng nghiệp chiếm tỉ lệ rất ít hoặc không có tích hợp vào bộ môn.

Kết quả báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo qua việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở.

Bảng 1.1. Số liệu thống kê kết quả phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS ở tỉnh Sóc Trăng


STT


Năm học

HSTN

Lớp 9

HS trúng

tuyển vào lớp 10


Tỉ lệ %

HS vào

học trung cấp


Tỉ lệ %

1

2016-2017

13.057

10391

79,60

660

5,10

2

2017- 2018

12.822

9501

74,10

1077

8,4

Tổng cộng

25.879

19.892

76,86

1737

6,71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng - 8

Như vậy kết qủa công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS thời gian qua còn rất thấp so với chỉ tiêu Chỉ thị sô 10-CT/TW(30% vào cuối năm 2020) (Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng, 2018).

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng‌

- Thực hiện điều tra, lấy ý kiến của 21 cá nhân là CBQL ở trường THCS DTNT ở tỉnh Sóc Trăng. Đối với giáo viên, đã thực hiện điều tra ở 04 trường THCS DTNT với 96 giáo viên và 150 học sinh thuộc các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ở tỉnh Sóc Trăng.

- Sử dụng phương pháp thống kê để xử lí kết quả khảo sát.

2.2.1. Mẫu nghiên cứu thực trạng‌

Thực trạng về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS DTNT tỉnh Sóc Trăng.



Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS DTNT tỉnh Sóc Trăng.

Nguyên nhân của thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS DTNT tỉnh Sóc Trăng.

2.2.2. Mô tả các công cụ nghiên cứu‌

Phụ luc 1: dùng để hỏi 150 học sinh ở 4 tường THCS dân tộc nội trú trong tỉnh Sóc Trăng về thực trạng hoạt động GDHN cho học sinh tại các đơn vị gồm có 3 câu hỏi.

Phụ lục 2: dùng để hỏi 117 cán bộ quản lí và giáo viên của 4 trường về thực trạng quản lí hoạt động GDHN tại các đơn vị nêu trên gồm có 15 câu hỏi.

Phục 3: dùng để hỏi 42 cán bộ quản lí và giáo viên về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

Phụ lục 4: dùng 6 câu hỏi để hỏi 16 cán bộ quản lí và giáo viên.

2.2.3. Quy ước xử lý thông tin‌

Độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha là 0.820. Chỉ số Cronbach’s Alpha cho thấy phiếu khảo sát của cán bộ quản lý và giáo viên hoàn toàn có độ tin cậy cao. Bảng 2.1. Độ tin cậy của thang đo phiếu khảo sát của cán bộ quản lí và giáo viên

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

N of Items

0.820

181



Bảng 2.2. Quy ước mã hóa xử lý và định khoảng điểm trung bình


Điểm mã hóa

1

2

3

4

5


Mức độ lựa chọn

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng ý


Phân vân


Đồng ý

Rất

đồng ý

Khoảng

số quy ước

điểm

Từ 1 đến

1.8

Trên 1.8

đến 2.6

Trên 2.6

đến 3.4

Trên 3.4

đến 4,2

trên

4,2

Mức độ lựa chọn

Không

Ít

Vừa

Nhiều


Khoảng

số quy ước

điểm

từ 1->1.75

Trên 1.75

đến 2.5

trên 2.5

đến 3.25

Trên 3.25


Mức độ lựa chọn

Không

hiện

thực

Thỉnh

thoảng

Thường

xuyên



Chưa đáp ứng

Đáp ứng

một phần yêu cầu

Đáp ứng được yêu

cầu

Khoảng

số quy ước

điểm

từ 1->1.66

Trên 1.66

đến 2.32

Trên 2.32

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú ở tỉnh Sóc Trăng‌

2.3.1. Nhận thức của các lực lượng giáo dục về giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú‌

Hoạt động hướng nghiệp là một trong những nội dung dạy học quan trọng hiện nay ở trường phổ thông, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai nghề nghiệp của các em. Nếu hoạt động này nhận được sự đầu tư về chuyên môn và sự tâm huyết của các nhà quản lý cũng như giáo viên thì học sinh sẽ có những quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, vẫn còn một số học sinh sau khi chọn ngành xong vẫn chưa thực sự yêu tâm, mà còn mơ hồ thậm chí hoang mang do chưa chắc chắn về tính đúng đắn quyết định của mình. Có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân chính là nhận thức của các lực



lượng giáo dục trong nhà trường khi tham gia vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Nếu nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động này thì kết quả GDHN sẽ rất cao, nhưng nếu nhận thức chưa đúng vai trò vị trí của hoạt động GDHN thì dễ dẫn đến hiện tượng như vừa nêu. Dưới đây là kết quả khảo sát về nhận thức của các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

Bảng 2.3. Nhận thức của các LLGD về GDHN cho học sinh



STT


Nội dung

Cán bộ quản lý & giáo viên


Học sinh

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng


1

Hình thành cho các em những giá trị nghề

nghiệp


3.29


0.526


2


2.95


1.033


3


2

Giúp các em có suy nghĩ, thái độ và hành động tích cực, hiệu quả, phù hợp

với nghề


3.29


0.821


2


2.68


0.794


4

3

Đáp ứng mong đợi của

cộng đồng, xã hội

3.30

0.78

1

3.19

1.094

2


4

Gây dựng niềm tin và hình thành nhân cách lao

động


3.21


0.705


4


3.28


1.132


1

Trung bình chung

3.27


3.025


Khoảng điểm số

Phân vân

Phân vân

Kết quả khảo sát bảng 2.3 cho thấy đa số các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của công tác này. Nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất là «Đáp ứng mong đợi của



cộng đồng, xã hội” điểm trung bình 3.30 điểm số cho thấy hầu hết những người được hỏi đa số phân vân hoạt động GDHN cho học sinh là nhằm đáp ứng những kỳ vọng của phụ huynh học sinh, của thầy cô bạn bè và của các lực lượng xã hội, đều mong muốn các em chọn nghề phù hợp với sở thích hứng thú của bản thân. Các lựa chọn chủ yếu tập trung ở mức “phân vân”. Độ lệch chuẩn 0.780 cho thấy vẫn còn những ý kiến lựa chọn ở mức “đồng ý” và “không đồng ý”. Mặc dù sự lựa chọn này không nhiều và không gây ảnh hưởng lớn đến kết quả của bảng khảo sát. Nhưng đây cũng là điều mà các nhà quản lý nên quan tâm. Chỉ khi nào nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của công tác GDHN thì các hoạt động liên quan đến nó mới được đầu tư thực hiện nghiêm túc.

Cùng nhận được đánh giá giống nhau là hai nội dung “Hình thành cho các em những giá trị nghề nghiệp” và “Giúp các em có suy nghĩ, thái độ và hành động tích cực, hiệu quả, phù hợp với nghề” điểm trung bình khảo sát là 3.29. Với điểm số này thì các nhận định chủ yếu lựa chọn ở mức “phân vân”. Nghĩa là những người được khảo sát có một số đồng tình việc GDHN cho học sinh là nhằm đưa ra những nhận định về sự liên quan giữa nghề nghiệp với năng lực, nhu cầu, hứng thú của bản thân. Từ đó hình thành cho các em định hướng đúng đắn được giá trị của cá nhân đối với việc chọn nghề. Độ lệch chuẩn của nội dung này là 0.526 cho thấy các ý kiến khá tập trung vào nhận định “phân vân”. Nội dung nhận thức về giáo dục hướng nghiệp là nhằm giúp các em có suy nghĩ đúng đắn về khả năng của bản thân rồi từ đó có hành động lựa chọn nghề nghiệp phù hợp hiệu quả, cũng có cùng điểm trung bình. Nhưng độ lệch chuẩn khá cao 0.821 cho thấy các ý kiến lựa chọn không được thống nhất mà có sự phân tán sang mức độ “đồng ý” và “không đồng ý” đây là điều đáng quan tâm cho các nhà quản lý và thầy cô khi làm công tác GDHN. Sự không thống nhất trong nhận thức dễ dẫn đến các hành động không đồng bộ đặc biệt là công tác định hướng về nhận thức nghề nghiệp.

Nội dung có điểm trung bình thấp nhất bảng là “Gây dựng niềm tin và hình thành nhân cách lao động” điểm khảo sát 3.21 độ lệch chuẩn 0.705. Điểm số này khá thấp so với bảng khảo sát nhưng vẫn nằm trong khoảng trung bình chung của toàn



bảng nghĩa là sự lựa chọn chủ yếu tập trung ở mức “phân vân”. Đa số các ý kiến được hỏi đều phân vân việc GDHN cho học sinh là nhằm gây dựng niềm tin vào khả năng, năng lực cống hiến của bản thân với xã hội từ đó hình thành các phẩm chất cần thiết của người lao động.

Kết quả khảo sát phần nhận thức của học sinh cho thấy nhận thức của em về ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp hiện nay chưa thực sự đầy đủ. Khi được hỏi mục đích của giáo dục nghề nghiệp là nhằm hình thành cho các em những suy nghĩ đúng đắn về những giá trị của nghề mà các em lựa chọn thì điểm trung bình chỉ 2.95, điểm số này cho thấy các lựa chọn chủ yếu tập trung ở mức phân vân không đồng ý. Nghĩa là trong suy nghĩ của các em giá trị đích thực của nghề mà các em sẽ chọn vẫn còn nhận thức chung chung chưa thực sự chín chắn. Độ lệch chuẩn 1.033 cho thấy sự phân tán khá lớn các ý kiến được hỏi cho năm mức lựa chọn. Ngoài ra, khi hỏi mục đích của giáo dục nghề nghiệp là nhằm giúp các em có suy nghĩ, thái độ và hành động tích cực trong lao động cũng nhận được kết quả không cao, trung bình 2.68.

Trung bình chung của bảng 2.3 nằm trong mức chia khoảng “phân vân”. Như vậy có thể thấy đa số các nội dung được hỏi đều chưa thực sự nhận được vai trò ý nghĩa của hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Từ đó cho thấy nhận thức của các lực lượng tham gia vào GDHN cho học sinh hiện nay là chưa thực sự tốt. Chỉ một số ít xác định được vị trí vai trò của hoạt động GDHN là nhằm giúp học sinh xác định được nghề nghiệp một các phù hợp với khả năng và năng lực của các em. Mặt khác thông quan hoạt động này còn giúp các em thấy được điểm mạnh điểm yếu của bản thân từ đó có kế hoạch rèn luyện khắc phục nhằm phù hợp với nguyện vọng lựa chọn nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, kết quả khảo sát còn cho thấy một số ít bộ phận vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động GDHN. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động lựa chọn nghề của các em. Chỉ khi đội ngũ làm công tác hướng nghiệp hiểu biết sâu sắc về mức độ quan trọng trong định hướng chọn nghề cho các em thì chất lượng của hoạt động này mới được nâng cao và có hiệu quả. Đây cũng là điều mà các nhà quản lý cần quan tâm, nhằm tác động vào nhận thức của các lực lượng tham gia trước khi thực hiện hoạt động GDHN cho các em.

Như vậy kết quả khảo sát về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh không có sự khác biệt ý nghĩa. Nhận thức về hoạt động giáo dục hướng nghiệp



của cán bộ quản lý và giáo viên ở mức phân vân. Mức độ này cho thấy sự nhận thức về các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh hiện nay là chưa cao, chưa phù hợp với vị trí, vai trò của hoạt động này đối với sự ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của các em.

Qua báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng về những hạn chế về công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở chuyển sang học ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề có những nguyên nhân như sau

Trong các năm học từ 2013 -2014 đến 2017-2018, việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS ở Sóc Trăng chưa được quan tâm chỉ đạo thực hiện; do chỉ có chỉ đạo chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác phân luồng học sinh, nhưng chưa có phân luồng cụ thể nên phía tỉnh gặp nhiều khó khăn trong công tác hướng dẫn triển khai thực hiện.

Thời gian qua các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên chậm đổi mới, xuống cấp, thiếu chỗ cho HS, thiếu GV giảng dạy. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị cho đào tạo nghề không đáp ứng được yêu cầu, nên kết quả đầu ra còn nhiều hạn chế, dẫn đến kỹ năng thực hành nghề, xin việc làm, tự tạo việc làm của học viên sau khi ra trường còn gặp nhiều khó khăn.

Công tác hướng nghiệp trong các trường THCS chưa được quan tâm đúng mức, nhiều trường, nhiều GV bỏ ngỏ công tác này. Nhất là GDHN qua các môn học và tư vấn hướng nghiệp. Việc học nghề phổ thông chỉ nhằm mục đích cộng điểm là chính đối với học sinh.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL, GV và phụ huynh học sinh và học sinh chưa được thực hiện thông suốt, nhiều phụ huynh không đồng tình ủng hộ cách làm phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS (Tài liệu bồi dưỡng chính trị hè, 2018).

Ông HT1: trường THCS dân tộc nội trú huyện Long Phú có ý kiến như sau: ở trường những người nhận thức đầy đủ về GDHN cho học sinh là BGH và GVCN vì BGH là người xây dựng kế hoạch về hoạt động GDHN cho năm học.

Ông HT1 trường THCS dân tộc nội trú huyện Kế sách cho biết ở trường Hiệu trưởng là người trực tiếp giảng dạy môn hướng nghiệp lớp 9 hoặc ở những năm học trước Hiệu trưởng phân công những giáo viên dạy chưa đủ số tiết theo định mức giảng dạy môn hướng nghiệp.



Hai lãnh đạo trường đều có chung ý kiến là giáo viên chủ nhiệm ở khối 9 củng nhận thức đầy đủ về GDHN cho học sinh của lớp, vì GVCN có lồng ghép GDHN vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp, lồng ghép vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm, lồng ghép vào các buổi lao động công ích tại trường, GVCN còn tham mưu cho hiệu trưởng tổ chức cho học sinh đi tham quan các trường nghề trong tỉnh. Còn đối với các lực lượng giáo dục còn lại họ ít quan tâm đến GDHN cho học sinh.

Đối với học sinh ở các trường được hỏi đều có chung ý kiến là: các em chưa có sự quan tâm đối với việc chọn nghề và thái độ của các em với việc chọn nghề, với tương lai của mình nên nhiều em còn khá mơ hồ. Không có nhiều học sinh của trường dự định đi học các trường trung cấp sau khi tốt nghiệp THCS. Điều này là dễ hiểu vì học sinh của các trường thường mong muốn đi học lên cấp 3 nhiều hơn học nghề để các em có khả năng phát triển khi học cao lên. Kết quả này cũng cho thấy việc hướng nghiệp cho học sinh cũng phải được định hướng theo cách khác so với các trường THCS ngoài, nơi mà học sinh sau khi tốt nghiệp chủ yếu thi vào các trường THPT ít HS theo học trung cấp nghề.

2.3.2. Nội dung giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú‌

Hoạt động hướng nghiệp chỉ có hiệu quả khi các nội dung hướng nghiệp được chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu về mức độ thực hiện đồng thời các mức độ đó phải đáp ứng được các yêu cầu về nội dung, thì hiệu quả của hoạt động này mới mang lại kết quả cao. Bảng 2.4 là kết quả khảo sát mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu của nội dung tư GDHN cho học sinh.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí