DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các chữ viết | Các chữ viết đầy đủ | |
1 | BGH | Ban giám hiệu |
2 | BGD – ĐT | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
3 | CB-GV-NV | Cán bộ -Giáo viên – Nhân viên |
4 | CBQL | Cán bộ quản lí |
5 | CĐ | Cao đẳng |
6 | DTTS | Dân tộc thiểu sô |
7 | ĐH | Đại học |
8 | GDHN | Giáo dục hướng nghiệp |
9 | GV | Giáo viên |
10 | GVBM | Giáo viên bộ môn |
11 | GVCN | Giáo viên củ nhiệm |
12 | HN | Hướng nghiệp |
13 | HĐDH | Hoạt động dạy học |
14 | HĐGDHN | Hoạt động giáo dục hướng nghiệp |
15 | HT1 | Hiệu trưởng |
16 | HT2 | Phó hiệu trưởng |
17 | HS | Học sinh |
18 | NNL | Nguồn nhân lực |
19 | NXB | Nhà xuất bản |
20 | PTTH | Phổ thông trung học |
21 | PTDTNT | Phổ thông dân tộc nội trú |
22 | QLHĐGDHN | Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp |
23 | SGK | Sách giáo khoa |
24 | SGV | Sách giáo viên |
25 | THPT | Trung học phổ thông |
26 | THCS | |
27 | THCS DTNT | Trung học cơ sở dân tộc nội trú |
28 | TCCN | Trung cấp chuyên nghiệp |
29 | TB | Trung bình |
30 | TN THCS | Tốt nghiệp trung học cơ sở |
31 | UBND | Ủy Ban nhân dân |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trung Học
- Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Tại Các Trường Trung Học Cơ Sở Dân Tộc Nội Trú
- Nhà Giáo Dục Và Học Sinh Tham Gia Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Tại Các Trường Trung Cơ Sở Dân Tộc Nội Trú
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số liệu thống kê kết quả phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS
ở tỉnh Sóc Trăng 46
Bảng 2.1. Độ tin cậy của thang đo phiếu khảo sát của cán bộ quản lí và
giáo viên 47
Bảng 2.2. Quy ước mã hóa xử lý và định khoảng điểm trung bình 48
Bảng 2.3. Nhận thức của các LLGD về GDHN cho học sinh 49
Bảng 2.4. Mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu của nội dung
GDHN 54
Bảng 2.5. Mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu của hình thức
GDHN cho HS (khảo sát CBQL&GV cùng học sinh) 57
Bảng 2.6. Mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu của các phương
pháp GDHN 59
Bảng 2.7. Mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu của các LLTG giáo
dục nghề nghiệp cho HS (khảo sát CBQL &GV) 62
Bảng 2.8. Mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu của các điều kiện
hỗ trợ GDHN 65
Bảng 2.9. Mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu của kết quả GDHN
cho HS 67
Bảng 2.10. Thực trạng quản lí nhận thức của các LLGD về QL GDHN 69
Bảng 2.11. Mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu về thực trạng quản
lí GDHN lồng ghép 70
Bảng 2.12. Mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu về thực trạng quản
lí GDHN qua giờ sinh hoạt chủ nhiệm 72
Bảng 2.13. Mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu về thực trạng quản
lí GDHN qua HĐ của ĐTN 74
Bảng 2.14. Mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu về thực trạng quản
lí GDHN qua HĐ ngoại khóa 76
Bảng 2.15. Mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu về thực trạng quản
lí sự phối hợp 78
Bảng 2.16. Các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lí
của ban giám hiệu 80
Bảng 2.17. Các yếu tố chủ quan và khác quan ảnh hưởng đến công tác quản lí HĐGDHN của giáo viên 82
Bảng 3.1. Quy ước mã hóa số liệu 101
Bảng 3.2. Tăng cường tuyên truyền về công tác GDHN 101
Bảng 3.3. Tăng cường đổi mới nội dung GDHN thông qua lồng ghép các
môn học 102
Bảng 3.4. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình 104
Bảng 3.5. Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong
nhà trường 106
Bảng 3.6. Tăng cường quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị 107
Bảng 3.7. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá về hoạt động GDHN 108
1. Lí do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Giáo dục có vai trò to lớn trong đời sống xã hội, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển và bền vững của mỗi quốc gia. Các quốc gia trên thế giới đều có chiến lược phát triển giáo dục cho riêng mình. Giáo dục ở nước ta được Đảng và Nhà nước coi trọng “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, độc lập, dân chủ và công bằng từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Muốn đạt được mục tiêu đó, giáo dục phải đóng vai trò quyết định trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo những con người có đủ kiến thức, sức khỏe, có kỹ năng nghề nghiệp, biết sáng tạo trong lao động, có năng lực tự học, tự bồi dưỡng cho bản thân để giải quyết các tình huống thực tế trong cuộc sống và lao động.
Điều 27: Luật giáo dục (2005) xác định mục tiêu giáo dục phổ thông:
Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ
Tổ quốc.
(Luật giáo dục, 2005)
Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII, Đại hội khóa XI. Khẳng định đối với giáo dục phổ thông:
Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
(Đảng cộng sản Việt Nam, 2011)
Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định:
Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là điều kiện phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh
tế nhanh và bền vững.
(Đảng cộng sản Việt Nam, 2011)
Trong hệ thống giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng có một vị trí hết sức quan trọng là “Giáo dục học sinh phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp THCS là cầu nối giữa Tiểu học và THPT để tiếp tục thực hiện yêu cầu giáo dục là có cơ sở định hướng cho học sinh lên lớp hoặc học nghề, vào đời tùy theo năng lực học sinh, điều kiện hoàn cảnh gia đình học sinh, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của xã hội. Trong những năm tới, việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước là một nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục, do đó hướng nghiệp có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong việc chủ động lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Hơn nữa, đất nước đòi hỏi đào tạo nhanh đội ngũ công nhân lành nghề và đội ngũ trí thức để tạo ra tiềm năng lao động trí tuệ, đáp ứng yêu cầu đưa sản xuất của nhiều lĩnh vực đang chuẩn bị đi vào kinh tế tri thức. Do đó, nếu học sinh hiểu rõ ý nghĩa của việc chọn nghề có cơ sở khoa học thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, phân hóa học sinh theo năng lực, phát hiện những học sinh năng khiếu.Giáo dục hướng nghiệp cấp THCS có vai trò quan trọng trong sự phát triển năng lực, trí tuệ, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Cho nên quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường THCS là một việc làm không hề dễ đối với người quản lý và còn khó khăn
hơn đối với quản lý giáo dục hướng nghiệp. Tại tỉnh Sóc Trăng, việc thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp trong những năm qua gặp một số khó khăn nhất định như: về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tài liệu phục vụ giảng dạy, kinh phí tổ chức các hoạt động tuyên truyền và tư vấn hướng nghiệp. Ngoài ra, nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh về vai trò, vị trí của giáo dục hướng nghiệp còn hạn chế, do đó dẫn đến công tác quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp tại địa phương. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng” để thực hiện tốt hơn về công tác hướng nghiệp cho học sinh cấp THCS
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lí nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lí hoạt động sư phạm ở trường trung học cơ sở dân tộc nội trú
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng đã được thực hiện qua việc lồng ghép nội dung giáo dục hướng nghiệp vào các môn học và các hoạt động giáo dục khác, tuy nhiên các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh chưa đa dạng và chưa có sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng giáo dục.
Công tác quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng đã được thực hiện và đạt được những kết quả
nhất định trong quản lí mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức hoạt động hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế trong quản lí sự phối hợp các lực lượng giáo dục và quản lí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Nếu đánh giá đúng thực trạng công tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh, thì sẽ đề xuất được những biện pháp quản lí và khả thi góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động này
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường THCS dân tộc nội trú và công tác quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS dân tộc nội trú.
Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp và công tác quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng.
Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung: Đề tài chỉ tập trung khảo sát HĐGDHN và QLHĐGDHN tại các trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng và đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THCS dân tộc nội trú trong tỉnh này.
6.2. Đối tượng: Đề tài tiến hành khảo sát cán bộ quản lí các trường, giáo viên bộ môn, giáo viên giảng dạy môn hướng nghiệp, học sinh khối 9 của 4 trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng
6.3. Thời gian: Nghiên cứu nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp và quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các năm học từ: 2016 – 2017; 2017 – 2018.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Quan điểm hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu HĐGDHN và QL HĐGDHN như một hệ thống gồm: mục đích, nội dung, chủ thể, khách thể, hình thức, phương pháp – biện pháp, các điều kiện. Các thành tố này có mối liên hệ biện chứng với nhau. HĐGDHN là một hoạt động giáo dục, có mối liên hệ với các hoạt động giáo dục khác trong trường THCS và là một bộ phận của hoạt động sư phạm ở trường. Quản lý HĐGDHN cho học sinh ở các trường THCS được chỉ đạo từ Bộ Giáo dục cho đến trường đây cũng là một trong những hoạt động quản lí nhà trường
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Quan điểm lịch sử - logic trong nghiên cứu đề tài này là xem xét và phân tích HĐGDHN và QL HĐGDHN cho học sinh tại các trường THCS trong quá trình phát triển và xem xét mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn để tìm những biện pháp hiệu quả cho công tác QL HĐGDHN cho học sinh
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Tiếp cận quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu đề tài này là khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động GDHN và quản lí HĐGDHN cho học sinh tại các trường THCS dân tộc nội trú ở tỉnh Sóc Trăng. Từ đó đề xuất những biện pháp quản lí HĐGDHN cho học sinh. Những kết quả nghiên cứu có thể vận dụng và HĐGDHN và quản lí HĐGDHN cho học sinh tại các trường THCS dân tộc nội trú ở tỉnh Sóc Trăng
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu khoa học, sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình, văn kiện nghị quyết, đề tài khoa học, xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục hướng nghiệp, công tác quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS dân tộc nội trú.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn