Hoàn Toàn Không Đồng Ý. 2. Không Đồng Ý. 3. Phân Vân. 4. Đồng Ý. 5. Rất Đồng Ý.



Kết luận chương 3‌

Trên cơ sở thực trạng công tác quản lí hoạt động GDHN tại các trường THCS dân tộc nội trú ở tỉnh Sóc Trăng cùng với cơ sở lí luận, chúng tôi mạnh dạn đề xuất sáu biện pháp quản lí hoạt động GDHN nhằm nâng cao hiệu qủa GDHN tại các đơn vị để góp phần vào phân luồng học sinh sau khi các em tốt nghiệp THCS

Với những yêu cầu cơ bản đối với công tác quản lí HĐGDHN tại các trường THCS dân tộc nội trú ở tỉnh Sóc Trăng, với 6 biện pháp nói trên các trường cần được vận dụng một cách đồng bộ, đó là:

Tăng cường tuyên truyền về công tác giáo dục hướng nghiệp tại các trường THCS dân tộc nội trú ở tỉnh Sóc Trăng;

Tăng cường đổi mới giáo dục hướng nghiệp thông qua các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường;

Nhà trường phối hợp với gia đình thống nhất định hướng nghề nghiệp cho học sinh;

Tăng cường quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THCS dân tộc nội trú;

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá về hoạt động GDHN tại các trường THCS dân tộc nội trú

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau, mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý.

Khi quản lí HĐGDHN trong nhà trường, các trường phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện để góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất GDHN nói riêng nhằm góp phần vào việc phân luồng học sinh sau trung cơ sở trong toàn ngành.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ‌

1. Kết luận

Quản lý HĐGDHN cũng là một trong những nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh ở nhà trường phổ thông nói chung và trường PTDTNT nói riêng. Để đào tạo được các thế hệ học sinh có năng lực, kỹ năng, đáp ứng được yêu cầu của lao động trong xã hội, cho nên đòi hỏi CBQL nhà trường phải xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của mình, hướng nhiệm vụ trọng tâm vào việc quản lý HĐGDHN qua từng năm học.

Đề tài đã xây dựng khái niệm HĐGDHN, quản lý HĐGDHN và vận dụng những khái niệm cơ bản đó vào nghiên cứu quá trình quản lý HĐGDHN tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú ở tỉnh Sóc Trăng. Từ việc nghiên cứu các vấn đề trên, luận văn đã xác định cơ sở lý luận về việc quản lý HĐGDHN tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú đáp ứng đặc thù của học sinh dân tộc.

Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy công tác quản lý HĐGD tại các trường trung học cơ sở DTNT ở tỉnh Sóc Trăng trong thời gian vừa qua có những mặt mạnh sau: CBQL đều đã nhận thức được tầm quan trọng của các nội dung và biện pháp quản lí HĐGDHN nhằm chất lượng giáo dục hướng nghiệp; đã cụ thể hóa một số quy định về thực hiện nội dung chương trình GDHN và yêu cầu GV nắm vững nội dung chương trình GDHN; sử dụng đội ngũ GV có trình độ và năng lực để đáp ứng công tác giáo dục hướng nghiệp, từ đó đã phát huy được năng lực, sở trường của GV.

Tuy nhiên, trong công tác quản lí hoạt động giáo hướng nghiệp còn những mặt hạn chế như các ở các chương II

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất các giải pháp quản lý HĐGDHN tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú ở tỉnh Sóc Trăng. Các biện pháp được nêu trên không phải là những biện pháp đơn lẻ, tách rời nhau mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành một hệ thống có tác động bổ sung cho nhau trong việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng GDHN đó là các biện pháp đã đề xuất trong chương III. Do đó, vận dụng các giải pháp như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, bản lĩnh, sự nhạy bén của người CBQL. Nếu người CBQL biết lựa chọn và tăng cường biện pháp quản lý thích hợp với hoàn cảnh cụ thể nhằm phát huy nội lực và khơi dậy sự say mê nghề nghiệp trong đội ngũ các nhà



giáo, sự tận tình phục vụ của lực lượng cán bộ nhân viên, sự ham muốn học tập của học sinh và sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội đối với nhà trường thì chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao, thực hiện được tốt mục tiêu quản lý trường học.

2. Khuyến nghị

* Với Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng

Căn cứ Quyết định 1640/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh Tiếp tục thực hiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2015-2020. Tiếp tục đầu tư xây dựng các trường theo hướng đạt chuẩn quốc gia, tất cả các huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số đều phải xây dựng trường PTDTNT.

* Với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng

Phối hợp với Sở nội vụ có quy hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nguồn và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho GV, ưu tiên tuyển chọn những GV có năng lực giỏi trong công tác quản lý và giảng dạy bổ sung cho trường PTDTNT.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng được đội ngũ GV cốt cán ổn định và lâu dài. Tăng cường công tác thanh tra đối với các trường về nội dung tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và kết quả phân luồng học sinh.

* Với cán bộ quản lý trường trung học cơ sở dân tộc nội trú

Cần nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Luật giáo dục, các văn bản. Biết vận dụng một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường để quản lý nhà trường một cách toàn diện, đặc biệt cần nắm vững và vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý, chỉ đạo HĐGDHN nhằm nâng cao chất lượng GDHN, đặc biệt cần chú ý đến đặc thù riêng của từng địa phương, đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc, học sinh có hoàn cảnh khó khăn để có biện pháp quản lý phù hợp.

Huy động tối đa các nguồn lực hiện có, tạo động lực thúc đẩy người dạy và người học. Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cũng như các phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy và học.

Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý để lãnh đạo nhà trường hoàn thành tốt sự nghiệp giáo dục, đáp ứng được nhu cầu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.



* Đối với Giáo viên ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú

Cần nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Luật giáo dục, các văn bản hướng dẫn về công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THCS dân tộc nội trú; Tăng cường tự bồi dưỡng về công tác giáo dục hướng nghiệp, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về tổ chức các hoạt động GDHN do Phòng và Sở Giáo dục tổ chức; tìm hiểu về thông tin thị trường lao động và các cơ sở đào tạo nghề để cung cấp thông tin cho học sinh nắm rõ; tăng cường thay đổi các hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại đơn vị; tổ chức các buổi tư vấn hướng cho học sinh cuối cấp để phân luồng

* Đối với học sinh ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú

Cần xác định được năng lực của bản thân sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở; tham gia đầy đủ các buổi tổ chức các hoạt động ngoại khóa về hoạt động giáo dục hướng nghiệp; cần tìm hiểu rõ các kỹ năng theo yêu cầu của ngành nghề mà các em quan tâm; cần tham dự các buổi tư vấn nghề trước khi lựa chọn; biết xác định hoàn cảnh gia đình của bản thân để có hướng đi cho phù hợp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌



Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2003). Chỉ thị về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Thông tư số 12 ban hành Điều lệ trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2013). Tài liệu tập huấn đổi mới giáo dục hướng. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (1997). Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCH TW Đảng khoá

VIII. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2006). Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.

Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2011). Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2011). Văn kiện Hội nghị lần thư VIII BCH TW Đảng khoá XI. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

https://www.google.com.vn//khxhnvghean.gov.vn. 7: 457/12/2017

Lê Thị Thu Trà. (2016). Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục.

Luật Giáo dục. (2005). Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Luật sửa đổi bổ sung. (2009). Bổ sung một số điều của luật Giáo dục. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Nghị Định 75/NĐ – CP, ngày 2 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một điều của luật giáo dục.

Ngô Đình Qua. (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nxb Đại học Sư phạm Tp.HCM.

Nguyễn Hữu Hải. (2014). Quản lý học đại cương. Hà Nội Nxb Chính trị Quốc gia. Nguyễn Ngọc Quang. (1989). Những khái niệm cơ bản về lí luận quản lí giáo dục.

Trường cán bộ quản lí giáo dục Trung ương

Phạm Hồng Quang. (1993). Tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.


Phạm Ngọc Trân. (2011). Thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở tại Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục.

Phạm Tất Dong (chủ biên), Hà Đễ, Phạm Thị Hạnh, Trần Mai Thu. (2012). Giáo dục hướng nghiệp. Hà Nội. Nxb Giáo dục Việt Nam.

Quyết định số 126-CP ngày 19 tháng 3 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường.

Quyết định 276/2005/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số học ở các trường nội trú.

Sở GD&ĐT Sóc Trăng. (2017). Báo cáo tổng kết năm học 2016 - 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017 – 2018.

Sở GD&ĐT Sóc Trăng. (2018). Báo cáo tổng kết năm học 2017 - 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2018 – 2019.

Thủ tướng chính phủ. (2012). Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.

Thủ tướng chính phủ. (2018). Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025.

Trần Khánh Đức. (2014). Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Trần Kiểm. (2003). Quản lý nhà trường phổ thông. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

Hà Nội.

Trần Kiểm. (2014). Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lí giáo dục. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trần Thị Hương. (2012). Dạy học tích cực. Nxb Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh.

Trần Thị Hương, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên, Ngô Đình Qua. (2009). Giáo trình giáo dục đại cương. Lưu hành nội bộ.

Trần Tuyết Oanh (Chủ biên). Phạm Khắc Chương, Phạm Viết Vượng, Nguyễn Văn Diện, Lê Tràng Định. Giáo trình Giáo dục học, tập 2. Nxb Đại học Sư phạm.



Trần Xuân Thủy (Chủ biên). Mông Ký Slay, Bùi Văn Thành, Đào Thị Mùi, Trần Thanh Phúc, Tôn Thị Tâm, Kiều Thị Bích Thủy, Vũ Văn Thăng, Nguyễn Huy Thái, Lê Như Xuyên. (2013). Nâng cao năng lực tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục trong trường PT dân tộc nội trú”. Hà Nội.

Trường CBQL Giáo dục Tp. Hồ Chí Minh. (2013). Bồi dưỡng CBQL trường phổ thông.

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. (2013). Lí luận giáo dục

UBND tỉnh Sóc Trăng.(2017). Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng.


PHỤ LỤC‌

Phụ lục 1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN

(Dành cho học sinh gồm 3 câu hỏi)

Chúng tôi đang thực hiện đề tài về “Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường THCS dân tộc nội trú tại tỉnh Sóc Trăng”. Các em lựa chọn phương án nào thì đánh dấu (X) vào ô lựa chọn (o) hoặc điền vào phần bỏ trống (………). Những thông tin, ý kiến của các em là nguồn tư liệu quí đối với đề tài của tôi và tôi cam đoan thông tin của các em chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học

Câu 1: Em vui lòng cho biết, mục đích giáo dục hướng nghiệp hiện nay là nhằm:

1. Hoàn toàn không đồng ý. 2. Không đồng ý. 3. Phân vân. 4. Đồng ý. 5. Rất đồng ý.


Mục đích giáo dục giá trị sống

Mức độ

1

2

3

4

5

Hình thành cho các em những giá trị nghề nghiệp






Giúp các em có suy nghĩ, thái độ và hành động tích cực trong

lao động






Đáp ứng mong đợi của cộng đồng, xã hội






Gây dựng niềm tin và hình thành nhân cách tốt trong lao động






Khác (xin ghi rõ)………………………………………….






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng - 16


Câu 2. Ở trường em đang học, có các hình thức này trong giáo dục hướng nghiệp ?



Các hình thức giáo dục hướng nghiệp

Mức độ thực hiện

Mức độ đáp ứng yêu cầu

Không thực hiện


Thỉnh thoảng


Thường xuyên


Chưa đáp ứng

Đáp ứng một phần yêu

cầu

Đáp ứng được

yêu cầu

Lồng ghép vào các môn

học







Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí