Giải pháp phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - 14

c. Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi đăng ký thường trú.

d. Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại; thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi (nếu có); mục đích giao dịch với Kienlongbank.

Câu 34: Dấu hiệu nào sau đây cấu thành một giao dịch đáng ngờ?

a. Khách hàng là người không cư trú yêu cầu mở tài khoản.

b. Khách hàng thanh toán tiền hàng hóa cho đối tác.

c. Khách hàng mở tiết kiệm với số tiền tăng lên hàng tháng.

d. Tiền được gửi vào và rút ra khỏi tài khoản nhanh chóng, doanh số giao dịch trong ngày cao nhưng số dư cuối ngày rất ít hoặc gần như bằng 0.

Câu 35: Các hành vi bị cấm theo quy định của Luật phòng, chống rửa

tiền?

a. Thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một địa điểm khác.

b. Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.

Giải pháp phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - 14

c. Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền; Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.

d. Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền; Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền; Thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả; Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một địa điểm khác.

Câu 36 Các biện pháp tạm thời đơn vị có thể áp dụng trong Phòng, chống rửa tiền.

a. Phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản.

b. Trì hoãn giao dịch;

c. Đóng tài khoản và hủy thông tin khách hàng;

d. Trì hoãn giao dịch; Phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản.

Câu 37: Đối với khách hàng là tổ chức đơn vị phải thu thập các thông tin gì?

a. Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính; số điện thoại, số fax; lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; thu thập thông tin về người thành lập, đại diện cho tổ chức đầy đủ như một cá nhân thông thường, thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi (nếu có), mục đích giao dịch với Kienlongbank;

b. Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính; số điện thoại, số fax; lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; thôngtin về người thành lập, đại diện cho tổ chức;

c. Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi đăng ký thường trú.

d. Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính; số điện thoại, số fax; lĩnh vực hoạt động, kinh doanh;

Câu 38: Giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn là giao dịch?

a. Giao dịch của Khách hàng không có Tài khoản

b. Giao dịch của Khách hàng có Tài khoản không giao dịch > 6 tháng với tổng số tiền giao dịch >= 300trđ/ngày

c. Giao dịch của khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản thanh toán nhưng không giao dịch trong vòng 6 tháng trở lên với tổng giá trị từ 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng trở lên trong một ngày;

Câu 39: Nhận định nào sau đây không đúng về việc xử lý giao dịch đáng ngờ với khách hàng?

a. Thông báo về Giao dịch đáng ngờ cho Ban PCRT ngay lập tức.

b. Giao dịch viên nên tìm hiểu thêm thông tin tăng cường về khách hàng và giao dịch.

c. Giao dịch viên vẫn giao dịch bình thường với khách hàng.

d. Thông báo cho khách hàng rằng giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ và tư vấn khách hàng nên rút tiền.


PHỤ LỤC 4: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NHÂN VIÊN CHUYÊN TRÁCH

Kính thưa Anh!

Tôi tên là Nguyễn Lâm hiện đang theo học chương trình cao học kinh tế, chuyên ngành Ngân hàng tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại tôi đang thực hiện đề tài: “Giải pháp phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long” nhằm tìm hiểu thực trạng công tác phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long.

Dựa vào những thực trạng nghiên cứu, để xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác phòng chống rửa tiền của Kienlongbank

Trân trọng kính nhờ Anh dành chút thời gian tham gia trả lời những vấn đề sau đây nhằm giúp tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu này.

Tôi xin cam kết không tiết lộ bất kỳ thông tin nào của Quý Anh/Chị Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp quý báu của Quý Anh/Chị!


Câu 1:

- Interviewer : Kính chào Anh, lời đầu tiên xin cảm ơn anh đã nhận lời tham gia buổi phỏng vấn ngày hôm nay.

Được biết Ngân hàng TMCP Kiên Long từ khi Luật phòng, chống rửa tiền có lực Kienlongbank đã chủ động soạn thảo Quyết định số 1543/QĐ – NHKL ngày 09/07/2013 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kiên Long về việc ban hành “ Quy định phòng, chống rửa tiền”.

- Ngày 28/08/2014 Kienlongbank ban hành Quyết định số 4287/QĐ – NHKL của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kiên Long về việc ban hành “ Quy định phòng, chống rửa tiền” quyết định này thay thế quyết định 1543/QĐ – NHKL và có hiệu lực kể từ ngày ký.

- Năm 2014 để phù hợp với Thông tư số 31/2014/TT-NHNN ngày 11/11/2014, Kienlongbank đã ban hành Quyết định 5525/QĐ-NHKL sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 4287/QĐ – NHKL ngày 28/08/2014 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kiên Long về việc Quy định phòng, chống rửa tiền.

Anh/ chị cho biết những quy định trên đã đáp ứng được yêu cầu của hoạt động PCRT của Kienlongbank chưa?

- Informant: Như bạn đã biết KLB khi ban hành QĐ 4287 và 5525 thì căn cứ vào các văn bản sau:

+ Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội khóa 12 thông qua ngày 16/06/2010;

+ Căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 18/06/2012;

+ Căn cứ Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ ban hành Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền;

+ Căn cứ Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/03/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện một số quy định về Phòng, chống rửa tiền;

+ Căn cứ Thông tư số 31/2014/TT-NHNN ngày 11/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư 35/2013/TT- NHNN ngày 31/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam V/v Hướng dẫn thực hiện một số quy định về Phòng, chống rửa tiền;

- Informant: Do đó, tôi thấy hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của công tác PCRT của Kienlongbank.

Câu 2:

- Interviewer: Trong thời gian vừa qua, đặc biệt là khi Kienlongbank có Ban lãnh đạo mới thì công tác đào tạo nói chung và đào tạo về PCRT nói riêng luôn được Kienlongbank chú trọng. Vậy theo anh công tác đào tạo về PCRT cho CBNV của Kienlongbank đã đáp ứng được yêu cầu chưa? Xin anh chia sẽ những kết quả đat được cũng như những điểm cần khắc phục trong công tác đào tạo PCRT trong thời gian tới?

- Informant: Theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 10a, Thông tư 31, Đối với nhân viên mới tuyển để thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến giao dịch tiền tệ và tài sản khác, ngân hàng phải đào tạo họ kiến thức cơ bản về công tác phòng, chống rửa tiền. Do đó, Kienlongbank luôn thực hiện đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và rất quan tâm đến công tác đào tạo. Hiện nay Kienlongbank có nhiều hình thức đào tạo phù hợp với từng đối tượng, cụ thể: Tổ chức đào tạo ngay sau khi được tân

tuyển, đào tạo tập trung theo từng khóa hoặc đào tạo trực tuyến và mới đây đã xây dựng chương trình đào tạo trên Elearning cho mọi đối tượng tham gia.

Hầu hết bộ phận giao dịch liên quan đến tiền và tài sản đều có kiến thức về công tác phòng, chống rửa tiền; tuy nhiên, do ít hoặc không phát sinh do đó kiến thức sẽ dần bị sói mòn và quên lãng.

- Interviewer: Hiện tại Kienlongbank có đào tạo tại đơn vị về công tác PCRT không?

Hầu như tại đơn vị không có đào tạo rửa tiền nhưng vẫn khuyến khích. Bởi vì đào tạo thứ nhất là tập trung, thú hai là trực tuyến, thứ ba là đào tạo trên E-learning. Thì hàng năm có mời NHNN cụ thể là Cuc trưởng (Cục trưởng Cục PCRT – Interviewer) về để đào tạo, để coi nó có chương trình gì mới không. Cái đó thì cả lãnh đao, các thứ tham gia hết. Nhưng mà từ năm 2016 thì bên Cục PCRT, họ không đào tạo nữa mà bây giờ họ (NHNN) chỉ định qua 1 đơn vị gọi là Trường Trung cấp gì đó…(suy nghĩ) nó chịu trách nhiệm cái này, thì khi mình có nhu cầu đặt hàng nó thì nó mới mời Cục trưởng bên này. Mời bên này thì bên này phân công người đi giảng cái đó. Nghĩa là Cục không…Cục không (lấp lửng) có trực tiếp nhận lời đào tạo.

- Interviewer: E-learning của Kienlongbank mới được đưa vào đào tạo phải không anh?

- Informant: Mới đưa vào nhưng mà tất cả các học viên là phải học và hoàn thành trước 30/09/2016.

- Interviewer: Điểm chuẩn là bao nhiêu thì học viên mới được xem là hoàn thành khoá học, thưa anh?

- Informant: Chuẩn là phải đạt 70%....ay không không (lưỡng lự, suy nghĩa)...100%..100%. Thì cứ làm bao giờ thì đạt thì thôi, thì phải ghi ra, mỗi lần là 40 câu hỏi, nó đảo, đảo lên thì anh phải làm mấy lượt anh mới được 100%. Thì buộc anh phải ghi lại câu hỏi để anh ghi lại, xong bắt đầu anh mới dò. Nhưng có cái câu hỏi có ghi rõ luôn: theo thông tư số mấy, ngày mấy, ngày mấy thì PCRT quy định như thế nào. Học viên chỉ đọc lại chỗ đó, khúc đó thôi thì nó (học viên - Interviewer) sẽ biết trả lời câu đấy.

- Interviewer: Các thành phần nào bắt buộc học. thưa anh?

- Informant: Giao dịch viên và tín dụng hoc hết, các thành phần khác thì khuyến khích

Câu 3:

- Interviewer: Công tác báo cáo công tác PCRT đã được Kienlongbank thực hiện như thế nào? Mặt được và chưa được?

- Informant: Có 3 báo cáo. Thứ nhất là báo cáo giao dịch đáng ngờ. Thì trước đây năm 2013 trở về trước khi mà chưa có 1313(văn bản số 1313/TTGSNH11.m ngày 26/12/2014 của cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng, về việc hướng dẫn chuyển tiền điện tử theo quy định tại Luật phòng, chống rửa tiền- Interviewer), thì là hàng tháng các đơn vị báo về. Nhưng từ khi có…thì Hội sở làm hết. Giao dịch đáng ngờ không bắt buộc phải báo cáo định kỳ.

Trong giao dịch chia làm 3 mảng: giao dịch đáng ngờ và giao dịch chuyển tiền điện tử, giao dịch lớn.

Giao dịch lớn thì hàng ngày sau 16h30 là phải tổng hợp (phòng Kế toán tổng hợp). Bộ phận kế toán sẽ có 1 đứa nó chuyên về cái đó. Thì cứ tới giờ đó, thì nó cứ chạy tổng hợp toàn hàng những giao dịch nào từ 300 triệu trở lên thì nó sẽ chạy ra cái bảng và mã hoá, gửi theo quy định.

Chỉ có báo cáo chuyển tiền điện tử: chuyển tiền trong nước, ngoài nước; Giao dịch lớn thì báo cáo hàng ngày, còn giao dịch đáng ngờ thì báo cáo khi có phát sinh. Khi đó các đơn vị sẽ lập báo cáo gửi về Phòng kế toán tổng hợp.

Hiện nay, theo quy chế thì Phòng KTTC sẽ là đơn vị lập báo cáo gửi cho NHNN khi có phát sinh sự việc khi tham khảo với Trưởng Bộ phận và được sự đồng ý của P.Tổng Giám đốc.

- Interviewer: Khó khăn trong công tác báo cáo tại các ĐVKD hiện nay là gi, thưa anh?

- Informant: Cái khó khăn hiện nay của Giao dịch viên là làm sao để phát hiện đó là giao dịch đáng ngờ: Vì nó là cảm tính nên ban đầu giao dịch viên rất sợ, bởi vì nếu không báo thì lỡ có chuyện gì xẩy ra thì nó bị dính (để xảy ra giao dịch đáng ngờ - Interviewer), mà báo thì có đáng tin cậy không. Hoang mang lắm. (lắc đầu…)

Trong cuộc họp có hỏi thẳng bác Ngọc (Cục trưởng Cục PCRT- Interviewer), hỏi để cho anh em nghe để khỏi ấy…Bác Ngọc trả lời thẳng: nó chỉ là giao dịch đáng ngờ thôi mà, mình báo mà mình chẳng báo cũng được, đâu có vấn đề gì đâu. Nhưng nhiệm vụ của mình là phải báo cáo thì mình cứ báo. Còn NHNN nó có 1 cái core về

cái đó, nghĩa là mình báo về bao nhiêu thì tống vào đấy. Thì nguyên cái core đó nó có một bộ phận cục PCRT đâu có coi cái đó, mà PC46 sẽ coi cái đó. Có những vụ án 10 năm sau nó lấy dữ liệu từ đó ra thì kết hợp nhiều cái link lại thành vụ án.

Câu 4:

- Interviewer: Kienlongbank có phần mềm cảnh báo rửa tiền chưa, thưa anh và định hướng về việc trang bị hệ thống CNTT về PCRT của Kienlongbank trong thời gian tới?

- Informant: Hiện nay Kienlongbank chưa có phần mềm PCRT vì đầu tư phần mềm rất tốn tiền, mà quy mô của mình (Kienlongbank – Interviewer) thì nhỏ. Hàng năm phân bổ cho Công nghệ thông tin là….là (lấp lửng) cái Quỹ được bao nhiêu tỷ đó, thì người ta chỉ ưu tiên phát triển những phần nào quan trọng thôi, còn PCRT thì thật sự chỉ làm kiểu làm cho có chứ Ngân hàng Kiên Long nó bé lắm. Nó bé cho nên là về vấn đề đối tượng rửa tiền ở Kiên Long thì…thì ít (chần chừ) nhưng mà có những giao dịch đáng ngờ là chuyển tiền long vòng thì có. Có từ khi mà có sự thay đổi Ban lãnh đạo mới thì nó chủ yếu là trong những giao dịch ở dưới L.A. Đôi khi mình biết nhưng mà cứ xin ý kiến Phó Tổng, ổng biểu báo thì báo những cũng rất cân nhắc. Cái này nó lưỡng tính mà, dạng giống như là nghi ngờ thôi, nó là đáng ngờ mà chứ nó không có một quy chuẩn…là… như thế nào là vi phạm, như thế nào là không vi phạm, nó chỉ đáng ngờ thôi.

Câu 5.

- Interviewer: Hiện tại Kienlongbank có thành lập Bộ phận chuyên trách PCRT chưa anh?

- Informant: Hiện tại Kienlongbank đã thành lập bộ phận PCRT đứng đầu là Phó Tổng phụ trách, sau đó là trưởng bộ phận, thì làm xong thì trình. Anh hem hỏi ý kiến qua lại coi là thấy giao dịch như vậy thì sao, sau đó mới đề xuất trình Phó Tổng, phó Tổng OK thì mình báo. Bộ phận PCRT gồm 7 người, hoạt động theo quy chế riêng. Một trong 7 người đó nghỉ thì phải ban hành Quy định mới

- Interviewer: Trước khi thành lập bộ phận PCRT thì giai đoạn trước năm 2013 Kienlongbank đã thành lâp bộ phận chuyên trách về PCRT chưa?

- Informant: Lúc đó Kienlongbank chưa thành lâp (bộ phận PCRT – Interviewer), vì vậy các quy định, quy chế PCRT mới được ban hành.

Câu 6.

- Interviewer: Trước khi có Luật PCRT thì công tác PCRT của Kienlongbank bị bỏ ngõ phải không anh?

- Informant: Có, nhưng đại khái mình không chú trọng lắm

Câu 7:

- Interviewer: Những thuận lợi và khó khăn trong công tác PCRT của Kienlongbank?

- Informant:

+ Lợi thế của Kiên Long là giữa cái bộ phận PCRT có sự liên hệ chặt chẽ với Cục PCRT thì mình sẽ cập nhật được những thông tin mới.

Thứ hai nữa là do có bộ phận chuyên trách như thế thì những anh em phụ trách buộc phải tìm hiểu, rồi…(ậm ừ) bổ sung thêm những kiến thức hàng ngày, cập nhật thêm. Ví dụ như lên trang web của Cục hoặc…(ậm ừ) nói chung là liên quan đến PCRT để mình cập nhật coi ví dụ như trong năm vửa rồi trong thời gian vừa qua có đất nước nào bị phạt không, có ngân hàng nào bị phạt nửa không thì để cập nhật những thông tin mới nhất

- Cán bộ công nhân viên được đào tạo bài bản chặt chẽ

+ Bất lợi thì hệ thống của mình (Kienlongbank – Interviewer) bây giờ, mình chưa mua cái phần mềm chuyên trách. Tuy nhiên (nhấn mạnh) theo như bên Phòng Công nghệ thông tin đánh giá thì chưa cần thiết. Bời vì hàng tháng bên Cục (Cục PCRT – Interviewer) sẽ chuyển những cái danh sách của Liên Hiệp Quốc về cấm vận, danh sách đen, các thứ này kia hàng tháng chuyển về thì phòng CNTT sẽ cập nhât thông tin đó lên hệ thống của mình thì tất cả những cái đó đều được ngăn chặn ngay từ dưới luôn (các đơn vị kinh doanh trong hệ thống Kienlongbank – Interviewer).

Nhưng theo cá nhân anh thấy (qua những cuộc hội thảo) thì bên Đầu tư (Ngân hàng đầu tư và phát triểnViệt Nam - Interviewer) nó mua hẳng cái core vì thanh toán quốc tế bên đó nó đa dạng lắm mà những món tiền lớn không ah, thì cũng được anh em chia sẽ. Chính nó (tội phạm rửa tiền - Interviewer) thường rửa tiền qua những hệ thống tài khoản mà nó ở Việt Nam hoặc là chuyển tiền về Việt Nam qua tài khoản của nó (tội phạm rửa tiền - Interviewer) ở nước ngoài nó chuyển về Việt Nam. Hoặc nó nhờ người Việt Nam rút tiền giùm nhưng mà nó chuyển, nó, nó…(lưỡng lự) nhờ người

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/12/2023