Tỷ Lệ Khối Lượng Và Giá Tiêu Thụ Sản Phẩm Cà Phê Nhân


thương lái, đại lý thu mua cà phê và các công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê nhân. Ưu điểm của kênh tiêu thụ này là linh hoạt, tiện lợi, phương thức thanh toán đơn giản (có thể bằng tiền mặt hoặc phân bón). Tuy nhiên, kênh tiêu thụ này có hạn chế, đó là i) Thương lái và đại lý ít vốn, cơ sở vật chất phục vụ sơ chế và bảo quản không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật làm cho tỷ lệ hao hụt lớn, chất lượng thấp; ii) Toàn bộ cà phê giao dịch qua kênh này là cà phê nhân xô, các thương lái và đại lý không áp dụng phương thức mua bán theo quy luật "chất lượng cao thì giá thu mua cao" và iii) Mức độ rủi ro lớn, giao dịch giữa nông dân và thương lái, đại lý thường không có hợp đồng kinh tế, xung đột về lợi ích dễ dàng xảy ra nên liên kết trong mạng lưới tiêu thụ thiếu tính bền vững.

­ Kênh thứ hai chiếm tỷ trọng dưới 10%, là kênh tiêu thụ khá chặt chẽ. Các hộ nông dân, công nhân nông trường nhận khoán (liên kết) với công ty cà phê theo hợp đồng chăm sóc và thu hoạch cà phê. Ưu điểm của kênh tiêu thụ này là nhờ có khối lượng cà phê nguyên liệu tập trung, ổn định nên các công ty dễ dàng áp dụng phương pháp chế biến ướt để nâng cao chất lượng cà phê nhân. Bên

cạnh đó, do có hợp đồng chặt chẽ giữa công ty với người sản xuất nên sản

phẩm được sản xuất và thu hái đúng quy trình kỹ thuật và bảo đảm chất lượng.

­ Kênh thứ ba là phương thức mua bán hiện đại nhất ở Việt Nam hiện nay, đó là bán sản phẩm qua Sàn Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC). BCEC bắt đầu hoạt động từ tháng 5 năm 2010, có sự phối hợp với Ngân hàng Techcom Bank (thanh toán tài chính), Công ty Kiểm định chất lượng cà phê Cafe Control (kiểm định chất lượng sản phẩm) và Công ty Cà phê An Giang (kinh doanh kho bảo quản và chế biến cà phê nhân xuất khẩu). Kênh giao dịch này có ưu điểm là an toàn, minh bạch [45]. Tuy nhiên, do là phương thức mua bán khá mới mẻ, lại tập trung ở Thành phố Buôn Ma Thuột, khoảng cách đến các khu vực sản xuất cà phê xa; Bên cạnh đó điều kiện để có thể giao dịch qua Sàn chưa thuận tiện (khối lượng cà phê nhân tối thiểu giao dịch là 4 lô, mỗi lô tương ứng 5 tấn, nay giảm xuống còn 1 tấn); Vì vậy, khối lượng cà phê giao dịch qua Sàn còn


rất hạn chế (chiếm 0,22% tổng khối lượng cà phê nhân xuất khẩu năm 2010).


50%

Hộ nông dân

Người thu gom, đại lý nhỏ

(24,6) (24,7)

40%

Tiêu thụ

nội địa

(24,7)

Hộ nhận

khoán

Đại lý lớn, đại lý ủy quyền của

công ty

10%

(25)

10%

Công ty CB, XK

cà phê

nhân

(25,1)

90% (27,7)

Xuất

khẩu


Sơ đồ 3.1 Tỷ lệ khối lượng và giá tiêu thụ sản phẩm cà phê nhân

ở tỉnh Đắk Lắk năm 2010 (ĐVT: %, 1000 đồng/kg)

Nguồn: Kết quả điều tra nhanh thị trường

Việc tiêu thụ sản phẩm thông qua kênh tiêu thụ rườm rà (sản phẩm từ nông dân, qua tay người thu gom, đại lý nhỏ, đại lý lớn rồi mới đến công ty chế

biến, xuất khẩu) không chỉ làm gia tăng lượng hao hụt, giảm chất lượng sản

phẩm mà còn làm cho nông dân bị thua thiệt về giá (giá bán cho người thu gom là 24,6 triệu đồng/tấn, thấp hơn so với giá thu mua của đại lý lớn là 100 nghìn đồng/tấn, Sơ đồ 3.1). Điều này đã làm hạn chế lợi thế cạnh tranh của các hộ nông dân và các doanh nghiệp.

Xu hướng của thị trường sản phẩm cà phê nhân là giao dịch qua các kênh tiêu thụ hiện đại (qua sàn giao dịch và qua mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân

và doanh ngiệp) để bảo đảm an toàn, minh bạch, kiểm soát chất lượng sản

phẩm hiệu quả và bền vững. Do đó, để phát triển lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk, cần cải tiến kênh tiêu thụ theo hướng hiện đại hóa và giảm bớt khâu trung gian.

3.1.4.2 Thương hiệu sản phẩm


Xu hướng lựa chọn tiêu dùng sản phẩm cà phê trên thế giới, đặc biệt ở các

nước phát triển là sản phẩm có chứng chỉ

nguồn gốc xuất xứ, thể

hiện trách

nhiệm của người sản xuất. Sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù chiếm thị phần không nhỏ nhưng ít người tiêu dùng nào, kể cả người tiêu dùng ở quốc gia nhập khẩu cà phê hàng đầu của Đắk Lắk như Mỹ, Nhật Bản hay các nước châu Âu, biết đến nguồn gốc cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Đến đầu năm 2011, Đắk Lắk mới chỉ có 40% số doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu sản phẩm của đơn vị nhưng hầu hết mới chỉ đăng ký ở trong

nước, đó là các doanh nghiệp lớn, có sản phẩm chế biến chất lượng cao như

Simeco, Vinacafe, Dakman, Thắng Lợi. Như vậy, để tạo lập và nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân, ngoài công tác xúc tiến mở rộng thị phần tiêu thụ, cần phải tạo lập thương hiệu, mà trước hết là đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ở cả thị trường trong nước và nước ngoài.

3.1.4.3 Cơ cấu chủng loại cà phê nhân xuất khẩu

Các doanh nghiệp của tỉnh Đắk Lắk xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân phần lớn là qua các trung gian (trader). Sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của tỉnh chưa tiếp cận trực tiếp được với các nhà rang xay trên thế giới và rất ít tiếp cận trực tiếp được với Sàn giao dịch cà phê London (Liffe). Chủng loại sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk được các khách hàng nước ngoài biết tới là cà phê loại R2 S13, với tỷ lệ đen vỡ 5%, độ ẩm 12,5 đến 13%. Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp đã xuất khẩu từ 55 đến 60% (so với tổng khối lượng hàng xuất khẩu) loại cà phê này (Biểu đồ 3.6). Giá bán loại cà phê trên chỉ tương đương với giá bán loại cà phê chất lượng trung bình thấp của Indonesia (loại EK4) và thấp hơn so với giá thị trường London thường từ 200 đến 300 USD/tấn.


Biểu đồ 3 6 Cơ cấu chủng loại cà phê nhân xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk 1

Biểu đồ 3.6 Cơ cấu chủng loại cà phê nhân xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk

(%)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của các công ty xuất khẩu trên địa bàn tỉnh

3.1.4.4 Phương thức đóng gói, vận chuyển và bốc xếp

Cà phê nhân của các doanh nghiệp được đóng bao để vận chuyển từ Đắk Lắk đến Cảng Sài Gòn để xuất khẩu. Theo phương thức truyền thống, cà phê nhân được đóng thành các bao có khối lượng 60 kg theo tiêu chuẩn quốc tế quy định. Để bảo đảm chất lượng, bao đựng cà phê được làm bằng chất liệu tự nhiên như đay, gai, xơ sisal. Phương thức mới được nhiều doanh nghiệp áp dụng (chủ yếu do yêu cầu từ phía khách hàng, nếu sản phẩm chỉ đến 1 địa chỉ) là cà phê nhân được thổi trực tiếp vào thùng container để vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ (mỗi container chỉ có 1 bao chuyên dụng lớn). Ưu điểm của phương thức này là tiết kiệm chi phí bao bì, thao tác, cà phê vận chuyển, lưu kho bảo đảm chất lượng, đồng thời có thể tận dụng tối đa dung tích container (1 container đóng bao 60 kg có trọng lượng cà phê 19 tấn, trong khi đó 1 container thổi trực tiếp có thể vận chuyển được 21 tấn cà phê nhân).

Mẫu mã bao bì dùng trong xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân của các doanh nghiệp thiếu sự đa dạng và hấp dẫn, chậm cải tiến. Rất ít doanh nghiệp in hình logo của công ty lên bao bì sản phẩm và điều này cũng mới chỉ thực hiện chủ yếu đối với những sản phẩm xuất khẩu có chứng chỉ bền vững (ví dụ Công ty Dakman với logo hình con voi cùng các biểu tượng chứng chỉ cà phê bền vững).


Các doanh nghiệp Đắk Lắk xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân hầu hết qua

cảng Sài Gòn, là thương cảng tổng hợp phục vụ trực tiếp xuất nhập khẩu.

Lượng hàng qua cảng trung bình 8 đến 8,5 triệu tấn/năm. Do luồng tàu hẹp, mặt bằng trên bờ và mạng đường giao thông cấp rút hàng sau cảng còn hạn chế nên năng suất bốc dỡ thấp, khả năng cạnh tranh với các nước xuất khẩu cà phê khác thấp. Bên cạnh đó, chất lượng của một số dịch vụ liên quan như kiểm phẩm, xông trùng, kho bảo quản thiếu độ tin cậy và thiếu tính ổn định, năng lực vận tải hạn chế. So sánh chi phí và tốc độ bốc xếp ở cảng xuất khẩu của Việt Nam với Indonesia cho thấy rõ sự khác biệt. Tốc độ bốc xếp ở cảng Việt Nam chỉ đạt 1 nghìn tấn/ngày (bằng 1 phần 5 so với Indonesia, Bảng 3.11), trong khi đó chi phí bốc xếp ở cảng Việt Nam lại cao hơn các quốc gia từ 1,6 đến 2,7 lần.

Bảng 3.11 Chi phí và tốc độ bốc xếp tại cảng của Việt Nam và Indonesia



Việt Nam

Indonesia

Chi phí bốc xếp (USD/tấn)

4

2,5

Tốc độ bốc xếp (tấn/ngày)

1 000

5 000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Nguồn: Nguyễn Võ Linh [22]

3.1.4.5 Nghiệp vụ kinh doanh và phương thức bán hàng

Các nhà xuất khẩu cà phê nhân của Đắk Lắk chủ yếu bán sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, được thể hiện trên hợp đồng. Phương thức bán hàng chủ yếu là hợp đồng giao sau có kỳ hạn. Các thông tin trên hợp đồng bao gồm số lượng, chất lượng (bên mua yêu cầu, hầu hết dựa vào tiêu chuẩn về độ ẩm, cỡ sàng, tỷ lệ đen vỡ, tạp chất, có chứng nhận của cơ quan kiểm định chất lượng độc lập), thời gian giao hàng, nơi giao hàng, giá (chốt tại thời điểm giao hàng theo giá thị trường London trừ đi mức trừ lùi), thời hạn và phương thức thanh toán, các điều khoản khác.

Hầu hết các lô hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp đều được kiểm định

đạt yêu cầu

theo quy định từ

phía khách hàng trước khi xuất. Vì vậy, hầu như

không có tình trạng hàng xuất khẩu bị trả lại do không đáp ứng yêu cầu về chất


lượng hay không thực hiện đúng theo hợp đồng đã thỏa thuận với khách hàng. Tuy nhiên, do Đắk Lắk xuất khẩu sản phẩm chủ yếu theo tiêu chuẩn cũ (dựa vào 3 tiêu chí độ ẩm, tạp chất và tỷ lệ hạt đen vỡ) nên nhiều lô hàng xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn VN 4193 ­ 2005 hay tiêu chuẩn Nghị quyết 420 của ICO. Theo phân loại của Sàn giao dịch London, có tới trên 60% sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam không đạt tiêu chuẩn theo Nghị quyết 420 của ICO, trong đó nhiều lô hàng có nguồn gốc từ Đắk Lắk.

Khách hàng phần lớn là các nhà đầu cơ trung gian nước ngoài, chứ không phải là các nhà rang xay trực tiếp trên thế giới. Chủ định của nhà nhập khẩu là mua cà phê nhân của Việt Nam (chủ yếu là R2), chế biến lại và phân loại để bán cho các nhà rang xay kiếm lời. Ít có nhà nhập khẩu nào chịu mua cà phê R2A và R2B theo tiêu chuẩn TCVN 4193­2005, hoặc chấp nhận mua với giá thấp hơn giá thành sản xuất từ 70 ­ 90 USD/tấn. Vì vậy, khi có khách hàng có nhu cầu mua khối lượng lớn sản phẩm chất lượng thấp thì các doanh nghiệp cũng không thể

bỏ qua cơ hội này. Thực tế trong nhiều năm qua, tùy theo nhu cầu của khách

hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Đắk Lắk đã cung cấp ra thị trường trên 30 mặt hàng cà phê nhân khác nhau từ xấu đến rất tốt.


Hộp 3.1 Những người nắm vai trò quyết định giá cà phê

Ba công ty kinh doanh cà phê quy mô lớn, đó là Neumann Kaffee Gruppe (Đức), Volcafé – ED&F Man (Anh và Thụy Sỹ), Ecom (Thụy Sỹ), đang kiểm soát 50% khối lượng cà phê kinh doanh trên thị trường EU; năm công ty rang xay lớn nhất thế giới Foods (Hoa Kỳ), Kraft Nestlé (Thụy Sỹ), Jacobs Kaffee, Gevalia (Thụy Điển), Grand Mere và Carte Noire (Pháp) chiếm 87% thị phần cà phê rang xay toàn cầu. Các nhà rang xay cà phê cũng được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia và họ liên kết với các nhà kinh doanh cà phê lớn.

Hầu hết các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng không tiếp cận trực tiếp được với các nhà rang xay cà phê mà bán qua trung gian

môi giới, cũng đồng thời là những người quyết định giá cà phê trên thị trường thế giới.


Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [3]


Tuy nhiên, do tình trạng thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ kinh doanh nên doanh nghiệp xuất khẩu cà phê dễ gặp rủi ro. Với các hợp đồng giao sau, nhà xuất khẩu phải chịu một mức trừ lùi khá lớn (chủ yếu do người mua áp đặt) từ 40, thậm chí đến 200 USD/tấn. Hơn nữa, do mức giá được chốt tại thời điểm giao hàng theo giá thị trường London nên các nhà đầu cơ có thể ép giá và cố tình kéo giá thị trường giảm xuống. Đã có nhiều doanh nghiệp đắng cay nhìn lô hàng xuất khẩu mất đi tới một phần ba giá trị và chịu thua lỗ do giá cà phê tụt giảm.

Điểm yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước khiến khách hàng nước ngoài nào cũng nhận ra đó là tình trạng thiếu vốn và thiếu sự liên kết trong bán hàng giao sau giữa các doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp cần vốn để duy trì sản xuất ­ kinh doanh nên dùng hợp đồng bán hàng giao sau để thế chấp

vay vốn ngân hàng. Và, để giành hợp đồng và giành khách hàng, nhiều doanh

nghiệp đã đẩy mức trừ lùi lên cao, tạo cơ hội cho người mua lợi dụng, ép giá.


Hộp 3.2 Xuất khẩu giá CIF

Năm 2010, Công ty Vinacafe Buôn Ma Thuột đã xuất khẩu 13.169 tấn sản phẩm cà phê nhân giá CIF (chiếm hơn 10% tổng khối lượng cà phê nhân xuất khẩu của cả công ty), trong đó lượng hàng giao tại cảng Hàn Quốc là 10.078 tấn và giao tại cảng Nhật Bản là 3.080 tấn. Giá CIF xuất khẩu bình quân đối với cà phê nhân của công ty là 1.720 USD/ tấn, cao hơn mức giá bình quân chung là 241 USD/ tấn, tương ứng 16,30%. Mức giá trừ lùi bình quân của các lô hàng xuất khẩu giá CIF của công ty là 0,095 USD/ tấn, rất thấp so với mức giá trừ lùi của các lô hàng xuất khẩu giá FOB.

Nguồn: Vinacafe Buôn Ma Thuột


Về phương thức giao hàng, do hạn chế về

điều kiện cơ

sở vật chất và

nghiệp vụ kinh doanh nên hầu hết các doanh nghiệp của Đắk Lắk lựa chọn phương thức giao hàng tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh (xuất khẩu giá FOB). Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến mức trừ lùi trên mỗi tấn cà phê nhân xuất khẩu của


các đơn vị rất cao. Riêng Vinacafe Buôn Ma Thuột, trong những năm qua đã có

nhiều hợp đồng xuất khẩu giá CIF (giao hàng tại cảng nước nhập khẩu). Tuy nhiên, các hợp đồng giao hàng này mới chỉ tập trung vào 2 khách hàng ở Hàn Quốc và Nhật Bản, là những quốc gia thuộc khu vực châu Á, có vị trí gần gũi với cảng TP Hồ Chí Minh.

Tóm lại, qua phân tích thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk, tác giả rút ra một số kết luận sau:

­ Lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân chủ yếu dựa vào lợi thế tự nhiên. Những lợi thế này giúp Đắk Lắk trở thành vùng sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam và có vị trí khá ổn định trên thị trường quốc tế.

­ Sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk chưa tạo

lập được các lợi thế mới, đặc trưng: chất lượng sản phẩm thấp, sản phẩm

chậm cải tiến và đổi mới, năng lực đáp ứng cầu yếu, chưa có thương hiệu. Tất cả những hạn chế đó đang tạo nên rào cản lớn đối với việc tạo lập và phát triển lợi thế cạnh tranh của cà phê nhân Đắk Lắk trên thị trường quốc tế.

sản phẩm cà phê

nhân

Hiệu quả

Chất lượng

Thị phần

Đáp ứng cầu

Năng suất Chi phí sản xuất

Giá thành


Lợi nhuận

Lợi thế cạnh tranh


Kênh tiêu thụ



Thương hiệu



Chủng loại sản

phẩm



Đổi mới sản phẩm



Ghi chú:





Lợi thế trung bình Lợi thế thấp

Mẫu mã


Phương thức bán hàng


Năng lực vận chuyển, bốc xếp

Lợi thế tốt

Lợi thế rất thấp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2022