Kết Quả Nghiên Cứu Thực Trạng Công Tác Quản Lí Gdhn Cho Học Sinh Các Trường Thpt Tại Thành Phố Vĩnh Long


đội ngũ cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp nhưng chưa được đào tạo bài bản, đặc biệt là ở khâu tư vấn hướng nghiệp. Giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp của trường chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm, chưa có giáo viên hướng nghiệp chuyên trách. Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, chưa có nguồn tài liệu phong phú về thế giới nghề nghiệp để giáo viên tham khảo và giới thiệu đến học sinh, thời lượng cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp (9 tiết/năm) còn quá ít để học sinh nhận thức đầy đủ nhất là học sinh khối cuối cấp THPT.

Kết quả khảo sát mức độ yếu tố ảnh hưởng GDHN ở trường THPT thành phố Vĩnh Long, tác giả phân tích mức độ thực hiện và hiệu quả của từng yếu tố ảnh hưởng. Kết quả này thể hiện cụ thể ở nội dung 2.5 dưới đây và so sánh giữa Giáo viên với CBQL.

2.4. Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác quản lí GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long‌

Kết quả hoạt động GDHN đạt được phải có sự quản lí, điều hành, chỉ đạo của đội ngũ cán bộ quản lí trong nhà trường. Do đó, cần xét về công tác quản lí từng nội dung hoạt động GDHN ở trường THPT thành phố Vĩnh Long hiện nay. Trong luận văn này, tác giả đã khảo sát đến mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả quản lí từng hoạt động GDHN trên địa bàn thành phố Vĩnh Long. Nội dung khảo sát tập trung từ khâu xây dựng kế hoạch quản lí, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá, kể cả việc sử dụng phương tiện, cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực cho việc tổ chức hoạt động GDHN và mức độ đạt mục tiêu giáo dục hướng nghiệp tại nhà trường để đánh giá và tìm ra mặt mạnh, mặt yếu kém. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cũng như tìm nguyên nhân và đưa ra các ý kiến biện pháp cụ thể.

Kết quả điều tra về thực trạng công tác quản lí GDHN ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long được thể hiện như sau:

2.4.1. Mức độ thực hiện, hiệu quả việc xây dựng kế hoạch, chương trình‌


hoạt động GDHN tại trường THPT thành phố Vĩnh Long hiện nay

Khảo sát đánh giá mức độ thực hiện và hiệu quả của việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long là khâu đầu tiên mà CBQL phải quan tâm xem xét. Đội ngũ cán bộ quản lí trong nhà trường giữ vai trò chỉ đạo quá trình xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN ở nhà trường. Khi khảo sát cần đánh giá đầy đủ các nội dung được thể hiện qua bảng 2.9

Bảng 2.9. Mức độ thực hiện và hiệu quả của việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN

T T


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Hiệu quả đạt được (%)

RTX

TX

TT

KTH

TB

RHQ

HQ

IHQ

KHQ

TB

1

Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN của Lãnh đạo

nhà trường


10,0


56,7


30,0


3,3


2.27


8,3


51,7


31,7


8,3


2.40

2

Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN theo thời gian (tuần, tháng,

năm) cho từng khối lớp


5,0


55,0


31,7


8,3


2.43


21,7


40,0


35,0


3,3


2.20

3

Duyệt kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN theo định kỳ thời gian


13,3


46,7


33,3


6,7


2.33


11,7


41,7


41,7


5,0


2.40

4

Đưa ra các biện pháp xử lý thực hiện không đúng kế hoạch, chương

trình hoạt động GDHN


-


5,0


90,0


5,0


3.00


20,0


36,7


35,0


8,3


2.32

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 9

Qua bảng 2.9 cho thấy ở khâu xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long xét về mức độ thực hiện trung bình được đánh giá ở mức độ thường xuyên ở xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN của Lãnh đạo nhà trường


(trung bình đạt trên 2.27) và hiệu quả hoạt động đạt được đạt hiệu quả (2.4). Mức độ duyệt kế hoạch chương trình (trung bình đạt 2.33), chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN theo thời gian (tuần, tháng, năm) cho từng khối lớp (trung bình đạt 2.43). Xét về mức độ hiệu quả, qua quan sát trung bình đều cho là hiệu quả (trung bình từ 2.2 đến 2.4). Trong đó, tỷ lệ trung bình việc chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN theo thời gian (tuần, tháng, năm) cho từng khối lớp (2.20), đưa ra các biện pháp xử lý thực hiện không đúng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN (2.32) là hiệu quả. Tuy nhiên, việc đưa ra các biện pháp xử lý thực hiện không đúng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN (trung bình đạt 3.0) là ít hiệu quả, cho thấy vẫn còn một số cán bộ quản lý chưa chỉ đạo cụ thể còn chung chung, mang tính hình thức, hay đưa ra các biện pháp xử lý thực hiện không đúng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN và chưa phù hợp với xu thế thế giới hiện nay.

Công tác xây dựng kế hoạch quản lý GDHN đòi hỏi cán bộ quản lý phải nghiên cứu đầy đủ các nội dung về đội ngũ, cơ sở vật chất đến việc đưa ra các các mục tiêu GDHN, chỉ số phấn đấu, phân kỳ thực hiện cũng như định hướng, tìm biện pháp, biện pháp thực hiện đạt hiệu quả. Qua khảo sát cụ thể việc xây dựng kế hoạch của Lãnh đạo nhà trường thể hiện ở bảng 2.10


Bảng 2.10. Xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động về GDHN


TT

Nội dung

Tần số

Tỷ lệ (%)

1

Khảo sát thực trạng đội ngũ giảng dạy GDHN

50

83

2

Khảo sát thực trạng cơ sở vật chất phục vụ GDHN

38

63


3

Học tập một số địa phương lân cận, có đặc điểm KT- XH tương tự đã thực hiện GDHN hiệu quả


37

62


4

Đưa ra các mục tiêu GDHN, chỉ số phấn đấu, phân kỳ thực hiện


45

75


5

Định hướng, tìm biện pháp, biện pháp thực hiện đạt hiệu quả


51

85

Kết quả khảo sát đã ghi nhận được hầu hết các trường THPT thành phố Vĩnh Long khi xây dựng kế hoạch đã khảo sát thực trạng đội ngũ giảng dạy GDHN (83%), khảo sát thực trạng cơ sở vật chất phục vụ GDHN (65%), học tập một số địa phương lân cận, có đặc điểm KT-XH tương tự đã thực hiện GDHN hiệu quả (63%), đưa ra các mục tiêu GDHN, chỉ số phấn đấu, phân kỳ thực hiện (75%) và định hướng, tìm biện pháp, biện pháp thực hiện đạt hiệu quả (85%). Tỷ lệ này là chưa cao, cho thấy vẫn còn một số cán bộ quản lý chưa quan tâm đúng mức, nhất là chưa học tập một số địa phương lân cận, có đặc điểm KT-XH tương tự đã thực hiện GDHN hiệu quả.

2.4.2. Mức độ thực hiện, hiệu quả quản lí đạt được việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động GDHN tại trường THPT thành phố Vĩnh Long hiện nay‌

Tiếp sau khâu kế hoạch là việc tổ chức, chỉ đạo kế hoạch đó sao cho hiệu quả. Vì vậy, tác giả khảo sát đánh giá việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các HĐ GDHN tại trường THPT thành phố Vĩnh Long, kết quả thể hiện qua bảng 2.11


Bảng 2.11. Mức độ thực hiện và hiệu quả tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động GDHN

T T


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Hiệu quả đạt được (%)

RTX

TX

TT

KTH

TB

RHQ

HQ

IHQ

KHQ

TB

1

Hướng dẫn qui trình tổ chức hoạt động GDHN


45,0


13,3


33,3


8,3


2.05


23,3


13,3


51,7


11,7


2.52

2

Xây dựng lực lượng tham gia hoạt động GDHN trong nhà trường


21,7


38,3


25,0


15,0


2.33


20,0


35,0


30,0


15,0


2.40

3

Thống nhất mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp thực hiện hoạt động GDHN


11,7


40,0


40,0


8,3


2.45


11,7


41,7


26,7


20,0


2.55

4

Chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động GDHN cho từng khối lớp


6,7


45,0


35,0


13,3


2.55


15,0


35,0


36,7


13,3


2.48

5

Tổ chức chuyên đề, giao lưu, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động GDHN


15,0


18,3


58,3


8,3


2.60


25,0


36,7


33,3


5,0


2.18

6

Theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh hoạt động GDHN của giáo viên


21,7


20,0


48,3


10,0


2.47


25,0


41,7


25,0


8,3


2.17

7

Phối hợp các Trung tâm GDNN-GDTX, các lực lượng đoàn thể xã hội trong và ngoài nhà trường tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhận thức về hoạt động GDHN


21,7


10,0


63,3


5,0


2.52


23,3


38,3


28,3


10,0


2.25


Qua bảng 2.11 cho thấy ở khâu tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long được đánh giá khá tương đồng về mức độ và hiệu quả. Một số nội dung dù mức độ thực hiện ít thường xuyên nhưng khá đạt hiệu quả như tổ chức chuyên đề, giao lưu, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động GDHN (mức độ trung bình 2.60) nhưng khá hiệu quả (tỷ lệ trung bình đạt 2.18) và nội dung theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh hoạt động GDHN của giáo viên (mức độ trung bình 2.47) nhưng khá hiệu quả (tỷ lệ trung bình đạt 2.17). Tuy nhiên, một số nội dung mức độ thực hiện chưa tốt như hướng dẫn qui trình tổ chức hoạt động GDHN (trung bình 2.52), thống nhất mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp thực hiện hoạt động GDHN (2.55). Điều này cho thấy, công tác tổ chức GDHN, hướng dẫn qui trình tổ chức hoạt động GDHN và thống nhất mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp thực hiện hoạt động GDHN là chưa đạt hiệu quả, các nội dung hoạt động chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động GDHN cho từng khối lớp chưa đạt chất lượng, còn mang tính hình thức, nội dung, phương pháp hoạt động chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, quản lý còn lỏng lẽo việc theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh chưa hiệu quả.

Để phân tích sâu hơn nội dung quản lí tổ chức hoạt động, tác giả đã khảo sát phân tích cụ thể hoạt động GDHN ở từng học kỳ. Kết quả khảo sát phân tích hoạt động học kỳ 1 thể hiện qua bảng 2.12 và ở họ kỳ 2 thể hiện qua bảng 2.13


Bảng 2.12. Quản lí tổ chức hoạt động của CBQL ở học kỳ 1



TT


Nội dung

CBQL

Tần số

Tỷ lệ (%)

1

Thành lập Tổ bộ môn GDHN

37

62

2

Lập kế hoạch giảng dạy môn GDHN chung kế hoạch năm học

30

50

3

Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm theo Tổ

40

67

Bảng 2.13. Quản lí tổ chức hoạt động của CBQL ở học kỳ 2



TT


Nội dung

CBQL

Tần số

Tỷ lệ (%)

1

Tổ chức hội giảng, thao giảng

33

55

2

Kiểm tra, đánh giá, tự đánh giá

42

70

3

Tổng kết môn học

34

57


Qua bảng trên cho thấy ở các học kỳ tỷ lệ tổ chức hoạt động GDHN đạt tỷ chưa cao. Ở học kỳ 1, ngay khâu quản lý tổ chức là thành lập Tổ bộ môn GDHN (chỉ đạt 62%), xây dựng kế hoạch giảng dạy môn GDHN chung kế hoạch năm học (50%) và kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm theo Tổ (67%). Ở học kỳ 2, công tác kiểm tra, đánh giá, tự đánh giá được quan tâm hơn (70%) nhưng công tác tổ chức hội giảng, thao giảng (55%), tổng kết môn học (57%) chưa cao. Điều này cho thấy Hiệu trưởng trường THPT thành phố Vĩnh Long chưa quan tâm đúng mức hoạt động GDHN ở trường.

2.4.3. Mức độ thực hiện, hiệu quả quản lí đạt được việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN tại trường THPT thành phố Vĩnh Long hiện nay‌

Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN là khâu quan trọng thể hiện vai trò quản lí của đội ngũ cán bộ quản lý. Kết quả khảo sát các nội dung kiểm tra đánh giá thể hiện qua bảng 2.14


Bảng 2.14. Mức độ thực hiện và hiệu quả quản lí đạt được việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp

T T

Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Hiệu quả đạt được (%)

RTX

TX

TT

KTH

TB

RHQ

HQ

IHQ

KHQ

TB

1

Quy định các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt

động GDHN


21,7


41,7


35,0


1,7


2.17


35,0


33,3


20,0


11,7


2.08

2

Đánh giá hoạt động GDHN một cách thường xuyên và theo

định kỳ


8,3


46,7


35,0


10,0


2.47


21,7


38,3


28,3


11,7


2.30

3

Kết quả đánh giá của giáo viên tham gia giảng dạy hoạt động

GDHN


26,7


13,3


51,7


8,3


2.42


31,7


16,7


40,0


11,7


2.32

4

Kết quả đánh giá của học sinh bằng phiếu khảo sát về hoạt động

GDHN


21,7


25,0


45,0


8,3


2.40


15,0


13,3


53,3


18,3


2.75

5

Phối hợp các phương pháp đánh giá hoạt

động GDHN


-


1,7


98,3


-


2.98


25,0


11,7


45,0


18,3


2.57

Qua bảng 2.14 cho thấy ở khâu kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long đã thực hiện khá quyết liệt thể hiện qua nhiều hình thức đánh giá học sinh. Trong đó, chú trọng đến quy định các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN (hiệu quả 2.08). Tuy nhiên, kết quả đánh giá của học sinh bằng phiếu khảo sát về hoạt động GDHN (trung bình 2.75), phối hợp các phương pháp đánh giá hoạt động GDHN (trung bình 2.57) là ít hiệu quả, cho thấy còn chú trọng qua việc học lý thuyết của học sinh và đánh giá chủ quan từ phía giáo viên mà chưa đánh giá của học sinh bằng phiếu khảo sát để so sánh với tiêu chuẩn hay phương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023