Kết Quả Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Giới Tính Cho Học Sinh Ở Trường Nông Trang, Thành Phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

- Xây dựng phiếu điều tra hội cha mẹ học sinh: Tìm hiểu

- Tiến hành phỏng vấn, trò chuyện, trao đổi về hoạt động giáo dục giới tính với giáo viên và cán bộ quản lý trường THCS.

- Xử lý kết quả khảo sát.

2.3. Kết quả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

2.3.1. Kết quả đánh giá thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS Nông Trang

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục giới tính và quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh

Thứ nhất, Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường về hoạt động GDGT cho học sinh

Được thể hiện thông qua kết quả ở bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác GDGT cho học sinh



Stt


Mục đích GDGT

Mức độ

Rất quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


1

GDGT dạy cho học sinh nếp sống có đạo đức và hành vi lành mạnh, xây dựng một nhân cách phù hợp với mong muốn của xã hội và hình thành mối quan hệ có trách nhiệm trong tình bạn cũng như tình yêu


35


82


8


18


0


0

2

GDGT là để phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh

28

65

11

25

4

10

3

GDGT để hình thành tư tưởng, tình cảm cho học sinh

29

68

14

32

0

0


4

GDGT để hình thành các thói quen và hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội cho HS


32


75


11


25


0


0

5

GDGT để học sinh nhận thức, phòng,chống các tệ nạn xã hội

36

85

7

15

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường trung học cơ sở Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay - 7

Qua kết quả ở bảng 2.1 cho thấy: Có tới 82% ý kiến cho rằng nội dung về tầm quan trọng của GDGT dạy cho học sinh nếp sống có đạo đức và hành vi lành mạnh, xây dựng một nhân cách phù hợp với mong muốn của xã hội và hình thành mối quan hệ có trách nhiệm trong tình bạn cũng như tình yêu. Có 85% ý kiến cho rằng nội dung về GDGT để học sinh nhận thức, phòng, chống các tệ nạn xã hội là rất quan trọng và các số ý kiến còn lại đều cho là quan trọng.

Các nội dung khác về tầm quan trọng của GDGT để hình thành tư tưởng, tình cảm cho học sinh; GDGT để hình thành các thói quen và hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội cho HS, đều có 100% số ý kiến cho là quan trọng và rất quan trọng. Đây là yếu tố cơ bản nhất, để làm cơ sở triển khai và tổ chức có hiệu quả các hoạt động GDGT cho học sinh trường THCS Nông Trang.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường hiểu một cách chưa đầy đủ về ý nghĩa của hoạt động GDGT cho học sinh do đó phần nào có ảnh hưởng tới quá trình triển khai, tổ chức hoạt động GDGT cho học sinh ở trường THCS Nông Trang thành phố Việt Trì được thể hiện qua việc cho nội dung không quan trọng về GDGT là để phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh (10%). Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL và giáo viên về mức độ cần thiết của hoạt động

GDGT cho học sinh THCS


Thái độ

SL

TL%

Rất cần thiết

34

79

Cần thiết

6

14

Không cần thiết

3

7


Kết quả bảng 2.2 khảo sát cho thấy: Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường đều cho rằng GDGT cho học sinh là rất cần thiết và cần thiết với 93% số người được hỏi, tuy nhiên vẫn còn 7% số ý kiến cho rằng GDGT cho học sinh THCS là không cần thiết và họ cho rằng hoạt động này có thể dạy vào chương trình học trung học phổ thông.

Thứ hai, nhận thức của các em học sinh về GDGT

Để tìm hiểu về thái độ của học sinh với hoạt động GDGT được lồng ghép trong

các môn học trong trường THCS, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Thái độ của học sinh với hoạt động GDGT trong trường THCS


Thái độ

SL

TL%

Rất thích

65

32.5

Thích

58

29

Bình thường

57

28.5

Không thích

20

10


Qua khảo sát cho thấy: Có 61.5% số được hỏi rất thích, thích học những giờ học có lồng ghép nội dung giáo dục giới tính, khi được hỏi tại sao: Các em đều có câu trả lời thông qua GDGT các em hiểu hơn về sinh lý của bản thân cũng như bạn khác giới ngoài kiến thức được học trong môn Sinh học. Có 28.5% số em được hỏi cho là bình thường như bao giờ học khác, không có gì lôi cuốn các em hơn. Tuy nhiên vẫn còn có 10% cho rằng không thích học những giờ có lồng ghép GDGT, theo quan sát tác giả thấy những em này hầu hết là những em nhút nhát trong quan hệ với bạn bè xung quanh, còn một số thì cho là rất ngại khi nói về những vấn đề tế nhị của bản thân như sinh lý của tuổi mới lớn.

Như vậy, cho thấy trường THCS Nông Trang trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh để các em hiểu và hứng thú hơn với những môn học có lồng ghép GDGT, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Thứ ba, nhận thức của phụ huynh học sinh

Nhận thức của PHHS về sự cần thiết của hoạt động giáo dục giới tính được thể hiện qua kết quả khảo sát nhận thức của phụ huynh về sự cần thiết của hoạt động GDGT được trình bày tại bảng 2.4 cho thấy cha mẹ học sinh đã có nhận thức khá tích cực và tiến bộ, đối tượng khảo sát đã thấy được sự cần thiết của hoạt động GDGT trong tình hình hiện nay.

Bảng 2.4. Khảo sát nhận thức của PHHS về sự cần thiết GDGT cho học sinh THCS


Stt

Mức độ

SL

TL%

1

Rất cần thiết

81

40.5%

2

Cần thiết

107

53.5%

3

Không cần thiết

0

0%

4

Không có ý kiến

12

6.0%

Tổng

200

100%

Kết quả cho thấy: Có 40.5% phụ huynh nhận thức rằng hoạt động GDGT hiện nay là “rất cần thiết"; 53.5% phụ huynh cho rằng “cần thiết”.

Theo đối tượng khảo sát, qua quá trình phỏng vấn phụ huynh ủng hộ việc tiến hành GDGT cho học sinh THCS vì “Nếu chúng ta không cung cấp cho các em kiến thức thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra. Một là tự tìm hiểu đúng thì tốt mà nếu tự tìm hiểu sai sẽ gây ra hậu quả là có những thái độ và hành vi không chuẩn. Nếu chúng ta có GDGT trong trường hoặc là tích hợp giáo dục, chúng ta sẽ cung cấp cho các em kiến thức chuẩn, các em sẽ không đi lệch nữa”…

Để thực hiện tốt hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động giáo dục giới tính nói riêng, nhà trường cần phải phối hợp với gia đình, tư vấn cho phụ huynh những vấn đề cần thiết để phụ huynh cùng với nhà trường giáo dục, hoàn thiện nhân cách cho học sinh, mọi ý thức GDGT của đối tượng này đối với con em mình đều xuất phát từ mối quan tâm và nhận thức thật sự của họ. Trong trường hợp một số lượng lớn PHHS không quan tâm đến hoạt động GDGT, thì dù nhà trường có quyết tâm đến bao nhiêu cũng khó thể mang lại hiệu quả trong hoạt động này.

Bảng 2.5. Khảo sát về sự quan tâm của PHHS về tuổi dậy thì và việc GDGT cho con em



Mức độ


TS

Tuổi dậy thì

GDGT

SL

TL

SL

TL

Rất quan tâm

200

108

54%

109

54.5%

Quan tâm

200

71

35.5%

70

35%

Bình thường

200

19

9.5%

19

9.5%

Không quan tâm

200

2

1%

2

1%

Như vậy có 54.5% phụ huynh rất quan tâm, 35 % quan tâm, tổng cộng có đa số phụ huynh (89.5%) nhận thấy cần thiết phải giáo dục cho con em các vấn đề giới tính tuy vẫn có một bộ phận nhỏ 9.5% cho là bình thường thậm chí 1% không quan tâm.

Phân tích kết quả còn cho thấy rõ sự tương đương trong lựa chọn của cả vấn đề “tuổi dậy thì” và vấn đề “giáo dục giới tính”. Điều này có nghĩa là các bậc phụ huynh xem đây là hai khái niệm gắn liền với nhau, và nhất thiết phải được quan tâm như nhau, có những biện pháp giáo dục và chăm sóc đồng thời, không thiên về vấn đề nào.

Qua phỏng vấn số ít phụ huynh không quan tâm đến vấn đề này, họ cho rằng “trăng đến rằm thì trăng tròn”, các em khi lớn đến một độ tuổi nhất định, tự các em sẽ hiểu không cần gì phải giải thích, dạy dỗ vì đây là vấn đề “nhạy cảm” khó nói. Phần đông phụ huynh (89.5%) đều có thái độ quan tâm đến việc GDGT nhưng điều mà PHHS còn lưu ý thêm: sẽ nói với các em điều gì? Nói như thế nào? Một số phụ huynh mong muốn nhà trường giáo dục cho học sinh hiểu để không sa vào con đường sai lầm trong tình yêu. Đối với một bộ phận phụ huynh trình độ thấp, là lao động nghèo thì vấn đề GDGT là điều quá xa lạ vì họ bận lo sinh kế, không có thời gian gần gũi con em, họ phó mặc cho nhà trường trong mọi họat động giáo dục.

Khi được hỏi những kiến thức về giáo dục giới tính của PHHS có từ đâu, chủ yếu các PHHS trả lời nằm ở bản thân, sách báo tài liệu, ngoài ra còn có nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác như tivi, báo đài, bạn bè và nhà trường.

Bảng 2.6. Khảo sát nguồn cung cấp kiến thức GDGT cho PHHS nguồn cung cấp kiến thức GDGT

Nguồn cung cấp kiến thức GDGT

TS

SL

TL

Nghe, xem đài

200

97

48.5%

Sách báo tài liệu

200

134

67%

Kinh nghiệm bản thân

200

145

72.5%

Bạn bè đồng nghiệp

200

37

18.5%

Nhà trường

200

2

1%

Đa số phụ huynh chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân để giáo dục con mình (72.5%). Nguồn kiến thức phổ biến nhất là sách báo, tài liệu thì 67% phụ huynh có

tiếp cận, 48.5% nghe, xem đài,18.5% tìm hiểu thông qua bạn bè đồng nghiệp. Nhà trường rất ít có dịp tư vấn cho phụ huynh về nội dung và phương pháp giáo dục (1%), một vài phụ huynh cho rằng họ chỉ nghe con mình nói về việc nhà trường có cho học sinh nghe các chuyên đề GDGT, chưa lần nào được nhà trường tổ chức những buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề tư vấn cung cấp kiến thức GDGT cho PHHS.

Phụ huynh Nguyễn Thị Thu Hồng (Trưởng ban đại diện CMHS của nhà trường) cho biết: “Không thể để đến lớp 6 mới bắt đầu cho học sinh tiếp cận các kiến thức về giáo dục giới tính mà phải càng sớm càng tốt. Ở mỗi bậc học, cấp lớp, các nhà quản lý giáo dục, đội ngũ xây dựng nội dung chương trình phải nghiên cứu, xem xét nên đưa mức độ kiến thức, kỹ năng nào cho phù hợp. Từ đó giúp học sinh hiểu được bản chất của việc giáo dục mà vận dụng kỹ năng để bảo vệ mình. Chứ tuyệt đối không nên dạy theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, dạy cho có. Vì như vậy chỉ khiến học sinh tò mò, không khéo lại gây tác dụng ngược”.

2.3.1.2. Thực trạng nội dung giáo dục giới tính đã tiến hành

Để tìm hiểu thực trạng triển khai các nội dung GDGT cho học sinh, tác giả tiến hành khảo sát CBQL và GV các nhà trường về mức độ thực hiện, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung GDGT trong trường học



Stt


Các nội dung GDGT

Mức độ thực hiện (%)

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

1

GD sinh sản sức khỏe vị thành niên

58

38

4

2

Nhận thức các tệ nạn xã hội

60

40

0

3

Các bệnh lây qua đường tình dục

48

40

12

4

Đạo đức giới tính

68

32

0

5

Nhu cầu giới tính

0

100

0

6

Hành vi văn hóa giới tính

66

44

0

7

Bình đẳng giới

100

0

0

8

Định kiến về giới

45

45

0

9

Phân biệt giới

53

47

0

Qua bảng 2.7 cho thấy vấn đề giáo dục bình đẳng giới được 100% cán bộ, giáo viên quan tâm thường xuyên, tuy nhiên vấn đề giáo dục nhu cầu giới tính lại ngược lại là có 100% cán bộ quản lý và giáo viên chưa quan tâm thường xuyên, nguyên nhân khi phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên, chúng tôi được biết do giáo viên hạn chế về nội dung giáo dục giới tính.

Nội dung giáo dục đạo đức giới tính đã được 68% cán bộ quản lý, giáo viên quan tâm thường xuyên và nội dung giáo dục hành vi văn hóa giới tính được 66% cán bộ quan tâm. Các nội dung phân biệt giới, định kiến giới chưa được quan tâm giáo dục một cách triệt để.

Với nội dung “GD sinh sản sức khỏe vị thành niên” có 58% số thầy cô cho là thường xuyên triển khai trong các giờ học và có 38 % số được hỏi cho rằng thỉnh thoảng mới triển khai vì còn phải tập thời gian cho học văn hóa, với nội dung giáo dục các em “Nhận thức các tệ nạn xã hội” thì được 60 % cho là thường xuyên nhắc nhở triển khai không chỉ trong giờ học mà cả ở những giờ ra chơi và trong các hoạt động vui chơi khác, điều này là điều đáng mừng vì các thầy cô đã ý thức được sự nguy hại của các tệ nạn xã hội thời điểm hiện nay. Tuy nhiên với nội dung hướng dẫn các em phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục thì có tới 40% thỉnh thoảng mới nhắc nhở và 12% số được hỏi cho rằng không bao giờ nhắc đến vì cảm thấy ngại khi nói về vấn đề này trước các em học sinh THCS.

Đây là một thách thức với các nhà trường trong thời gian tới cần quán triệt sâu rộng hơn nữa tới GV về tầm quan trọng và mức độ cần thiết của công tác GDGT cho học sinh trong trường THCS, để từ đó họ ý thức được trách nhiệm của mình với công tác giáo dục nói chung, GDGT nói riêng.

Khi tác giả trao đổi với Thạc sĩ Lê Minh Hoa, chuyên gia tâm lý giáo dục, được mời đến trường trong buổi sinh hoạt đầu tuần về GDGT, chuyên gia cũng bày tỏ quan điểm giáo dục giới tính phải bắt đầu càng sớm càng tốt, có thể đặt điểm mốc là từ 3 tuổi. Khởi đầu của chương trình là đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý và những giáo viên dạy nội dung này cho học sinh. Đây có thể ví như là cái gốc quan trọng. Quản lý, giáo viên có nhận thức được tầm quan trọng của một vấn đề thì họ mới triển khai thật sự có tâm, có tầm. Nếu không khả năng làm chiếu lệ, qua loa, làm vì phải làm là khó tránh khỏi…

2.3.1.3. Thực trạng về phương pháp, hình thức giáo dục giới tính đã triển khai cho HS THCS Nông Trang

* Về phương pháp giáo dục giới tính

Để nắm được thực trạng sử dụng phương pháp GDGT cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì, tác giả đã tiến hành trao đổi với CBQL và giáo viên thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng các phương pháp GDGT đã triển khai



Stt


Phương pháp GDGT

Mức độ thực hiện (%)

Thường xuyên


Thỉnh thoảng

Chưa sử dụng

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

Thảo luận nhóm

24

55.8

14

32.5

5

11.7

2

Đóng vai

16

37

18

42

9

21

3

Nghiên cứu tình huống

28

65

15

35

0

0

4

Thông qua các trò chơi

24

55.8

12

28.2

7

16

5

Nghiên cứu trường hợp

15

35

8

18.5

20

46.5

6

Thuyết trình, giảng giải

43

100

0

0

0

0


Qua bảng 2.8 cho thấy: 100% giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải để giáo dục giới tính cho học sinh THCS, giáo viên nhà trường chưa thường xuyên sử dụng các phương pháp GDGT cho học sinh như:

Sử dụng phương pháp đóng vai chỉ có 37% và còn có tới 21% GV chưa thực hiện phương pháp này. Với phương pháp nghiên cứu tình huống được 65% GV đánh giá là thường xuyên và 35% thỉnh thoảng sử dụng, khi hỏi tại sao thì hầu hết đều cho rằng phương pháp này dễ thực hiện, có thể thực hiện trong lớp hoặc cho tình huống về nhà nghiên cứu qua đó học sinh có thể tham khảo ý kiến của những người xung quanh như cha mẹ, ông bà…

Với phương pháp thảo luận nhóm và thông qua các trò chơi đã được giáo viên thực hiện thường xuyên nhưng cũng ở mức không cao là 55.8% và vẫn còn trên 11.7% số giáo viên chưa bao giờ sử dụng những phương pháp này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/08/2023