Đánh giá giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh Thừa Thiên Huế - 7
Kết quả phân tích ở phần 2 cho thấy khả năng nhận biết thương hiệu ABBANK là khá tốt. Để nâng cao hơn nữa mức độ nhận biết thương hiệu ABBANK thì Chi nhánh cần có những chính sách cụ thể và hợp lý:
- Đầu tư thích đáng cho công tác quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Chi nhánh bắt đầu từ việc lập kế hoạch hợp lý để triển khai các hoạt động nhằm tăng cường khả năng nhận biết thương hiệu không chỉ đối với khách hàng của Chi nhánh mà còn cả đối với người dân TP. Huế và những khu vực tiềm năng khác. Cần ấn định kế hoạch ngân sách nhất định hằng năm để thực hiện các hoạt động này, có thể ấn định một tỷ lệ lợi nhuận để phục vụ cho các hoạt động này.
- Tăng cường quảng cáo qua các phương tiện truyền hình vì hiện nay số lượng người xem TV rất cao trong khi việc thực hiện hình thức quảng cáo này của chi nhánh còn hạn chế. Nếu tận dụng được phương tiện truyền thông này sẽ rất tốt vì mức độ lan truyền thông tin của kênh này khá cao, có thể đăng kí quảng cáo ở các kênh truyền hình địa phương như VTV Huế, TRT để nhắm đến khách hàng mục tiêu là người dân TP Huế và các vùng lân cận. Có như thế mới giúp thương hiệu đạt được mức độ nhận biết cao hơn từ đó thu hút khách hàng mới đăng kí dịch vụ.
- Quảng bá trên Internet cũng là hoạt động cần được Chi nhánh phát huy. Chi nhánh cũng nên khuyến khích nhân viên tham gia các mạng xã hội, các diễn đàn và đặt logo ABBANK lên đó để tăng độ nhận biết thương hiệu. Hiện nay, một số nhân viên đã thực hiện tốt điều này nên cần phát huy hơn nữa.
- Đặt pano, áp phích, băng rôn giới thiệu về ABBANK cũng như các chương trình khuyến mãi ở những nơi có đông người qua lại và dễ nhìn thấy như ở tuyến đường Hùng Vương, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn, Đinh Tiên Hoàng, quốc lộ 49…,các trung tâm mua bán, siêu thị, sân vận động, các khu giải trí để thu hút sự chú ý của khách hàng. Liên hệ để quảng cáo và trang trí trên các phương tiện vận chuyển và địa điểm công cộng như xe buýt, sân bay, nhà ga, trạm xe buýt…
- Tăng cường hoạt động quan hệ công chúng vì đây là công tác cần thiết để tạo dựng và gìn giữ hình ảnh tích cực của Chi nhánh trong lòng người tiêu dùng. Một số hoạt động có thể thực hiện để hướng vào đối tượng khách hàng mục tiêu và phù hợp
với hình ảnh của Chi nhánh như: tổ chức các cuộc thi thiết kế web cho Chi nhánh, cuộc thi tìm hiểu về sự phát triển của Internet, mạng xã hội…
Một số giải pháp khác
Có thể bạn quan tâm!
-
Đánh giá giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh Thừa Thiên Huế - 1
-
Đánh giá giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh Thừa Thiên Huế - 2
-
Mô Hình Các Thành Phần Giá Trị Thương Hiệu Của David Aaker
-
Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Qua 3 Năm 2011-2013
-
Rút Trích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Thương Hiệu
-
Đánh giá giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh Thừa Thiên Huế - 6
Xem toàn bộ 61 trang: Đánh giá giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh Thừa Thiên Huế
Để nâng cao giá trị thương hiệu là một điều không dễ dàng, đòi/ hỏi sự nỗ lực của tất cả các bộ phận, các nhân viên trong Chi nhánh làm sao để mọi khách hàng đều cảm thấy thực sự hài lòng và muốn cam kết gắn bó lâu dài với thương hiệu. Lợi ích của việc tạo lập khách hàng trung thành là quá rõ đối với một thương hiệu. Chi phí để lôi kéo một khách hàng mới thông thường gấp 6 lần để giữ chân một khách hàng đã có. Chính vì vậy, ngoài những giải pháp đã nêu ở 3 yếu tố trên, ABBANK chi nhánh Thừa Thiên Huế cần:
- Ngân hàng nên quan tâm hơn đến khách hàng trong và sau quá trình thực hiện giao dịch . Đồng thời Chi nhánh cũng nên tổ chức các chương trình “Tri ân khách hàng”, “Hội nghị khách hàng thường niên” để tăng cường mối quan hệ thân thiết, gắn bó giữa khách hàng và Chi nhánh.
- Có những chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng truyền thống, có thời gian sử dụng dịch vụ lâu dài. Khuyến khích khách hàng gắn bó với ngân hàng.
- Có sự quan tâm đặc biệt với những khách hàng quen thuộc, thể hiện tình cảm như tặng quà sinh nhật, thăm hỏi vào các dịp cần thiết. Sự giao tiếp giữa nhân viên và khách hàng là cần thiết và rất quan trọng. Những khách hàng lâu năm, hay khách hàng lớn thì đôi khi ban lãnh đạo cũng cần tỏ thái độ quan tâm khiến khách hàng cảm thấy hài lòng, cảm động từ đó trung thành với thương hiệu ABBANK hơn nữa và sẵn sàng giới thiệu cho người khác
- Khuyến khích, phát huy ý kiến đóng góp của khách hàng. Cần thẳng thắn tiếp thu ý kiến và sửa chữa sai lầm. Việc tiếp thu phàn nàn, thắc mắc của khách hàng cần nhanh chóng và kịp thời để nhanh chóng giải toả bức xúc của khách hàng.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thương hiệu ngày nay không còn đơn thuần là một cái tên, một từ ngữ, một kí hiệu, một hình vẽ mà nó còn là một giá trị, một niềm tin, một sự cam kết, là một sự thỏa mãn đối với những mong đợi của khách hàng. Để làm được điều này, đòi hỏi một quá trình nỗ lực xây dựng và phát triển lâu dài để hình thành nên tài sản thương hiệu, cũng như khả năng tạo lập và chăm sóc mối quan hệ đối với khách hàng. Dựa trên nỗ lực đó nó sẽ bao gồm cả hai yếu tố là cảm tính, lý tính. Nhưng yếu tố cảm tính chính là chìa khóa thành công, không có nó thương hiệu của doanh nghiệp không tồn tại. Công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm, có thể cả dịch vụ của bạn, nhưng rất tiếc là việc tác động cảm tính với khách hàng mới là điểm lớn nhất trong quá trình ra quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ. Vì vậy mà doanh nghiệp phải sẵn sàng cung cấp những yếu tố cảm tính “thúc đẩy” để truyền tải trong cam kết của mình. Giá trị cảm tính giúp khách hàng quyết định nhanh chóng hơn, giúp họ yêu thích thương hiệu hơn trong quá trình trải nghiệm, và là yếu tố quyết định tạo nên sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Và giá trị cảm tính không phải là cái gì khác mà đó chính là sự nhận biết, là sự ham muốn, là chất lượng cảm nhận, là lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Qua đây ta thấy được sợi dây vô hình nối cảm nhận thương hiệu đến lòng trung thành của khách hàng. Muốn nâng cao được lòng trung thành khách hàng, muốn tạo dựng và duy trì mối quan hệ gắn bó với khách hàng, cần phải nâng cao cảm nhận thương hiệu của họ.
Mặt khác, trong bối cảnh môi trường cạnh trang ngày càng khốc liệt, đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường ngày càng đông, đầu tư cho thương hiệu, khẳng định vị trí của ngân hàng là hướng đi đúng đắn. Hoạt động xây dựng thương hiệu cần có sự tham gia của toàn thể ban lãnh đạo, nhân viên trong ngân hàng, và cần có chiến lược phát triển lâu dài và cụ thể.
Trong khuôn khổ khoá luận tốt nghiệp, và với những kiến thức học tập trên ghế nhà trường, đề tài “Đánh giá giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế” không thể tránh khỏi những mặt khiếm khuyết xuất phát từ những hạn chế về thời gian và kinh nghiệm. Tuy nhiên với những cố gắng tìm
tòi, nghiên cứu các đề tài có liên quan, những lý thuyết hữu ích và những nỗ lực tích lũy kinh nghiệm thực tế, thu thập ý kiến của khách hàng. Tôi hi vọng rằng đây sẽ là một đề tài hữu ích cho hoạt động phát triển thương hiệu, hoạt động xây dựng lòng trung thành khách hàng tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế.
2. Kiến nghị
Nhằm thực hiện nhóm các giải pháp giữ gìn lòng trung thành thương hiệu ngân hàng TMCP An Bình trên địa bàn Thành phố Huế, bài nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị sau:
2.1. Kiến nghị đối với nhà nước
- Xây dựng hệ thống luật thương hiệu, bảo vệ thương hiệu làm cơ sở cho các doanh nghiệp hoạt động, là văn bản pháp lý trong các cuộc tranh kiện về thương hiệu.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đăng ký bản quyền thương hiệu, xây dựng thương hiệu có hệ thống, chuyên nghiệp.
- Kịp thời ngăn chặn, cảnh báo những sai phạm trong hoạt động xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước.
- Giữ vững sự ổn định, và tham gia điều tiết thị trường tài chính trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đặc biêt là các ngân hàng phát triển bền vững.
- Hoàn thiện, sửa chữa hệ thống luật ngân hàng thương mại nhằm tạo điều kiện, cơ sở pháp lý cho hoạt động của các ngân hàng.
2.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước
- Khuyến khích các ngân hàng thương mại xây dựng thương hiệu riêng cho mình, tránh sự chồng chéo, ăn cắp thương hiệu giữa các ngân hàng.
- Có sự tư vấn, nghiên cứu để phổ biến những thông tin mới liên quan đến thương hiệu của các ngân hàng trên thế giới với các ngân hàng thương mại.
- Thường xuyên tổ chức những cuộc thi liên quan đến thương hiệu trong ngành ngân hàng, tổ chức các cuộc bình bầu, xếp hạng thương hiệu ngân hàng nhằm khuyến khích ngân hàng thương mại tích cực xây dựng thương hiệu.
2.3 Kiến nghị đối với các nghiên cứu trong tương lai
Để nghiên cứu được hoàn thiện hơn, có thể mở rộng nghiên cứu trên đối tượng là khách hàng doanh nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Aaker, D. A. (1991), Managing Brand Equity: Capitalizing On The Value Of A Brand Name, Simon & Schuster, New York.
[2] Amber & Styles (1996),Brand development versus New Development:
Towards process model of Extension, Marketing Intelligence & planning
[3] Bennett, P.D (1995), Dictionary of Marketing Tems, Chicago, III: American Marketing Association
[4] Hankinson, G&P Cowking, 1996, The reality of Global Brands, London:
McGraw-Hill
[5] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1, tập 2, Trường Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức.
[6] http://www.lantabrand.com/
[7] Lê Anh Cường (2003), Tạo dựng và quản trị thương hiệu danh tiếng và lợi nhuận, NXB Lao động Xã hội.
[8] Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu khoa học Marketing: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, TPHCM:NXB Đại học Quốc gia.
[9] Nguyễn Trường Sơn, Trần Trung Vinh (2011), “Đo lường giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng: điều tra thực tế tại thị trường ô tô Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 3(44).2011.
[10] Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005), Dấu ấn thương hiệu: Tài sản và giá trị: Hồn, nhân cách, bản sắc, TPHCM, NXB Trẻ

Bài viết tương tự
- Ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến quyết định lựa chọn Ngân hàng thanh toán quốc tế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
- Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- Các yếu tố tác động đến giá trị thương hiệu Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Gửi tin nhắn
Danh mục
Bài viết tương tự
-
Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân chi nhánh Huế
-
Đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng – chi nhánh Huế
-
Đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (acb) – chi nhánh Huế
-
Đánh giá chất lượng cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh Huế
-
Đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế
-
Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh Huế
-
Đánh giá chất lượng dịch vụ chuyển nhận tiền quốc tế đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế
-
Đánh giá chất lượng dịch vụ thu hộ tiền điện tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh Huế
-
Đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần đông á - chi nhánh Huế
Xem nhiều
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty TNHH dã ngoại Lửa Việt
-
Phân tích tình hình tài chính tại công ty du lịch Lâm Đồng
-
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội
-
Đánh giá việc vận dụng Digital Marketing trong hoạt động bán hàng tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn VinaHost
-
Nghiên cứu quá trình ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm thông tin thư viện học viện ngân hàng
-
Chiến lược kinh doanh của công ty TOYOTA Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
-
Sưu tầm và ứng dụng 1 số trò chơi rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 trường TH Ngọc Mỹ, Tân Lạc, Hòa Bình
-
Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay
-
Quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Bài viết mới
- Phát triển thị trường du lịch MICE Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh
- Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
- Phát triển du lịch thành phố Hà Nội
- Tìm hiểu một số lễ hội tiêu biểu ở khu vực Việt Bắc góp phần phát triển du lịch nhân văn
- Khai thác loại hình du lịch trăng mật tại Cát Bà
- Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền - Hải Dương phục vụ phát triển du lịch
- Lịch sử phát triển của Chuột máy tính dưới góc nhìn của các nguyên tắc, phương pháp sáng tạo và việc vận dụng 6 mũ tư duy vào trong lĩnh vực kinh doanh để cải tiến sản phẩm trên nền một sản phẩm khác đã có
- Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình
Tin nhắn