ro tín dụng của ngân hàng cho ra mối quan hệ phi tuyến giữa tài sản thanh khoản và sự phi hiệu quả dự phòng rủi ro tín dụng. Việc ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản (ở đây là tiền mặt) làm giá trị ngân hàng tăng nhưng nếu tiếp tục gia tăng vượt mức tối ưu sẽ làm tăng chi phí cơ hội do nắm giữ tiền mặt, ảnh hưởng không tốt đến giá trị ngân hàng do không sử dụng hiệu quả vốn sẵn có, khiến lợi nhuận giảm. Lúc này để b đắp cho lợi nhuận giảm sút, ngân hàng sẽ tìm cách giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro để kéo lại lợi nhuận (Vong và Chan, 2009). Lúc này, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tỷ lệ nghịch với tài sản thanh khoản.
2.3.6. Tăng trưởng kinh tế (GDP)
Theo nghiên cứu Bunda & Desquilbet (2008) thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế vẽ ra một viễn cảnh tốt đẹp hơn cho người đi vay khi mà các ngân hàng cho vay sẽ kiếm được lợi nhuận cao hơn nên sẽ có thể quyết định giảm nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản để đẩy mạnh hoạt động cho vay nhiều hơn, từ đó làm giảm thanh khoản (Valla và cộng sự, 2006), tức tỷ lệ tăng trưởng kinh tế có quan hệ nghịch biến với việc nắm giữ tài sản thanh khoản.
Lý thuyết đưa ra là tăng trưởng kinh tế càng cao thì thanh khoản càng thấp, bởi trong giai đoạn tăng trưởng, các ngân hàng sẽ giảm bớt việc nắm giữ các tài sản thanh khoản để tăng cường cho vay nhiều hơn và ngược lại, khi trong giai đoạn suy thoái, cho vay sẽ dễ dàng gặp rủi ro do xác suất mất khả năng thanh toán xảy ra khá cao khiến cho hoạt động vay dễ gặp rủi ro và ngân hàng quyết định giữ nhiều tài sản thanh khoản hơn. Nói cách khác, các ngân hàng đang xây dựng một bộ đệm thanh khoản cho bản thân trong giai đoạn suy thoái. Lý thuyết của Aspachs tương đương với lý thuyết mà Shen và cộng sự (2009) đưa ra, điều này làm tăng khe hở tài trợ, khiến cho rủi ro thanh khoản tăng trong giai đoạn tăng trưởng.
2.3.7. Lạm phát (INF)
Lạm phát thấp thì xảy ra ít sự biến động, tạo ra một môi trường kinh tế ít rủi ro hơn. Ngược lại, với lạm phát cao sẽ làm cho môi trường kinh tế vĩ mô trở nên xấu đi, do đó làm giảm thanh khoản của ngân hàng (Vodová, 2011). Nghiên cứu của
Trương Quang Thông (2013) cho thấy sự tăng cao của lạm phát năm trước sẽ tác động đến năm sau và làm giảm thanh khoản. Điều này được lý giải bằng lý thuyết kỳ vọng hợp lý: Lạm phát cao qua các năm trước sẽ làm cho người dân có kỳ vọng về lạm phát tiếp tục cao trong tương lai, từ đó sinh ra tâm lý e dè với việc lựa chọn ngân hàng gửi tiền với kỳ hạn dài và lãi suất cố định, bởi sự mất giá của đồng tiền sẽ làm giảm nhu cầu giữ tiền mặt nhiều. Từ đó sẽ làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu đến từ nguồn ngắn hạn, trong khi nhu cầu cho vay dài hạn của khách hàng là rất lớn. Điều này dẫn đến hậu quả lệch pha, khiến cho ngân hàng có thể giảm khả năng thanh khoản khi các món huy động vốn ngắn hạn đến kỳ đáo hạn.
2.4. Các chỉ số đo lường thanh khoản của ngân hàng
Các chỉ số thanh khoản được đo lường từ bảng cân đối kế toán của các ngân hàng nhằm đưa ra dự đoán về xu hướng diễn biến của thanh khoản. Theo nghiên cứu của Bunda & Desquilbet (2008), Vodová (2011), bốn chỉ số thanh khoản chính này sẽ được sử dụng làm biến phụ thuộc để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng:
𝐋𝟏 = 𝐓à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐭𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐱 𝟏𝟎𝟎%
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧
Chỉ số L1 có ý nghĩa tài sản thanh khoản chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của ngân hàng. Chỉ số này cao sẽ cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng rất tốt khi mà tài sản thanh khoản chiếm tỷ trọng đủ lớn để đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng tại thời điểm đáo hạn.
𝐋𝟐 = 𝐂𝐡𝐨 𝐯𝐚𝐲
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧
𝐱 𝟏𝟎𝟎%
Chỉ số này đo lường tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng. Các khoản cho vay ở chỉ số này được cho là tài sản có thanh khoản thấp do đó nếu chỉ số này cao thì tức là ngân hàng đang đánh đổi thanh khoản với các khoản cho vay có rủi ro cao.
𝐋𝟑 = 𝐓à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐭𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐤𝐡𝐨ả𝐧
𝐓𝐢ề𝐧 𝐠ử𝐢 𝐯à 𝐡𝐮𝐲 độ𝐧𝐠 𝐯ố𝐧 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧
𝐱 𝟏𝟎𝟎%
Chỉ số có ý nghĩa là phần trăm tài sản có sẵn mà khách hàng tiền gửi thông thường hay nguồn huy động vốn ngắn hạn có thể được đáp ứng nếu họ có nhu cầu rút tiền đột ngột. Chỉ số này càng cao tương đương với khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao, ít bị tổn thương trong các hoạt động kinh điển.
𝐋𝟒 = 𝐓à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐭𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐤𝐡𝐨ả𝐧
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭𝐢ề𝐧 𝐠ử𝐢 𝐯à 𝐍ợ 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐫ả
𝐱 𝟏𝟎𝟎%
Chỉ số này tương tự với chỉ số L3 nhưng cho biết số lượng tài sản có sẵn cho cả bên vay cũng như người gửi tiền.
Với chỉ số L1 và L2 đánh giá một cách tuyệt đối về thanh khoản, trong khi chỉ số L3 và L4 lại đo lường tương đối về thanh khoản. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả sẽ chọn chỉ số L2 để đánh giá về thanh khoản của ngân hàng.
2.5. Lược khảo các nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu của Aspachs và cộng sự (2005) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định chính sách thanh khoản của các ngân hàng ở Anh, quan sát mức hỗ trợ thanh khoản thông qua chính sách kinh tế vĩ mô và chu kỳ kinh tế. Theo Aspachs, tăng trưởng kinh tế cao đi kèm với mức thanh khoản thấp. Ngoài ra, ông còn hướng đến phân tích hoạt động trên thị trường liên ngân hàng cũng như lãi suất tại thị trường này tác động thế nào đến thanh khoản ngân hàng.
Các yếu tố vĩ mô cũng như yếu tố đặc trưng của ngân hàng tác động đến thanh khoản được Valla và cộng sự (2006) nghiên cứu dựa trên các ngân hàng ở Anh. Tỷ lệ thanh khoản chịu sự tác động của các yếu tố sau: Xác suất nhận hỗ trợ của người cho vay cuối cùng – sẽ giảm ý định nắm giữ tài sản thanh khoản; lãi suất biên (chi phí cơ hội khi nắm giữ tài sản thanh khoản); lợi nhuận ngân hàng (theo lý thuyết tài chính sẽ có tác động trái chiều với thanh khoản); sự tăng trưởng tín dụng (tín dụng tăng sẽ làm tăng tài sản ít thanh khoản); tăng trưởng kinh tế – một chỉ số của chu kỳ kinh doanh; lãi suất ngắn hạn. Tất cả các yếu tố này đều có quan hệ nghịch biến với thanh khoản. Riêng chỉ có quy mô ngân hàng tác động cả hai chiều với thanh khoản.
Nghiên cứu của Lucchetta (2007) tại 5,066 ngân hàng châu Âu trong giai đoạn 1998 – 2004 đi tìm sự liên hệ giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng cũng như quá trình đi vay lẫn nhau trên thị trường này khi xuất hiện những thay đổi về lãi suất. Từ đó chứng minh rằng mức độ lãi suất bình quân liên ngân hàng tác động đồng biến đến mức độ thanh khoản và lãi suất bình quân liên ngân hàng được xem là động lực khuyến khích cho việc ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản có thanh khoản. Kết quả của nghiên cứu được tổng hợp như sau: đồng biến (động thái trên thị trường liên ngân hàng – ngân hàng nào càng có thanh khoản cao thì sẽ cho vay nhiều; lãi suất liên ngân hàng; quy mô tài sản) và nghịch biến (chính sách tiền tệ về lãi suất – xem xét khả năng cung cấp các khoản vay cho khách hàng của ngân hàng; tỷ lệ các khoản vay trên tổng tài sản và tỷ lệ dự phòng rủi ro trên doanh thu lãi thuần của ngân hàng – thước đo hành vi rủi ro, các ngân hàng thanh khoản cao thì nên giảm hành vi rủi ro).
Nghiên cứu của Bunda & Desquilbet (2008) phân tích mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản với các đặc điểm riêng của ngân hàng (chỉ số thanh khoản, lãi suất cho vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô...), thị trường, yếu tố vĩ mô và mục tiêu nghiên cứu (tỷ giá hối đoái). Đối tượng nghiên cứu gồm 1308 ngân hàng thương mại của 36 nước đang phát triển trong giai đoạn 1995 – 2004. Mục tiêu của nghiên cứu là khám phá được sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tại quốc gia tác động như thế nào đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại quốc gia đó. Kết quả nghịch biến gồm các biến: quy mô ngân hàng; lãi suất cho vay; sự nhận thức về khủng hoảng tài chính có thể gây ra thanh khoản kém cho ngân hàng. Trong khi đó, các biến sau lại đem lại sự đồng biến: tỷ lệ vốn chủ sở hữu; sự hiện diện của các quy định an toàn tức là nghĩa vụ của ngân hàng trong việc đảm bảo đầy đủ thanh khoản cho ngân hàng mình; phần chi tiêu công trên tổng sản phẩm quốc nội; lạm phát.
Nghiên cứu của Vodová (2011) tập trung nghiên cứu các yếu tố của rủi ro thanh khoản từ các ngân hàng của Séc trong giai đoạn 2006 – 2009. Biến phụ thuộc được Vodová sử dụng là bốn chỉ số thanh khoản được tính toán dựa trên dữ liệu cơ bản từ bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Nghiên cứu chỉ ra được mối quan hệ đồng
biến giữa thanh khoản với tỷ lệ an toàn vốn và lãi suất cho vay liên ngân hàng. Trong khi đó quy mô ngân hàng không có sự ảnh hưởng nào rõ rệt đến thanh khoản do nó còn phụ thuộc vào thước đo thanh khoản. Tuy nhiên, lạm phát, chu kỳ kinh doanh và khủng hoảng tài chính lại có mối quan hệ nghịch biến với thanh khoản.
Nghiên cứu của Trương Quang Thông (2013) sử dụng mô hình khe hở tài trợ để tìm ra các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam với dữ liệu từ 27 NHTM Việt Nam từ 2002 – 2011. Nghiên cứu chỉ ra rằng ngoài các yếu tố bên trong (quy mô, dự trữ thanh khoản, vay liên ngân hàng, tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn) thì thanh khoản còn chịu tác động của các yếu tố bên ngoài (tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tác động của độ trễ chính sách).
Vũ Thị Hồng (2015) thực nghiệm trên 37 NHTM Việt Nam trong năm 2006 đến năm 2011. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lợi nhuận có tác động c ng chiều, còn tỷ lệ cho vay trên huy động vốn có tác động nghịch chiều với thanh khoản. Tuy nhiên, không tìm thấy mối tương quan của tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng đối với khả năng thanh khoản. Nghiên cứu này chỉ số thanh khoản được tác giả sử dụng là Tài sản thanh khoản/Tổng vốn huy động ngắn hạn.
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
Tác giả | Biến phụ thuộc | Biến độc lập | Kết quả | |
1 | Aspachs và cộng sự (2005) | Tỷ số thanh khoản | Tỷ lệ vốn chủ sở hữu Hỗ trợ vốn từ Ngân hàng Trung Ương Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản Lãi suất ngắn hạn Lãi suất repo 2 tuần | (+) (+) (+) (-) (-) |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 1
- Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Thanh Khoản Ngân Hàng
- Phân Tích Thống Kê Mô Tả Giữa Các Biến Trong Mô Hình
- Biến Động Của Cap Và Liq Của Nhtmcp Trong 2010 - 2017
- Kiểm Định Hiện Tượng Phương Sai Thay Đổi Phần Dư Trên Dữ Liệu Bảng
Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.
Bunda & Desquilbet (2008) | Tỷ số thanh khoản | Quy mô ngân hàng Lãi suất cho vay Nhận thức khủng hoảng Tỷ lệ VCSH Lạm phát Chi tiêu công Quy định an toàn thanh khoản | (+) (+) (+) (-) (-) (-) (-) | |
3 | Lucchetta (2007) | Tỷ số thanh khoản | Quy mô ngân hàng Tỷ lệ nợ xấu Cho vay ròng trên tổng tài sản Hoạt động liên ngân hàng Lãi suất bình quân liên ngân hàng Lãi suất cơ bản | (+) (-) (+) (+) (-) (-) |
4 | Valla và cộng sự (2006) | Tổng nguồn thanh khoản | Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ lợi nhuận Hỗ trợ vốn từ Ngân hàng Trung Ương Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ tăng trưởng cho vay Lãi suất ngắn hạn Lãi suất cho vay | (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) |
5 | Vodová (2011) | Tỷ số thanh khoản | Tỷ lệ vốn chủ sở hữu Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ lợi nhuận Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Lãi suất bình quân liên ngân hàng Lãi suất cho vay | (+) (+) (-) (-) (+) (-) (-) |
Lãi suất repo 2 tuần Chênh lệch lãi suất cho vay và tiền gửi Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ thất nghiệp Khủng hoảng tài chính | (-) (+) (-) (-) | |||
6 | Trương Quang Thông (2013) | Khe hở tài trợ | Sự phụ thuộc các yếu tố bên ngoài Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản Quy mô tổng tài sản Tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản Tăng trưởng kinh tế (a) GDPt (b) GDPt-1 Thay đổi lạm phát INFt-1 | (+) (+) (+) Phi tuyến tính (-) (-) (+) (-) |
7 | Vũ Thị Hồng (2015) | Khả năng thanh khoản | Tỷ lệ vốn chủ sở hữu Tỷ lệ lợi nhuận Tỷ lệ cho vay trên huy động Tỷ lệ nợ xấu | (+) (+) (-) (+) |
(+): cùng chiều; (-): ngược chiều (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung chương 3 sẽ trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu mà tác giả sẽ thực hiện để tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố với thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam. Trong chương này, tác giả mô tả về mẫu nghiên cứu, trình bày tổng quát về các bước trong phương pháp định lượng và mô hình nghiên cứu thực nghiệm. Với mô hình, chương 3 sẽ trình bày chi tiết hơn về các biến (biến phụ thuộc và biến độc lập) đã được chọn nghiên cứu bao gồm: định nghĩa, cách tính và nguồn dữ liệu. Từ cơ sở lý thuyết, lược khảo các nghiên cứu liên quan trước đây, tác giả sẽ đưa ra các kỳ vọng, giả thiết của mình đối với các yếu tố tác động lên thanh khoản sẽ có mối quan hệ đồng biến hay nghịch biến với thanh khoản của ngân hàng.
3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
Dữ liệu về các biến độc lập tài chính của các ngân hàng được tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của các NHTMCP Việt Nam trong từ 2010 – 2017. Mẫu nghiên cứu bao gồm 20 ngân hàng với tổng 160 quan sát. Ngân hàng được chọn nghiên cứu đều là những ngân hàng có đầy đủ dữ liệu trong thời kỳ quan sát. Các ngân hàng này đã cổ phần hóa nên thông tin về tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này luôn được công bố rộng rãi, minh bạch và luôn được kiểm toán trên báo cáo tài chính hợp nhất. Do đó, số liệu về các biến đo lường (biến phụ thuộc, biến độc lập) được thể hiện đầy đủ và đáng tin cậy cho nghiên cứu của tác giả. Còn đối với các ngân hàng nước ngoài và liên doanh được loại bỏ trong mẫu nghiên cứu là do cấu trúc của các ngân hàng này còn chịu ảnh hưởng của các ngân hàng mẹ tại nước ngoài, đồng thời các hoạt động kinh doanh tại ngân hàng này còn bị hạn chế và không đồng nhất với các ngân hàng trong nước. Nếu tác giả bao gồm các ngân hàng này vào nghiên cứu có thể gây sai lệch đối với kết quả nghiên cứu.
Dữ liệu về các biến độc lập vĩ mô thì được thu thập từ website Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2010 – 2017.