Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Vốn Xã Hội


(Morris, 1998; Erikson, 2002; Firkin, 2003). Nếu quá trình kinh doanh được xem như là bao gồm việc theo đuổi cơ hội và huy động các nguồn lực để tạo ra, cung cấp và nắm

bắt các giá trị thông qua hoạt động kinh doanh (Garnsey và cộng sự, 2006) thì việc

nghiên cứu quá trình kinh doanh này là hợp lý dựa theo quan điểm lấy nguồn lực làm nền tảng (Resource­based perspective). Vai trò của doanh nhân được xem là xác định, truy cập và sử dụng các nguồn lực theo cách phù hợp nhất (Firkin, 2001).

Thông thường, vốn tài chính được xem là biến số chính cho những thành tựu của doanh nghiệp, tuy nhiên, Morris (1998) đã chỉ ra rằng các nguồn lực quan trọng thường là phi tài chính. Do đó, để hiểu được vai trò của các nguồn lực trong quá trình kinh doanh, sự khác nhau của các hình thức vốn, cụ thể là vốn kinh tế bao gồm cả vốn văn hóa, vốn con người, vốn biểu tượng và vốn xã hội đều phải được xem xét cẩn thận (Nordstrom & Steier, 2015). Tại bất kỳ thời điểm nào, chính cấu trúc và phân phối của các hình thức vốn khác nhau sẽ quyết định đến cơ hội thành công của DN (Bourdieu, 1985).

Các hình thức của vốn (the forms of capital) được Pierre Bourdieu giới thiệu vào năm 1986, vốn đóng vai trò là một quan hệ xã hội thông qua hệ thống trao đổi, và thuật ngữ này được mở rộng ra cho tất cả các hàng hóa vật chất lẫn biểu tượng, mà biểu hiện của chúng là khan hiếm và đáng giá để được tìm kiếm sau một sự hình thành xã hội cụ thể. Ông đã phân biệt các loại vốn gồm: Vốn kinh tế (economic capital), Vốn văn hoá (cultural capital), Vốn xã hội (social capital) và Vốn biểu tượng (symbolic capital).

Vốn kinh tế


Pierre Bourdieu (1986) đề cập đến Vốn kinh tế (economic capital) và xem nó như một cái gì đó có thể đổi ngay lập tức hoặc trực tiếp thành tiền hay thể chế hóa thành

quyền tài sản. Như

vậy theo quan điểm của Bourdieu có thể

hiểu vốn kinh tế là

phương tiện vật chất và tiền bạc mà chúng ta sở hữu. Vốn này có thể là tiền, gia tài, lợi tức của kinh doanh mà chúng ta có thể làm ra, thu được. Vốn kinh tế có thể nẩy nở, nhưng chúng ta cũng có thể làm mất nó khi kinh doanh thua lỗ. Vốn kinh tế là vốn dễ hiểu nhất trong các loại vốn mà Bourdieu đưa ra, tiền có thể mua được nhiều đồ vật có


giá trị, mua được văn hóa, tức là gầy dựng những loại vốn khác.


Vốn văn hóa


Bourdieu (1986) là học giả đầu tiên xem văn hóa như một loại vốn. Văn hóa là yếu tố tồn tại, tích lũy không thể thiếu đối với đời sống tinh thần con người. Muốn đánh giá ảnh hưởng của văn hóa đến đời sống kinh tế, xã hội của con người thì nên xem văn hóa là một loại vốn (Bourdieu, 1986). Ông cho rằng vốn văn hoá (cultural capital) có thể tồn tại trong ba hình thứ: (i) Thc thhóa ẩn chứa trong bản thân mỗi người, (ii) khách thhóa qua các sản phẩm văn hóa như: Hình ảnh, sách, từ điển, dụng cụ, (iii) thchế hoá qua các chứng từ, bằng cấp được công nhận.

Theo quan điểm của Pierre Bourdieu thì vốn văn hóa thiên về dạng vật chất, vật thể, cụ thể như các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, các địa điểm có ý nghĩa văn hóa. Vốn văn hóa này có thể mang lại giá trị trong việc cung cấp các loại hình tham quan, du lịch khác nhau.

Vốn biểu tượng


Trong xã hội học và nhân chủng học, vốn biểu tượng (symbolic capital) có thể được xem là tài nguyên có sẵn cho một cá nhân trên cơ sở danh dự, uy tín hoặc sự công nhận, và phục vụ như một giá trị mà người ta nắm giữ trong một nền văn hóa. Bourdieu (1986) coi vốn biểu tượng là hình thức mà các loại vốn khác nhau sử dụng một khi chúng được người khác cảm nhận và công nhận là hợp pháp và ông mô tả khái niệm này là ít nhiều đồng nghĩa với: địa vị, tên gọi, thanh thế, uy tín và danh tiếng (Bourdieu, 1986).

Các nhà lý luận đã lập luận rằng vốn biểu tượng được tích lũy chủ yếu từ việc thực hiện các nghĩa vụ xã hội mà bản thân họ có tiềm năng để làm gia tăng uy tín. Giống như việc tích lũy vốn tài chính, vốn biểu tượng có thể được tự do chuyển đổi thành lợi thế trong các lĩnh vực chính trị và xã hội. Tuy nhiên, không giống như vốn tài chính, vốn biểu tượng không phải là vô hạn, và giá trị của nó có thể bị giới hạn hoặc phóng đại bởi bối cảnh lịch sử mà nó được tích lũy. Vốn biểu tượng phải được xác định trong khung văn hóa và lịch sử mà qua đó nó bắt nguồn để giải thích đầy đủ ảnh


hưởng của nó trên các nền văn hóa.


Vốn xã hội


Vốn xã hội (social capital) được xem như là tổng hợp các nguồn lực tồn tại trong thực tiễn hoặc tiềm ẩn khởi đầu từ các mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các cá nhân cùng quê quán, tôn giáo hay cùng trường phái (Bourdieu, 1986). Hầu hết, mạng lưới mối quan hệ này tồn tại và phát triển theo thời gian thông qua các quy định, luật lệ. Thông qua VXH mà mỗi gia đình, cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp mở rộng nhiều mối quan hệ kết nối thì càng có nhiều lợi thế. Mạng lưới mối quan hệ này rất có giá trị sử dụng và được xem như một loại vốn.

Nhằm đạt được mục tiêu đề ra của luận án, tác giả phân tích sâu các nội dung về VXH và VXH của DN được trình bày dưới đây.

2.1.1.4. Quá trình hình thành và phát triển vốn xã hội


Theo Lyda Judson Hanifan, nhà giáo dục Mỹ, lần đầu tiên vào năm 1916 khi đề cập đến định nghĩa vốn xã hội bàn về vấn đề quan hệ trong các trường học ở các vùng nông thôn tại Bắc Mỹ, ông nói rằng các giá trị hiện thực đó có tác dụng lên hầu hết cuộc sống hàng ngày của con người (Hanifan, 1916). Ông dùng khái niệm VXH để chỉ mối quan hệ thân thuộc, tương tác và thông cảm nhau giữa các cá nhân, gia đình và cộng đồng. Từ đó, VXH đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và ứng dụng hầu hết ở nhiều lĩnh vực khác nhau như tâm lý, giáo dục, kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Từ sau những năm 1980 của thế kỷ trước, VXH được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học, được khuyến khích sử dụng để phục vụ cho các lợi ích tổ chức, cá nhân, cộng đồng và xã hội.

Thuật ngữ vốn xã hội bắt đầu xuất hiện trong nhiều nghiên cứu cộng đồng, làm sáng tỏ tầm quan trọng cho sự tồn tại và hoạt động của các mạng lưới quan hệ chặt chẽ, xuyên suốt; phát triển các mối quan hệ cá nhân dựa trên tin tưởng, hợp tác và hoạt động tập thể trong cộng đồng dân cư (Jacobs, 1961). Đặc biệt, cuối những năm thập niên 80 của thế kỷ trước, trên quan điểm của mình, nhiều học giả đã đưa ra nhiều khái niệm về vốn xã hội và thuật ngữ này được tiếp cận nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khoa


học xã hội, kinh tế và đưa vào giảng dạy ở một số trường đại học.

Các nhà nghiên cứu cho rằng mạng lưới xã hội có khả năng cung cấp cho nhà quản trị các nguồn lực có giá trị mà ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả của cá nhân và tổ chức (Adler & Kwon, 2002; Nahapiet & Ghoshal, 1998). Các nguồn lực có được từ mạng lưới xã hội được gọi chung là VXH. VXH được xem như là thiện chí dành cho các cá nhân và nhóm, trong đó thiện chí đề cập đến một cảm giác hoặc thái độ tốt bụng, hữu ích hoặc thân thiện. Tác động của vốn xã hội nằm ở thông tin, ảnh hưởng và lợi ích

đoàn kết tích lũy cho các thành viên của một tập thể và cho các tác nhân, dù là cá nhân

hay tập thể, trong mối quan hệ của họ với các tác nhân khác. Nguồn gốc của nó nằm ở các mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể đó, và các mối quan hệ xã hội này có thể được phân biệt với quan hệ trao đổi thị trường và quan hệ phân cấp trong xã hội (Kwon & Alder, 2014). Các Nghiên cứu trong kinh doanh đang ngày càng chứng minh tầm quan

trọng của

VXH trong quá trình phát triển của DN

(Dai và cộng sự, 2015; Cuevas­

Rodríguez và cộng sự, 2014).


2.1.1.5. Khái niệm vốn xã hội


Theo Bourdieu (1986) cho rằng VXH là toàn bộ các nguồn lực thực tế hoặc tiềm ẩn khởi đầu từ mối quan hệ quen biết trực tiếp hoặc gián tiếp. Để có được mạng lưới các mối quan hệ rộng, có chất lượng là kết quả đầu tư của cá nhân hay tập thể, để thiết lập hoặc tái tạo mạng lưới quan hệ xã hội nhằm sử dụng để phục vụ cho lợi ích trực tiếp trong ngắn hạn hay lâu dài (Bourdieu, 1986). Ngoài ra, ông còn cho rằng mỗi cá nhân đều có thể tạo ra nhiều vốn xã hội nếu họ quyết tâm làm điều đó, mỗi cá nhân có

thể

sử dụng VXH nhằm mang về

nhiều lợi ích cho bản thân. Tuy nhiên,

Bourdieu

(1986) cho rằng mức độ lợi ích đạt được cao hay thấp tùy thuộc vào mạng lưới quan hệ (social networking), trách nhiệm xã hội và khả năng kết nối của từng cá nhân. Hơn nữa, Coleman (1988) còn chỉ ra rằng VXH giúp cho các cá nhân có nhiều thay đổi trong các mối quan hệ, do đó, làm thuận lợi hơn cho các hoạt động của họ.

Nếu như vốn vật chất (physical capital) là hữu hình, tồn tại trong hình thức vật chất mà chúng ta có thể nhìn thấy được, và vốn con người (human capital) là ít hữu


hình, được thể hiện ở năng lực cá nhân, trình độ, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và khả năng của một cá nhân (McCallum và O'Connell, 2009); thì vốn xã hội là vô hình và nó tồn tại trong các mối quan hệ. Theo Coleman (1988), VXH có 3 đặc trưng: (1) nghĩa vụ và mong đợi (obligations and expectations), có nghĩa là nó tùy thuộc vào mức độ tin cậy lẫn nhau, nghĩa vụ mà mỗi người tự ý thức cũng như kỳ vọng của người này với người khác; (2) các kênh thông tin (information channels) có nghĩa là thông qua giao tiếp với các bên, các cá nhân được tiếp nhận các thông tin bổ ích trong cuộc sống, thay thế phần nào các thông tin từ sách, báo cũng như phương tiện truyền thông. Các thông

tin này rất có giá trị sử dụng trong các quan hệ xã hội và (3) các chuẩn mực xã hội

(social norms) có nghĩa là VXH càng nhiều khi xã hội càng có nhiều chuẩn mực (norms), nhất là các quy định có kèm trừng phạt.

Quan điểm tương tự như Bourdieu và Coleman, Nahapiet and Ghoshal (1998) tập

trung phân tích 3 khía cạnh về VXH là quan hệ, cấu trúc và nhận thức. Nahapiet và

Ghosal (1998) cũng cho rằng VXH là tổng hợp các nguồn lực tiềm ẩn và thực tế bên trong mạng lưới quan hệ được sở hữu bởi cá nhân hay tổ chức, thông qua mạng lưới quan hệ các chủ thể có thể khai thác và sử dụng được các nguồn lực lẫn nhau. Đặc biệt, Nahapiet & Ghosal (1998) là người đầu tiên chỉ ra ba thành phần của VXH gồm (1) thành phần cấu trúc thể hiện loại mối quan hệ là gần gũi hay xã giao, cơ cấu tổ chức mạng lưới và sự phù hợp của các tổ chức tham gia mạng lưới; (2) thành phần quan hệ thể hiện qua chất lượng mạng lưới như niềm tin, chuẩn mực, nghĩa vụ và kỳ vọng lẫn nhau và (3) thành phần nhận thức là các quy định về ngôn ngữ và ký hiệu riêng để giao tiếp, chia sẻ những giá trị truyền thống và văn hóa giữa những người trong mạng lưới.

Qua dữ liệu thống kê, Putnam (1995) đã có các khám phá mới lạ như: (1) Người dân Hoa Kỳ thích các hoạt động riêng tư hơn là các hoạt động tập thể, cụ thể như xem tivi một mình, ăn một mình, chơi bowling một mình; (2) ngày càng ít người dân tham gia sinh hoạt cộng đồng và xã hội như các tổ chức tôn giáo, các đoàn hội, hoạt động từ thiện và tỉ lệ đi bầu cử thấp; (3) Mọi người ít giao tiếp với xã hội do mức độ tin cậy nhau thấp, luật sư ngày càng đông, lái xe ngày càng cộc cằn. Robert D.Putnam đã giải thích sự xói mòn VXH của người dân Mỹ như sau: Người lao động ngày càng mất


nhiều thời gian đi từ nhà đến nơi làm việc, phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động ngày càng nhiều, tỉ lệ kết hôn ngày càng thấp, tỉ lệ ly hôn ngày càng tăng. Nguyên nhân là các hình thức giải trí hiện đại đã làm thay đổi các thói quen trong cuộc sống, con người không còn quan tâm đầu tư vào VXH qua các chương trình sinh hoạt hội, đoàn cũng như tham gia vào các tổ chức có liên quan. Chính sự tham gia ngày càng nhiều vào các mạng lưới xã hội khác nhau, nhờ vậy mà mọi người có lòng tin, tương hỗ lẫn nhau

trong cuộc sống. Putnam (1995) coi mấu chốt của xã hội là tạo ra các mối liên kết

(social networks) mà tập hợp các mối liên kết đó tạo ra giá trị chung là VXH.

Vốn xã hội chính là một tập hợp các mối quan hệ có giá trị hoặc chuẩn mực được chia sẻ giữa các thành viên của một nhóm cho phép họ hợp tác lẫn nhau (Fukuyama, 1997). Theo Fukuyama (1997) có hai điểm cần lưu ý khi bàn về VXH, trước tiên, nó không phải là một tập hợp con của vốn con người, vì nó là một tài sản của nhóm và không phải của cá nhân. Điểm thứ hai là VXH không nhất thiết phải là những điều tốt mà là sự phối hợp của tất cả các hoạt động xã hội, dù tốt hay xấu. Ngoài ra, Fukuyama còn cho rằng vốn xã hội có thể làm tăng vốn con người và ngược lại, thí dụ như thông qua mối quan hệ mỗi cá nhân sẽ được chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm trong công việc, do vậy sẽ làm tăng vốn con người. Hơn nữa, người có trình độ sẽ quan tâm đến con cái nhiều hơn, do được quan tâm nên con cái sẽ cố gắng học tập để làm tăng giá trị vốn con người. Tuy nhiên, Fukuyama (1997) còn cho rằng không phải loại vốn nào cũng đáng có bởi vì vốn con người và vốn xã hội cũng có những tiêu cực, thí dụ như con người dùng trí tuệ để tạo ra các vũ khí hủy diệt, tạo ra các phương pháp hành hạ, tra tấn dã man.

Một quan điểm khác của Lin (1999) cho rằng VXH là nguồn lực gắn kết trong một cấu trúc xã hội, nó được truy cập hoặc thúc đẩy các hành động có chủ đích. Theo định nghĩa này, khái niệm VXH có chứa ba thành phần gồm nguồn lực gắn kết trong một cấu trúc xã hội, khả năng tiếp cận với các nguồn lực xã hội của cá nhân và sử dụng hoặc huy động các nguồn lực xã hội bởi các cá nhân trong các hành động có chủ đích. VXH chính là các nguồn lực có thể tiếp cận thông qua các mối liên kết trong xã hội (Lin, 2001). Trong VXH, Nan Lin giải thích vai trò của việc sử dụng các kết nối xã


hội (social connections) và quan hệ xã hội (social relations) trong việc đạt được mục tiêu. Vốn xã hội hoặc các nguồn lực thông qua kết nối này là rất quan trọng (cùng với vốn con người, những gì một người hoặc một tổ chức thực sự sở hữu) sẽ giúp cho các cá nhân, các nhóm xã hội, các tổ chức và cộng đồng dễ dàng hơn trong việc đạt được các thành quả. Quan điểm khác của Adler & Kwon (2002) mô tả VXH là các nguồn lực sẵn có trong mỗi tác nhân dựa theo chức năng và vị trí của họ trong cấu trúc mạng lưới quan hệ. Hơn nữa, các tác giả còn phân biệt 3 loại quan hệ khác nhau: (1) Quan hệ thị trường như sản phẩm và dịch vụ được trao đổi thông qua tiền; (2) quan hệ thứ bậc như việc tuân thủ theo quyền lực, đảng phái để nhận được sự đảm bảo về an ninh, đời sống tinh thần và vật chất; (3) quan hệ xã hội thông qua sự giúp đỡ, hỗ trợ qua lại với nhau (một đặc ân mà tôi làm cho bạn hôm nay được thực hiện để đổi lấy một đặc ân tại thời điểm vẫn chưa được xác định). Bảng 2.1 tóm lược một số định nghĩa về VXH mà các nhà nghiên cứu đã phát biểu.

Thông qua việc phân tích các khái niệm về vốn xã hội cho thấy các tác giả đưa ra nhiều khái niệm và giải thích khác nhau được trình bày trong Bảng 2.1. Nhìn chung, so sánh cách phân tích của các tác giả về nội hàm của VXH có nhiều điểm giống nhau ở chỗ cho rằng VXH nằm trong quan hệ xã hội, VXH gắn liền với mạng lưới xã hội và mạng lưới xã hội là một thành tố của VXH.

Các nhà nghiên cứu về lý thuyết vốn xã hội như lược khảo tài liệu ở trên đưa ra nhiều khái niệm về VXH có khác nhau nhưng bổ sung cho nhau. Tổng kết các quan điểm trên, vốn xã hội có ba khía cạnh là khía cạnh cấu trúc, khía cạnh nhận thức và khía cạnh quan hệ (Bảng 2.2).

Bảng 2.1. Tổng kết các khái niệm của vốn xã hội


Stt

Tác giả

Khái niệm


1

Bourdieu (1985)

VXH là tổng hợp các nguồn lực thực tế hoặc tiềm ẩn có liên quan

đến sở hữu mạng lưới mối quan hệ bền vững, ít nhiều đã được thể chế hoá thông qua sự quen biết và công nhận lẫn nhau.

2

Coleman

(1988)

VXH không phải là một thực thể duy nhất mà tồn tại trong một loạt

các thực thể khác nhau, với hai đặc điểm chung là bao gồm một số

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 295 trang tài liệu này.

Tác động của vốn xã hội đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp - trường hợp nghiên cứu ngành Dệt may khu vực phía Nam, Việt Nam - 5


Stt

Tác giả

Khái niệm



khía cạnh của cấu trúc xã hội và chúng tạo điều kiện thuận lợi cho

từng cá nhân trong cấu trúc đó.


Putnam (1993)

VXH chính là các đặc tính của đời sống xã hội, các mạng lưới, các

quy phạm và sự tin tưởng giúp cho các cá nhân tham gia mạng lưới tương tác, phối hợp nhau hiệu quả hơn nhằm đạt được mục tiêu.


4

Fukuyama (1997)

VXH có thể được định nghĩa đơn giản là sự tồn tại của một tập hợp các giá trị hoặc chuẩn mực được chia sẻ giữa các thành viên của một

nhóm cho phép hợp tác lẫn nhau.


5

Nahapiet &

Ghoshal (1998)

VXH là tổng các nguồn lực tiềm năng và hiện thực gắn chặt bên

trong, sẵn dùng thông qua và xuất phát từ mạng lưới của các quan hệ sở hữu bởi cá nhân hay đơn vị xã hội.

6

Lin (1999)

VXH được xem như nguồn lực gắn kết trong một cấu trúc xã hội,

nó được truy cập hoặc thúc đẩy các hành động có chủ đích.

7

Lin (2001)

VXH chính là sự đầu tư tạo lập các mối quan hệ xã hội để kỳ vọng

nhận được các lợi ích trên thị trường.


8

Adler & Kwon

(2002)

VXH là các nguồn lực bắt nguồn từ mạng lưới quan hệ diễn ra giữa các cá nhân với mạng lưới bên trong và bên ngoài tổ chức.

3


Ngun: Tng kết tlược kho lý thuyết ca tác giThnht, khía cạnh cấu trúc mạng lưới của chủ thể có bốn đặc trưng: (1) Mạng

lưới quan hệ rộng hay hẹp; (2) kết cấu tổ chức mạng lưới tức là những người và vị trí của họ tham gia mạng lưới; (3) sự phù hợp của các tổ chức tham gia trong mạng lưới thể hiện thông qua tính ổn định của mạng lưới; (4) các chủ thể tham gia trong mạng lưới quan hệ với nhau theo chiều dọc hay chiều ngang.

Thhai, khía cạnh nhận thức của mạng lưới có bốn đặc trưng: (1) Chia sẻ về mục tiêu và tầm nhìn giữa các đơn vị trong tổ chức; (2) chia sẻ về ký hiệu, ngôn ngữ trong giao tiếp; (3) chia sẻ về văn hóa; (4) chia sẻ về kiến thức và thông tin.

Thba, khía cạnh chất lượng mối quan hệ mạng lưới có năm đặc trưng: (1)

Niềm tin giữa các cá nhân; (2) nghĩa vụ, chuẩn mực và sự kỳ vọng lẫn nhau; (3) các hình thức liên kết xã hội; (4) quan hệ thị trường, xã hội, thứ bậc; (5) tần suất tham gia

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022