Phong cách nghệ thuật Sơn Nam - 2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phong cách nghệ thuật Sơn Nam, được thể hiện trên nhiều yếu tố trong một chỉnh thể hữu cơ. Đó là cảm quan nghệ thuật của Sơn Nam; những đặc điểm trên những phương diện nội dung và nghệ thuật trần thuật; giọng điệu và ngôn ngữ văn chương nhà văn.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Nói đến phong cách nghệ thuật nhà văn là nói đến sự độc đáo toàn vẹn có tính hệ thống của sự nghiệp sáng tác của nhà văn ấy. Đã có nhiều người nghiên cứu về Sơn Nam nhưng chưa có công trình nào đề cập toàn diện đến phong cách nghệ thuật thể hiện trong sáng tác văn chương của nhà văn. Có những tác phẩm được "đào xới" rất kỹ như Hương rừng Cà Mau, Hình bóng cũ... Nhưng lại ít ai nêu lên mối quan hệ thống nhất của chúng như một dấu hiệu phong cách nghệ thuật Sơn Nam.

Để làm rò phong cách nghệ thuật Sơn Nam trong dòng văn học trước và sau 1975, chúng tôi tập trung nghiên cứu sâu vào văn xuôi của nhà văn bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, ký (hồi ký, bút ký)... để hiểu sâu hơn cái nhìn nghệ thuật của tác giả. Các yếu tố cuộc đời, quá trình hoạt động cách mạng, quan niệm nghệ thuật của ông cũng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài vì nó lý giải những nguyên nhân chính làm nên phong cách nghệ thuật của Sơn Nam. Nội dung đề tài được đặt trong dòng chảy của dòng văn học miền Nam trước và sau 1975.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở phương pháp luận

Để xác định phong cách nghệ thuật Sơn Nam, luận án vận dụng lý thuyết phong cách học, lý thuyết cấu trúc - hệ thống, thi pháp học làm cơ sở phương pháp luận để tiến hành khảo sát đề tài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để làm rò phong cách nghệ thuật nhà văn, người viết sẽ vận dụng quan điểm và thao tác nghiên cứu của phong cách học nghệ thuật, lý thuyết cấu trúc - hệ thống, thi pháp học, sử dụng và kết hợp các phương pháp nghiên cứu văn học như:

Phong cách nghệ thuật Sơn Nam - 2

- Phương pháp logic lịch sử được luận án sử dụng như một phương pháp xuyên suốt của quá trình phân tích, giải quyết những nhiệm vụ mà luận án đặt ra.

- Phương pháp thống kê - phân loại và phân tích – tổng hợp. Trên cơ sở của những vấn đề thống kê và phân loại các tác phẩm của Sơn Nam, luận án còn sử dụng


phương pháp phân tích tác phẩm để phân tích và tổng hợp thành hệ thống làm sáng tỏ vấn đề một cách toàn diện nhất.

- Phương pháp so sánh và phương pháp liên ngành: Để thấy được sự độc đáo trong nghệ thuật của nhà văn Sơn Nam, cũng như những ảnh hưởng, kế thừa và sự phát triển truyền thống trong văn xuôi so với các nhà văn cùng thời, các thế hệ đi trước, luận án vận dụng phương pháp so sánh và đối chiếu đồng thời sử dụng phương pháp tổng hợp liên ngành văn học, văn hóa học, nghệ thuật học, tiểu sử… để hoàn thành mục đích đề ra.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Sơn Nam là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Luận án của chúng tôi là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về phong cách nghệ thuật Sơn Nam.

- Luận án vừa kế thừa những nhận định đánh giá của các nhà nghiên cứu đi trước, vừa phát hiện và bổ sung những tìm tòi của bản thân, lựa chọn một số phương diện tiêu biểu, nổi trội, ổn định trong thế giới nghệ thuật nhà văn và đặt chúng trong sự thống nhất hữu cơ, từ đó xác định phong cách nghệ thuật tác giả. Người viết nhìn nhận cảm quan văn hóa kết hoà hiện thực đời thường là một hạt nhân phong cách nghệ thuật Sơn Nam. Đây là yếu tố quan trọng chi phối mọi yếu tố khác tạo ra sự thống nhất chặt chẽ, làm nên phong cách nghệ thuật nhà văn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa lý luận

- Nhìn nhận vị trí đặc biệt của Sơn Nam trước và sau 1975 trong dòng văn học miền Nam và văn học dân tộc với tư cách phong cách nghệ thuật của một tác giả .

- Khẳng định những nét đặc sắc riêng của tác phẩm văn chương Sơn Nam đồng thời khẳng định những đóng góp nhất định về nền văn hóa, văn nghệ miền Tây Nam Bộ nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung tạo nên phong cách nghệ thuật tác giả.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Thực hiện đề tài góp phần tích cực cho các nhà nghiên cứu, các giáo viên, sinh viên khi tìm hiểu về thế giới nghệ thuật của Sơn Nam giúp cho việc nghiên cứu giảng dạy trong các trường Đại học và Cao đẳng, Trung học có thêm tài liệu tham khảo.

7. Cơ cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 4 chương như nêu ở Mục lục.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN


Sơn Nam được xem là "Pho tự điển sống", "Một linh hồn sống của văn hóa Nam Bộ". Ông sinh ra và lớn lên ở vùng đất trù phú mênh mông sông nước Rạch Giá (Kiên Giang), vùng đất tận cùng của tổ quốc. Thiên nhiên và con người châu thổ phương Nam đã thấm vào tâm hồn dạt dào cảm xúc của ông, tạo cho nhà văn một cốt cách Nam Bộ thân tình và gần gũi “cả cuộc đời là một cuộc hành trình đi tìm hiểu, quan sát, lắng nghe, ghi nhận, chắt lọc những chất liệu từ hiện thực đời sống của người dân Nam Bộ để làm chất liệu sáng tác" (Nguyễn Thị Tuyết Hoa, 2011). Sơn Nam đi nhiều, viết nhiều thể loại, thể loại nào cũng có tác phẩm để lại âm vang cho đời. Có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về con người, cuộc đời và tác phẩm Sơn Nam.Tìm hiểu những công trình nghiên cứu văn chương của Sơn Nam, các nhà nghiên cứu tập trung nhận định và đánh giá về hai mặt chủ yếu, đó là cảm quan nghệ thuật và phương thức nghệ thuật biểu hiện trong sáng tác của nhà văn.

Luận án chỉ điểm lại những ý kiến từ góc nhìn cảm quan nghệ thuật và hình thức nghệ thuật trong sáng tác ít nhiều liên quan đến phong cách nghệ thuật tác giả.

1.1. Tình hình nghiên cứu phong cách nghệ thuật

Phong cách là một thuật ngữ được sử dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau, nó mang ý nghĩa riêng tùy vào đối tượng khoa học mà nó phục vụ. Xét về nguồn gốc thì phong cách (style) có gốc gác từ rất xưa. Thời cổ đại, người Hy Lạp dùng từ “Stylos” đơn thuần chỉ dụng cụ dài như cái que, một đầu nhọn, một đầu tù. Người La Mã thì gọi là stylus cũng để chỉ cái que đó nhưng đầu nhọn dùng để viết và đầu tù dùng để xóa trên một bảng nhỏ có xoa sáp. Đến người Pháp thì dùng chữ style, nhưng lúc đầu chỉ có nghĩa là nét chữ, sau này nó có nghĩa là bút pháp với những đặc điểm về ngôn ngữ và văn thể để viết – có nghĩa là “một que vót nhọn để viết lên tấm bảng có phủ nến” [149; 175]. Phong cách trong suốt một thời kỳ lịch sử dài từ Trung cổ tới Phục hưng đã được coi như một thuật ngữ ngôn ngữ học, trong đó sớm nhất phải kể đến công trình Thi pháp học, Tu từ học của Aristote. Việc hiểu khái niệm phong cách theo nghĩa ngôn ngữ học được tiếp tục ở các nhà hùng biện Nga thế kỷ XVII, XVIII cho tới thế kỷ XIX.

Cho đến nay, còn nhiều cách hiểu khác nhau về phong cách, người thì đứng ở góc độ tư tưởng để tiếp cận phong cách, người thì đứng góc độ ngôn ngữ, cũng có


người xem phong cách là sự thống nhất hữu cơ của các thành tố tạo nên tác phẩm văn học. Hiện nay việc nghiên cứu phong cách nhà văn là vấn đề lý luận được đề cập và tranh cãi ở nhiều nước trên thế giới nhất là Liên Xô (cũ). Trong cuốn Những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu văn học, do nhà xuất bản Đại học Quốc gia ấn hành năm 2002, M. B. Khravchenko có định nghĩa phong cách như là một phạm trù lịch sử

- thẩm mỹ rộng nhất, bao quát và sự nhìn nhận nó như những đặc điểm của một tác phẩm riêng lẻ. Ông đã thống kê tới gần 20 cách hiểu khác nhau về phong cách. Khravchenko cho rằng: “Phong cách là phương pháp biểu đạt cách chiếm lĩnh đời sống bằng hình tượng, là phương pháp thuyết phục và hấp dẫn người đọc”.

Ngoài tác giả Khravchenko, trong giới nghiên cứu văn học Nga, các tác giả như V.V.Vinogradov, L.Novichenko, V.Turin… cũng đưa ra những quan niệm khác nhau về phong cách. Có thể khái quát những quan niệm về phong cách của giới nghiên cứu Xô Viết theo hai hướng: coi phong cách là tính cá thể hoặc tính độc đáo hoặc xem xét phong cách theo quan điểm tổng hợp, coi phong cách là một hệ thống các phương tiện biểu đạt, là hình thức nghệ thuật được xem xét trong tính quy luật và các nguyên tắc hài hòa.

Bên cạnh những thành tựu nghiên cứu về phong cách của những nhà nghiên cứu ở Liên Xô, các nhà nghiên cứu văn học Pháp, Mỹ cũng đưa ra nhiều ý kiến, quan điểm về vấn đề phong cách trên cơ sở luận giải từ hệ hình cấu trúc, ngôn ngữ và thi học. A. Compagnon, R. Jacobson, R. Barthes… là những tác giả tiêu biểu nhất. Trong đó, các tác giả thường chú ý đến khía cạnh sáng tạo, những đặc điểm riêng biệt, độc đáo của người nghệ sĩ được thể hiện trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn, được toát lên từ nội dung tư tưởng của tác phẩm và các phương thức biểu đạt. Antoine Compagnon (Pháp) trong Bản mệnh của lý thuyết cho rằng phong cách “là một quan niệm phức tạp, phong phú, mập mờ, phức hợp” [dẫn theo 122; 23]. Do vậy không thể xác định một phong cách chung cho mọi loại hình nghệ thuật vì định nghĩa chung về phong cách không thể loại bỏ đặc trưng của những hiện tượng phong cách trong các loại hình nghệ thuật ngược lại sẽ hoàn toàn sai lầm nếu bỏ qua tính đặc thù của sự phát triển lịch sử phong cách trong những lĩnh vực nghệ thuật khác nhau.

Phong cách nghệ thuật được xem là cá tính sáng tạo hay thuộc về phạm trù văn phong, hành văn, bút pháp… Sự không rò ràng này ở trong các quan niệm từ xưa đến nay, cả phương Đông và phương Tây. Ở phương Đông, tiêu biểu là Trung Quốc, thuật ngữ phong cách cũng được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm. Tiêu biểu là các tác giả: Lưu Hiệp trong tác phẩm Văn tâm điêu long; Viên Mai trong Tùy Viên


thi thoại; Lỗ Tấn - nhà văn hiện thực lỗi lạc của Trung Quốc…Trong Văn Tâm Điêu Long, Lưu Hiệp sử dụng thuật ngữ “Phong cốt” chỉ sự thống nhất giữa phong thái (tư tưởng) và cốt cách (hình thức nghệ thuật ngôn từ). Quan niệm của Lưu Hiệp ở phương Đông vào thế kỷ V cũng giống như quan niệm của các nhà lý luận phương Tây được Nguyễn Thái Hòa dẫn ra trong Dẫn luận phong cách học, ông đưa ra nhiều quan niệm về phong cách của các nhà nghiên cứu văn học, ngôn ngữ ở châu Âu, châu Mỹ… từ thời cổ đại đến hiện đại “phong cách chính là bản thân con người”, “chỉ có tư tưởng tạo ra cái nền phong cách… và phong cách chỉ là trật tự và sự vận động” (Buffon), “Tính cách thế nào thì phong cách thế ấy” (Platon 428 – 348 tr. CN), “Lời nói là diện mạo của tâm hồn” (Sénèque – thế kỉ I), “viết tốt tức là suy nghĩ tốt” (Montaigne)…

Ở Việt Nam, từ thời trung đại, ảnh hưởng Trung Quốc nên cách hiểu về phong cách là “văn như kỳ nhân”. Đến thời kỳ tiền hiện đại, các nhà lý luận văn học Việt Nam dựa trên định nghĩa về phong cách của Buffon “Phong cách chính là bản thân con người”, đồng nhất cá tính sáng tạo của nhà văn với phẩm chất con người nhà văn. Ý thức về phong cách nhà văn là sự thể hiện của con người cá tính, con người cá nhân nhà văn đã xuất hiện từ văn chương trung đại Việt Nam. Trong chuyên luận Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến, tác giả Biện Minh Điền cũng liệt kê một số quan niệm về phong cách “Nói chung đức hạnh, học thức là cái gốc của văn chương” (Nhữ Bá Sĩ), “Làm thơ thì phải gốc ở tính tình” (Cao Bá Quát), “Văn như con người của nó, văn thâm sâu, con người của nó trầm mà tĩnh, văn cao khiết thì con người của nó đạm mà giản, văn hùng hồn thì con người của nó cương và nhanh, văn uyên sâu thì con người của nó thuần túy mà đúng đắn” (Nguyễn Đức Đạt). Đến thời kỳ hiện đại, thuật ngữ phong cách được các nhà nghiên cứu văn học dùng với ý nghĩa là “lối văn”, “giọng văn”, “sở trường”, “sở thích” trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Người ta nghiên cứu phong cách trong mối quan hệ giữa văn bản với cá tính sáng tạo của nhà văn, coi cá tính sáng tạo là một trong những nhân tố quy định phong cách nhà văn. Phê bình phong cách học từ chỗ nghiên cứu phong cách dựa trên con người nhà văn đã chuyển sang nghiên cứu phong cách ngôn ngữ của tác giả.

Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam (1942) – một công trình đầu tiên ở Việt Nam, tiếp cận phong cách theo hướng hiện đại, đã nhận định về phong cách của một số nhà thơ trong phong trào “Thơ Mới”. Tuy nhiên cách bình thơ của Hoài Thanh dừng lại ở việc nhận định phong cách theo lối cảm thụ ấn tượng, không phải dựa trên lý thuyết phong cách như sau này. Những quan niệm trên cũng có điểm đúng nhưng


đồng nhất tác giả với tác phẩm thì không hợp lý bởi như thế không thể giải thích được những trường hợp cá tính sáng tạo khác xa với cá tính sinh hoạt, khí chất ngoài đời của nhà văn.

Tiếp theo Hoài Thanh, vấn đề phong cách đã được nghiên cứu sâu rộng trong giới nghiên cứu văn học ở nước ta. Các công trình khoa học chuyên sâu phải kể đến Những nguyên lý về lý luận văn học của Lê Đình Kỵ, Dẫn luận phong cách học, Những vấn đề thi pháp của truyện của Nguyễn Thái Hoà, Dẫn luận thi pháp học của Trần Đình Sử... Bên cạnh đó còn có các công trình thể hiện cụ thể hơn ở những sách công cụ về lý luận văn học như: Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ biên, 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ của Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, Lý luận văn học của nhóm tác giả Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình… Các công trình đều cho rằng, phong cách là một phạm trù thẩm mỹ phản ánh sự thống nhất của hệ thống hình tượng, biểu hiện cái nhìn độc đáo của nhà văn về cuộc sống và con người.

Bên cạnh những công trình chuyên sâu về lý luận phong cách, các nhà nghiên cứu ở nước ta cũng đã đi sâu nghiên cứu những biểu hiện về phong cách nghệ thuật của một số nhà văn tiêu biểu như Tác phẩm và chân dung của Phan Cự Đệ, Nhà văn tư tưởng và phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh, Văn học Việt Nam trong thời đại mới của Nguyễn Văn Long, Tìm hiểu phong cáchNguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc, Ba đỉnh cao Thơ mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử của Chu Văn Sơn, Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu của Tôn Phương Lan, Phong cách nghệ thuật Tô Hoài của Mai Thị Nhung,… Các công trình này hầu hết theo hình thức dành một dung lượng nhỏ phần đầu bàn về vấn đề phong cách, dung lượng lớn còn lại cụ thể hóa các biểu hiện của phong cách tác giả qua quan niệm nghệ thuật.

Công trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc ấn hành năm 1985 đã thể hiện sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn nghiên cứu phong cách học ở Việt Nam và được Phan Ngọc viết bằng thao tác luận. Phan Ngọc đã bước đầu xác định đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu của phong cách học với tư cách là một ngành khoa học, từ đó đi sâu tìm hiểu và khẳng định phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cũng dành nhiều tâm huyết để tìm hiểu, nghiên cứu về phong cách. Khi thể hiện phong cách của các tác giả thì khái niệm của


Nguyễn Đăng Mạnh là tư tưởng nghệ thuật. Trong Nhà văn, tư tưởng và phong cách do nhà xuất bản Tác phẩm mới ấn hành năm 1983, Nguyễn Đăng Mạnh đã nhấn mạnh văn chương là một hình thái ý thức xã hội có đặc trưng riêng. Đây là lĩnh vực cần đến năng khiếu và tài nghệ, cá tính và phong cách.

Khác với các tác giả trên, phong cách của Nguyễn Đăng Điệp là giọng điệu nghệ thuật. Trong công trình Giọng điệu thơ trữ tình, ông đã cho rằng giọng điệu là một hiện tượng siêu ngôn ngữ, là thứ hình thức mang tính quan niệm, là sản phẩm sáng tạo đích thực của nhà văn, cho nên, tìm hiểu giọng điệu chính là tìm hiểu ngôn ngữ chủ thể - nhân lòi tạo thành phong cách nghệ thuật nhà văn.

Gần đây nhất, năm 2016, trong công trình Văn học Việt Nam: Dấu ấn – Giao lưu – Tác động, nhà nghiên cứu Tôn Thảo Miên – người có nhiều bài viết, công trình về phong cách - đã khái quát lại các trường phái đã nghiên cứu về phong cách trên phương diện lý luận cũng như trên cơ sở thực tiễn. Từ đó, tác giả đưa ra một số bài viết để chứng minh cho luận điểm của mình có thể kể đến là: Trương Chính và một phong cách nghiên cứu – phê bình văn học, Nguyễn Tuân – dấu ấn của cá tính sáng tạo, Vũ trọng Phụng – Người thư ký của thời đại, Phong cách Thạch Lam

Các công trình của các tác giả đi trước đã gợi mở cho chúng tôi một số hướng đi để triển khai trong luận án này.

1.2. Nghiên cứu nét phong cách qua sáng tác nói chung.

Sơn Nam thuộc trong số những nhà văn được giới nghiên cứu phê bình và các đồng nghiệp là các nhà văn, nhà thơ rất quan tâm và chú ý. Từ những tác phẩm đầu tay cho đến những bài viết cuối cùng trước khi từ giã cuộc đời của nhà văn vùng đất mới thường được nhiều ý kiến đánh giá, bình luận với tấm lòng trân trọng. Ngay từ 1966, nhàn đàm và phỏng vấn về 12 nhà văn đương đại trên tạp chí Bách Khoa (của Nguyễn Ngu Í), được tập hợp in thành sách “Sống Và Viết Với…” (Nhất Linh, Lê Văn Trương, Lê Văn Siêu, Á Nam, Doãn Quốc Sỹ, Đông Hồ, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Lê Ngọc Trụ, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Hiến Lê, Hồ Hữu Tường), Phần viết về nhà văn Sơn Nam từ trang 200 – 213, Nguyễn Ngu Í cho biết Sơn Nam rất tâm huyết và nhiệt tình khi viết các truyện về thời khai mở đất phương Nam khi mảnh đất ấy còn “Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua” [86; 45]. Trong tác phẩm Mười gương mặt văn nghệ hôm nay, Tạ Tỵ viết về các nhà văn Lãng Nhân – Nguyễn Tuân - Vũ Bằng – Vũ Hoàng Chương – Nguyễn Bính – Đinh Hùng – Văn Cao – Mai Thảo – Nguyên Sa và Sơn Nam thì Sơn Nam được nhắc tới cùng với những tác phẩm tiêu biểu của ông như Tìm hiểu đất Hậu Giang (1959), Hương rừng Cà Mau (1962), Hình


bóng cũ (1963), Vạch một chân trời (1964)… đã làm nên “Hơi thở của miền Nam đất Việt”. Tác giả nhận xét về nét đẹp tinh tế của một tâm hồn Nam Bộ từ ngòi bút Sơn Nam “Tâm hồn Sơn Nam bình dị, thật bình dị như cỏ cây và thanh thoát như khí trời. Những lời nói và hành động trong văn chương cũng như giữa cuộc sống đều toát ra sự hiền hòa, chân thực chẳng riêng với mình, còn với người. Quê hương miền Nam và kích thước của miền Hậu Giang như gói trọn trong cơ thể Sơn Nam, nó là những vi huyết quản, nó là xương máu, da thịt. Nó là sự bất khả lìa” [196].

Năm 1973, trong cuốn tạp văn Gốc cây, cục đá và ngôi sao của Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, nhà văn chuyên viết về văn hóa miền Nam, đặc biệt là văn hóa vùng Đông Nam Bộ, rất tâm đắc với các tác phẩm biên khảo và sáng tác về Nam Bộ của Sơn Nam. Tác giả cho rằng những điều Sơn Nam thể hiện, những đề tài Sơn Nam phản ánh có một “vẻ đẹp” lấp lánh, ẩn vào chiều sâu của truyền thống dân tộc, có thể chưa nhiều người cảm nhận và yêu thích văn ông nhưng nó vẫn để lại những dấu ấn không bao giờ phai mờ. Nhà văn “Con nai hiền của bình nguyên” (Bình Nguyên Lộc) đã có một nhận định về “nhà văn miệt vườn” rất thú vị “Sơn Nam là một tâm hồn lạc lòng trong thế giới buyn-đinh và Mercedes, trong thế giới triết hiện sinh, tranh trừu tượng và nhạc tuýt. Nhưng đó là một tâm hồn đẹp không biết bao nhiêu (…). Nhưng phải nhìn nhận rằng, cái đẹp Sơn Nam bất hủ...” [3a; 12].

Như vậy, cả ba nhà văn miền Nam trước 1975 đều khẳng định nét đẹp dung dị về hương sắc miền quê Nam Bộ trong cảm quan của Sơn Nam. Nhà văn Bình Nguyên Lộc đã nhìn thấy nét “văn hóa phương đông” riêng biệt độc đáo, không bị lai tạp bởi những văn hóa phương Tây đang ào ạt thâm nhập vào các đô thị miền Nam bấy giờ của Sơn Nam. Qua những nhận xét ấy các nhà văn phát hiện thoáng qua nét dung dị mà uyên thâm có chiều sâu địa – văn hoá và lịch sử như một nét đặc sắc của nghệ thuật văn phong.

Sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975), nhà văn, nhà khảo cứu, nhà Nam Bộ học Sơn Nam được nhắc đến nhiều qua các bài viết, chuyên luận… Hồ Sĩ Hiệp trong Vài nét về văn xuôi kháng chiến Nam Bộ (tạp chí Văn nghệ quân đội, tháng 8/1986), đánh giá Sơn Nam là “một cây bút viết truyện ngắn đáng chú ý ở Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chín năm”. Năm 1992, trong tập Tác gia văn học Việt Nam (Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú, Nguyên An biên soạn, nhà xuất bản Giáo dục xuất bản), Sơn Nam được xem là “một nhà văn, một nhà khảo cứu, về mảnh đất cực Nam của tổ quốc” [114].

Năm 1997, trong bài viết Chủ nhân của rừng tràm, có một nhận định về sở

Xem tất cả 296 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022