Mối Quan Hệ Giữa Các Biện Pháp Ql Dạy Học Tích Hợp

Mở lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức tin học cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.. Đặc biệt là việc sử dụng trường học VIEN trong việc nâng cao chất lượng dạy học

Bên cạnh đó tổ chuyên môn và GV phải nhận thức được vai trò và tác dụng to lớn của CSVC-TBDH đối với việc HS tự chiếm lĩnh tri thức mới, khám phá ra những tri thức mới, đối với thực hiện đổi mới giáo dục, đảm bảo chất lượng dạy học, đổi mới PPDH,... thực hiện tốt trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan trong việc QL, sử dụng, khai thác và đề xuất hoàn thiện CSVC- TBDH cho môn học.

Tổ chức điều tra, đánh giá, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tư tưởng, chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho GV hàng năm. GV có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, coi đó là nhu cầu, mục đích sống của bản thân.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp QL dạy học tích hợp

Để phát huy được hiệu quả của một số biện pháp quản lý DHTH ở trường THCS Việt Nam hiện nay, CBQL nhà trường cần phải thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các biện pháp, thấy được sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các biện pháp. Đồng thời CBQL còn phải biết phối kết hợp các biện pháp để các biện pháp có thể hỗ trợ cho nhau làm cho quá trình thực thi các biện pháp ở trong các nhà trường trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Trước hết CBQL cần nhận định, biện pháp 1 là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện tốt những biện pháp còn lại.. Nhận thức là cơ sở của hành động, muốn có hành động đúng thì đương nhiên phải có nhận thức đúng. Vì vậy CBQL cần phải cho tiến hành thực thi biện pháp 1 thường xuyên đồng thời cũng phải kiên trì thực hiện.

Biện pháp 2 (Biện pháp cơ bản), sự phân cấp quản lý tạo ra được sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi tổ chuyên môn, của mỗi GV trong việc lựa chọn áp dụng linh hoạt nội dung chương trình, phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh, năng lực của HS và điều kiện hiện có của nhà trường, phù hợp với kinh tế- xã hội vùng miền. Thực hiện tốt biện pháp này tức là lấy sự tiến bộ về nhân cách của HS để chỉ đạo cho mọi hành động. Đây là điều quan trọng trong việc QL dạy học tích hợp.

Biện pháp 3, xác định trách nhiệm cộng tác giữa GV và cán bộ quản lý nhà trường (Biện pháp đảm bảo chất lượng hoạt động từ phía đội ngũ GV và CBQL);

Biện pháp 4 (Biện pháp thúc đẩy các GV hoàn thành nhiệm vụ). Như vậy biện pháp 3 và 4 sẽ giúp CBQL khích lệ GV phát huy nội lực về chuyên môn nghiệp vụ cũng như trách nhiệm với các thế hệ HS, với nhà trường. Trên cơ sở đó giúp GV tránh được tình trạng đối phó với các cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học…

Biện pháp 5: Tạo điều kiện hỗ trợ cho DH TH, đây là biện pháp hỗ trợ.

Như trên cho thấy, 5 biện pháp đã nêu có tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau để thực hiện tốt các nhiệm vụ và mục đích đã đề ra. Do đó CBQL nhà trường cần phải có những nhận định tinh tế về các biện pháp để có thể vận dụng chúng một cách hợp lý nhất vào trong công tác quản lý của mình.

3.4. Kiểm chứng tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp

Để kiểm định lại tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL đề xuất, chúng tôi dùng phiếu hỏi để lấy ý kiến chuyên gia. Những chuyên gia mà chúng tôi lựa chọn là CBQL phòng GDTrH Sở GD&ĐT, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn của các trường nghiên cứu. Sau khi xây dựng xong mẫu phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi trực tiếp đến gặp các chuyên gia để xin ý kiến về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất theo phụ lục 4.1.

Phân tích nội dung của 50 phiếu trả lời của các chuyên gia đã cho chúng tôi biết được tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp QLDH tích hợp ở trường THCS hiện nay (Bảng 3.1).


90

Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QLDH TH‌


90


STT


Nội dung đánh giá


Số ý kiến

Ý kiến đánh giá

Sự cần thiết

Tính khả thi

Rất cần thiết


Cần thiết

Không cần thiết


Rất khả thi


Khả thi

Không khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Nâng cao nhận thức về DH TH cho mọi lực

lượng sư phạm - xã hội


50


27


54.0


22


44.0


1


2.0


26


52.0


24


48.0


0


0.0

2

Giao quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm cho tổ chuyên môn và GV


50


25


50.0


24


48.0


1


2.0


24


48.0


25


50.0


1


2.0

3

Tổ chức cho GV cam

kết chất lượng giáo dục

50

24

48.0

25

50.0

1

2.0

22

44.0

26

52.0

2

4.0

4

Kiểm soát việc thực

hiện cam kết chất lượng

50

24

52.0

24

48.0

2

4.0

24

48.0

26

52.0

0

0

5

Tăng cường các nguồn

lực hỗ trợ DH TH

50

24

48.0

26

52.0

0

0

25

50.0

25

50.0

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học tích hợp ở các trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương - 13



Kết quả khảo nghiệm cho thấy:

Về tính cần thiết của các biện pháp

Đối với biện pháp 1: chỉ có 2% các chuyên gia khẳng định không cần thiết Vậy, tính cấp thiết của biện pháp 1 được khẳng định.

Đối với biện pháp 2: chỉ có 2% các chuyên gia khẳng định không cần thiết Vậy, tính cấp thiết của biện pháp 2 được khẳng định.

Đối với biện pháp 3: chỉ có 2 % các chuyên gia khẳng định không cần thiết Vậy, tính cấp thiết của biện pháp 3 được khẳng định.

Đối với biện pháp 4: chỉ có 4 % các chuyên gia khẳng định không cần thiết Vậy, tính cấp thiết của biện pháp 4 được khẳng định.

Đối với biện pháp 5: 100% các chuyên gia đều khẳng tính cấp thiết. Vậy, tính cấp thiết của biện pháp 5 được khẳng định.

Về tính khả thi của các biện pháp

Xét về tính khả thi của các biện pháp thì đa số cho rằng các biện pháp đề xuất của đề tài có tính khả thi. Các biện pháp đều có từ 90% số ý kiến được hỏi cho rằng các biện pháp là khả thi và rất khả thi.

Từ kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học tích hợp.

Quan niệm về mức độ cần: Rất cần thiết 3 điểm. Cần thiết:2 điểm. Không cần thiết: 1 điểm.

Đánh giá về tính khả thi: Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm. Không khả thi: 1 điểm.

Sau đó nhân với số phiếu tán thành rồi tính trung bình cộng và xếp thứ bậc các biện pháp như sau (Bảng 3.2):


91


92

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất sắp xếp theo thứ bậc


92


STT


Nội dung các Biện pháp đề xuất


Số ý kiến

Tính cần thiết


X


Thứ bậc

Tính khả thi


Y


Thứ bậc

Rất cần

thiết

Cần thiết

Không cần

thiết

Rất khả

thi

Khả thi

Không khả thi

1

Nâng cao nhận thức về DH TH cho mọi lực

lượng sư phạm - XH

50

27

22

1

2,52

1

26

24

0

2,52

1

2

Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ

trưởng chuyên môn và GV

50

25

24

1

2,48

2

24

25

1

2,46

4

3

Tổ chức cho GV cam kết chất lượng giáo dục

50

24

25

1

2,46

4

22

26

2

2,40

5

4

Kiểm soát việc thực hiện cam kết chất lượng

50

24

24

2

2,44

5

24

26

0

2,48

3

5

Tăng cường các nguồn lực hỗ trợ DH TH

50

24

26

0

2,48

2

25

25

0

2,50

2



Kết quả khảo nghiệm cho thấy, đa số các ý kiến cho rằng các pháp do tác giả đề xuất là cần thiết cần được triển khai ngay đối với thực tế của quản lý dạy học của nhà trường trong đó:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về DHTH cho mọi lực lượng tham gia giáo dục HS

Được đánh giá là rất cần thiết nhất và khả thi nhất (đều thứ bậc 1). Một lần nữa khẳng định để cho các công việc được thực hiện tốt thì việc thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động rất quan trọng.

Biện pháp 2: Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm DHTH cho tổ chuyên môn

và GV

Các ý kiến cho rằng rất cần thiết (ở thứ bậc 2), tuy nhiên tính khả thi chưa cao

(thứ bậc 4) so với tính khả thi của các biện pháp khác. Lý giải điều này là do có những ý kiến vì áp lực thi cử nên tính theo cách tiếp cận nội dung học thì dạy học tích hợp "kinh tế” hơn; việc thiết kế nội dung bài giảng TH đôi khi rất mất nhiều thời gian của GV, đòi hỏi người GV phải làm việc nhiều hơn ở mọi cấp độ: chuẩn bị, thực hiện đánh giá, tức là đòi hỏi GV phải có năng lực mới (đặc biệt là kĩ thuật), GV phải có tâm - tài trong khi đó chưa có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho GV. Có một số chuyên gia còn cho rằng, vẫn còn có hiện tượng tổ chuyên môn chưa thấy vai trò, trách nhiệm to lớn của mình, họ chưa làm hết trách nhiệm nay lại giao cho quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì e rằng có thể quá sức đối với họ.

Biện pháp 3: Tổ chức cho GV cam kết chất lượng giáo dục

Các chuyên gia đánh giá, tính cần thiết tương ứng thứ bậc 4. Thực chất đây là đổi mới tư duy quản lý của hiệu trưởng nhà truờng, điều này cần phải thực hiện. Tính khả thi được đánh giá ở thứ bậc 5, lý giải điều này một số chuyên gia cho rằng hầu hết một số cán bộ quản lý còn thụ động lệ thuộc vào văn bản của cấp trên, chưa dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm …

Biện pháp 4: Kiểm soát việc thực hiện cam kết chất lượng day học tích hợp.

Tính cần thiết được các chuyên gia đánh giá tương ứng thứ bậc 5, tính khả thi ở thứ bậc 3.

Biện pháp 5: Tạo điều kiện hỗ trợ cho DH TH.

Các ý kiến khẳng định là rất cần thiết và rất khả thi (đứng thứ bậc 2). Điều này cho thấy vai trò quan trọng của các điều kiện cho dạy và học. Điều này rất khả thi vì toàn xã hội đang quan tâm đến giáo dục, phù hợp với mục tiêu của Đảng và nhà nước đề ra.

* Mối tương quan trên là tương quan thuận và chặt chẽ. Qua khảo nghiệm, chúng ta có thể khẳng định thêm một lần nữa việc quản lý dạy học tích hợp cần tập trung vào 5 biện pháp cơ bản đã nêu. Các biện pháp đó vừa quan trọng vừa cần thiết, đáp ứ ng yêu cầu dạy học tích hợp, đem lại tính chiến lược lâu dài mà công tác quản lý giáo dục cần hướng tới.

Kết quả khảo nghiệm

Từ số liệu cho thấy hầu hết các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết và rất cần thiết, trong đó có các biện pháp cần thiết và khả thi cao như biện pháp 5, biện pháp 1.

Đánh giá chung về các biện pháp được khảo nghiệm

Từ kết quả khảo nghiệm và lấy ý kiến của các chuyên gia, đều có đánh giá chung các biện pháp đề xuất trong luận văn thật sự cần thiết, có tính khả thi và tính phù hợp với DHTH. Các biện pháp đưa ra có thể áp dụng rộng rãi trong thực tiễn, có tác động tích cực vào thực tiễn, có giá trị nâng cao chất lượng giáo dục.

Các biện pháp đề xuất nhằm góp phần đổi mới cơ chế quản lý giáo dục nhằm phát huy được tối đa nội lực của con người và môi trường tham gia trong quá trình giáo dục và quản lý giáo dục.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Dựa trên những căn cứ khoa học (cơ sở lý luận ở chương 1 và thực tiễn ở chương 2) với 3 nguyên tắc hướng các biện pháp đề xuất tuân theo, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp quản lý dạy học tích hợp ở trường THCS hiện nay. Các biện pháp đề xuất ở chương 3 này đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được trình bày cụ thể theo lôgic nhất định.

Những biện pháp này nhằm khắc phục những hạn chế của công tác QLDHTH, phát huy mặt mạnh của bản chất dạy học tích hợp. Những biện pháp này tuy tên gọi có khác nhau, những việc cụ thể chính yếu có khác nhau nhưng đều theo hướng đổi mới nhằm nâng cao hiệu lực quản lý về một số vấn đề cơ bản như làm cho các chủ thể nhà trường có nhận thức đúng; hướng vào việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của GV; nâng cao tinh thần trách nhiệm, chuyên môn nghiệp vụ; tăng cường cơ sở vật chất thiết bị; quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý HS...

Kết quả phân tích khảo nghiệm các biện pháp QLDH tích hợp ở trường THCS hiện nay được đề xuất trong luận án được các chuyên gia đánh giá là rất cần thiết và rất khả thi (bảng 3.3), cho thấy các biện pháp đã phát huy được tối đa nội lực của con người và môi trường tham gia trong quá trình giáo dục và quản lý giáo dục.

Các biện pháp mà chúng tôi đề xuất chỉ phát huy được tác dụng khi nó được áp dụng theo định hướng các nguyên tắc và có sự phối hợp hỗ trợ lẫn nhau, nhưng không thể cùng một lúc thực hiện mà có sự lựa chon ưu tiên cho một số biện pháp, nhưng vẫn phải đảm bảo tính hệ thống của các biện pháp.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí