Quản Lý Hoạt Động Dhth Ở Trường Thcs Là Một Nội Dung Quan Trọng Trong Giai Đoạn Thực Hiện Những Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục Hiện Nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

1.1. Quản lý hoạt động DHTH ở trường THCS là một nội dung quan trọng trong giai đoạn thực hiện những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Dạy học ở các cấp học nói chung và dạy học ở phổ thông nói riêng, dù theo phương án nào thì giáo viên cũng cần có phương pháp sư phạm theo nguyên tắc chung đồng thời cũng cần chú ý áp dụng thích hợp với từng học sinh. Thời xa xưa gọi là nguyên tắc "Học đi đôi với hành" tức là đã chú tới việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Cao hơn, giáo viên chú ý đến việc xây dựng các chủ đề tích hợp, đưa ra hệ thống các kiến thức có liên quan trong cùng một môn học và các môn học khác nhau. Từ đó giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Đó là hoạt động dạy học tích hợp.

Quản lý dạy học tích hợp ở các trường THCS là quá trình nhà quản lý lập kế hoạch, tổ chức, tạo điều kiện để giáo viên thức hiện dạy học theo hướng "Dạy tốt - Học tốt", đồng thời tiến hành việc kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên qua công việc của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.

1.2. Trên cơ sở những kinh nghiệm và lý luận dạy học hàng trăm năm trên thế giới và hàng chục năm ở Việt Nam, trong thập niên cuối thế kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI cấp THCS của nước ta được định hình theo phương án tích hợp ở THCS, phân hóa ở THPT với mục đích đáp ứng tốt hơn nhu cầu và đặc điểm tâm sinh lý khác nhau của học sinh. Đây là xu hướng phát triển tất yếu ở nước ta trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.

Thực trạng giáo dục THCS cho thấy, kết quả học tập của HS chưa tương xứng với yêu cầu xã hội và còn có sự chênh lệch lớn giữa nhiều trường do các nơi có trình độ kinh tế - xã hội khác nhau. Đồng thời cũng còn có sự khác biệt nhiều về khả năng của GV cũng như cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

Việc quản lý dạy học ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay tuy đã có những điểm đổi mới, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập do cơ chế quản lý chưa tạo điều kiện để phát huy nội lực; do quá trình đào tạo và tự đào tạo của cán bộ quản lý chưa được quan tâm đầy đủ và chưa được đầu tư thỏa đáng.

1.3. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp QL hoạt động DHTH, đó là: Nâng cao nhận thức về DH TH cho mọi lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục HS; Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm DHTH cho tổ chuyên môn và GV; Tổ chức cho GV thực hiện cam kết chất lượng giáo dục; Kiểm soát việc thực hiện cam kết chất lượng DHTH; Tạo điều kiện cho DH theo hướng tích hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Những biện pháp đề xuất này đã được kiểm chứng và một bộ phận đã được thực nghiệm. Đại bộ phận chuyên gia được hỏi bày tỏ sự đồng tình và khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Nếu áp dụng tốt những biện pháp này sẽ từng bước ổn định và nâng cao chất lượng dạy và học ở từng trường nói riêng và cả nước nói chung, thúc đẩy công cuộc đổi mới giáo dục một cách căn bản và toàn diện theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng XII đã đề ra.

2. Khuyến nghị

Quản lí hoạt động dạy học tích hợp ở các trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương - 14

2.1. Đề nghị Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương, phòng giáo dục và đào tạo Ninh Giang định hướng và tổ chức cho giáo viên: Xây dựng các chủ đề, chuyên đề tích hợp, dạy học theo dự án. Tuy đã được nghiên cứu và có sự đầu tư, phương án này đang bộc lộ những khó khăn, trong đó có nhiều nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân có liên quan trực tiếp là chương trình và SGK. Để khắc phục tình trạng này chúng tôi đề nghị lãnh đạo ngành giáo dục và đào tạo chỉ đạo việc giảm tải nội dung chương trình, lược bớt một số nội dung không thật cần thiết và chỉnh sửa tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng cho rõ ràng hơn, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội các vùng, miền. Ngành phân cấp cho địa phương được quyền chủ động tăng giảm một số kiến thức phù hợp với nhu cầu của địa phương.

2.2. Đội ngũ giáo viên tích cực học hỏi , bồi dưỡng và tự bồi dưỡng một cách hệ thống, cơ bản, thiết thực. đổi mới theo yêu cầu tích hợp. Cần thực hiện sự cải cách các trường sư phạm để việc đào tạo và bồi dưỡng tập trung vào cả ba nội dung: nâng cao tri thức, đổi mới phương pháp giảng dạy trong đó bồi dưỡng có hệ thống về quy trình dạy học hướng vào người học, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và nâng cao trách nhiệm xã hội. Đặc biệt là bồi dưỡng và tạo điều kiện cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng.

2.3. Nhà nước tăng cường sự đầu tư cho giáo dục THCS để từng bước tăng cường CSVC trường học và các điều kiện phục vụ cho các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường theo hướng các trường THCS đều có thư viện, phòng học bộ môn để họ thực hiện được DH và QLDH TH có kết quả.

2.4. Các cơ sở giáo dục : Thúc đẩy việc kiểm định và đánh giá kết quả giáo dục, dạy học của từng giáo viên và đánh giá trong, đánh giá ngoài nhà trường, trước hết là xây dựng các yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá việc dạy học và các hoạt động giáo dục của giáo viên. Những chuẩn mực này cần tường minh và ổn đinh trong một số năm nhất định.

2.5. Nhà nước và các Sở, Bộ có liên quan : Có chính sách quản lý hữu hiệu để các nhà trường THCS được, tự quyền tự chủ chịu trách nhiệm và cam kết chất lượng giáo dục với xã hội

Nhà trường được tự chủ về nhân sự, về tài chính, kịp thời tổng kết được các kinh nghiệm QLGD tiên tiến đối với các trường thực hiện tốt việc DHTH và QL tốt công tác này.

2.6. Ngành giáo dục và đào tạo : Tạo các điều kiện để đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS được cải thiện, giúp họ có thể yên tâm, toàn tâm toàn ý với nghề nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phạm Thị Kim Anh (2012), Đào tạo và bồi dưỡng GV như thế nào để đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 . Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Dạy học tích hợp - dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, TP.HCM, tháng 11/2012;

2. Bộ Chính trị (2010), Triết học Mác Lê Nin, Nxb Chính trị quốc gia.

3. Bộ GD&ĐT (2014), Công văn số 5289/BGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2012-2013;

4. Bộ GD&ĐT (2014), Công văn số 80/KH-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch Tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn (SHCM) trong trường phổ thông và trung tâm GDTX;

5. Bộ GD&ĐT (2014), Công văn số 4188/BGDĐT-GDTrH ngày 7/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn cuộc thi Vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tự chọn;

6. Bộ GD&ĐT (2014), Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn SHCM về đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá (KTĐG); tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học, trung tâm GDTX qua mạng...

7. Chính phủ (09/06/2014), Nghị quyết số 44/NQ-Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, theo http://dangcongsan.vn/.

8. Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), Hình thành năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học phổ thông, Đề tài KHCN cấp Bộ B2010-TN03-30TĐ

9. Nguyễn Thị Kim Dung (2015), Dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông, Trích trong hội thảo khoa học do Viện nghiên cứu Giáo dục tổ chức: “Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa ở trường trung học đáp ứng yêu cầu chương trình và sách giáo khoa năm 2015", trang 13-trang 18.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (24/12/1996), Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ II (Khóa VIII) của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Định hướng phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp)”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (04/11/2013), Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (04/11/2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, theo http://dangcongsan.vn/.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện đại hội đại biẻu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

14. Đào Thị Hồng (2007), Phát triển kĩ năng dạy học theo hướng tích hợp ở trường tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Đề tài KHCN cấp Bộ B2055-75-13

15. Đặng Bá Lãm, Xây dựng các quan điểm chỉ đạo sự phát triển giáo dục và đào tạo trong chiến lược giáo dục - đào tạo Việt Nam, Mã số B96-52- TĐ - 01, Bộ giáo dục và đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội 1998.

16. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về QLGD, Trường cán bộ quản lí giáo dục đào tạo trung ương 1 Hà Nội

17. Quốc hội (2006), Luật giáo dục số 38/2005/QH11, Nghị định 75/2006NĐ-CP, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật giáo dục ngày 14/06/2005, Nxb Chính trị quốc gia.

18. Trần Quốc Thành (2002), Khoa học quản lí đại cương, Giáo trình dành cho học viên cao học QLGD.

19. Cao Thị Thặng (2010), Vận dụng quan điểm tích hợp trong việc phát triển chương trình giáo dục Việt Nam giai đoạn sau 2015, Đề tài KHCN cấp Bộ B2008-37-60.

20. Thông tư số 30/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS.

21. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012

22. Từ điển tiếng Việt (2013), Nxb Viện Ngôn ngữ học, tái bản lần thứ 5.

23. Xavier Roegiers. Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực tích hợp ở nhà trường? Nguyên bản tiếng Pháp - người dịch: Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị, NXB Giáo dục 1996.

Tài liệu tiếng nước ngoài

24. Virtue, D.C., Wilson, J. L. & Ingram, N. (2009), “In overcoming obstacles to curriculum integration, less can be more!”, Middle school Journal.

25. Wraga, W.G. (2009), Toward a connected core curriculum. Educational Horizon, 87,88-96

26. Zhbanova, K.S., Rule, A.C., Montgomery, S.E., Nielsen, L.E., (2010), “Defining the difference: Comparing integrated and traditional single-subject lesson”, Early Childhood Education, (251-258).

Tài liệu trên internet

27. Trần Bá Hoành (2012), “Dạy học tích hợp”

28. http://www.ioer.edu.vn/component/k2/item/269

29. Hoàng Thị Tuyết (2012), Đào tạo - Dạy học theo quan điểm tích hợp: Chúng ta đang ở đâu? www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content...0

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1.1. PHIẾU HỎI HỌC SINH

(Dành cho học sinh các trường THCS )


Trong quá trình học tập tại trường THCS chắc các em đã gặp không ít những khó khăn cần phải vượt qua. Chúng tôi muốn thu thập ý kiến về tất cảnhững thuận lợi, khó khăn vướng mắc và những câu hỏi của các em để đánhgiá thực trạng dạy học tích hợp và những đề xuấtcủa người học cho công tác quản lý.

Những mục dưới đây, em đánh dấu x vào các ô vuông nếu thấy làđúng ý của mình; nếu không thì để trống …..........*…………..


I. Việc học tập cuả em xuất phát từ những động cơ nào sau đây:

Để nâng cao kiến thức

Để được xét tốt nghiệp THCS

Để vượt qua kì thi tuyển sinh vào THPT Do hứng thú học tập

Ý kiến khác (nếu có xin viết thật gọn):

..................................................………………………………………………………

II. Nhận thức của em về dạy học tích hợp

1. Theo em, trong quá trình dạy học tích hợp cần:

Tính đến đặc điểm cá nhân của học sinh

Tìm kiếm những con đường khác nhau để học sinh cùng một lớp với đặc điểm cá nhân khác nhau đều đạt được mục tiêu đào tạo

2. Theo em, dạy học tích hợp như hiện nay đã:

Dựa vào những khác biệt và năng lực, sở thích, nguyện vọng của học sinh.

Tập trung các điều kiện học tập nhằm phát triển tốt nhất cho từng người học. Đảm bảo công bằng trong giáo dục.

Ý kiến khác……… …………………………………………………………

3. Theo em, các đối tượng học sinh khác nhau cần:

Tổ chức các loại trường, lớp khác nhau; Xây dựng chương trình giáo dục khác nhau;

Tìm hiểu và thực hiện các phương pháp, kỹ thuật dạy học khác nhau để mỗi học sinh hoặc mỗi nhóm học sinh thu được kết quả học tập tốt nhất.

4. Theo em, dạy học tích hợp:

Đã đáp ứng yêu cầu đào tạo và phân công lao động xã hội.

Phù hợp với quy luật phát triển nhận thức. Hình thành các đặc điểm tâm lý của học sinh. Là cần thiết. Phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Ý kiến khác……………………………………………………………….

III. Điều kiện phục vụ cho học tập của em hiện nay:

*) Cơ sở vật chất: Ở gia đình em hoặc nơi ở trọ (nếu em ở trọ)

Có điện thắp sáng, có ti vi Có Video, đầu đọc VCD

Có Ra điô-catset Có Máy vi tính Có sách tham khảo

*) Về tinh thần:

Bản thân có nhu cầu, động cơ và quyết tâm cao Được gia đình tạo mọi điều kiện thuận lợi

Bạn bè trong lớp, trường thân thiện, giúp đỡ,… Thầy cô tạo điều kiện giúp đỡ khi gặp khó khăn Còn gặp khó khăn về vật chất cũng như thời gian Được học theo đúng nhu cầu đã lựa chọn

* Xin hãy kể ra một vài khó khăn cụ thể: ............................................................

IV. Về việc học tập của em

* Khi tiếp thu kiến thức mới: Nói chung không gặp khó khăn Gặp khó khăn

Có thể khắc phục được

* Về thời gian học các môn học trong chương trình học: (Điền số giờ vào dấu... ) Hàng ngày dành ra ....... giờ để học các môn học trong chương trình học

Khi nào rỗi thì học

Chủ yếu học khi kiểm tra 1 tiết hoặc kiểm tra học kì

* Về phương pháp học:

Chủ yếu nghe giáo viên giảng trên lớp

Tham gia thảo luận trên lớp Tự học, tự nghiên cứu Được thực hành thí nghiệm ngay trên lớp

Làm bài tập áp dụng

Rất cần được phổ biến phương pháp và kinh nghiệm tự học

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí