Nguyên Nhân Những Hạn Chế Trong Công Tác Qldh Th Ở Trường Thcs Hiện Nay

Duy trì chế độ kiểm tra, thanh tra chuyên môn, phối hợp với các tổ chức như công đoàn, đoàn thanh niên để kiểm tra đánh giá việc thực hiện nền nếp dạy và học.

Xây dựng tiêu chí thi đua ngay từ đầu năm học.

Nhà trường, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, hội cha mẹ học sinh đã tích cực phối hợp với nhau tạo sự gắn kết trong công tác giáo dục.

*) Về công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh: Thực hiện tốt việc phân công đội ngũ cán sự lớp là những em có phẩm chất đạo đức tốt, có thành tích học tập cao, nhiệt tình, có năng lực điều hành quản lý các hoạt động của lớp.

Quản lý tốt việc thực hiện nề nếp của học sinh. Phần lớn học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, có phẩm chất đạo đức tốt. Thực hiện tương đối tốt sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường.

*) Về công tác bồi dưỡng GV: Hầu hết trước khi bước vào đầu năm học mới đội ngũ CBQL và GV đều được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong đó chú trọng vào đổi mới phương pháp dạy học, trang bị cho GV một số kỹ thuật dạy học tích cực đáp ứng yêu cầu DHTH.

2.3.2. Những bất cập

*) Về nhận thức: Một bộ phận đội ngũ CBQL, GV, HS… chưa quan tâm đến DH TH. Chưa nhận thức được đầy đủ những ưu việt mà PPDHTH mang lại…

*) Về chương trình: Nội dung chương trình một số phần của một vài môn học đôi chỗ chưa phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.

- Phân phối chương trình đôi chỗ còn chưa phù hợp (lượng kiến thức của một số chương, bài trong một số môn học còn trùng lặp; có một số đơn vị kiến thức xuất hiện ở nhiều môn...)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

*) Về quản lý hoạt động dạy học của giáo viên: Việc quản lý hoạt động dạy như chuẩn bị bài lên lớp, quản lý sinh hoạt chuyên môn, việc thực hiện chương trình của giáo viên, giờ lên lớp chưa chặt chẽ, nặng về hình thức, chưa thực sự tích cực đổi mới, quan tâm đến người học. Vai trò của tổ chuyên môn chưa thể hiện đúng với vị trí và trách nhiệm của mình.

Cụ thể:

Quản lí hoạt động dạy học tích hợp ở các trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương - 10

Việc xây dựng kế hoạch bộ môn, kế hoạch cá nhân…còn sơ sài, đối phó nên tính kết quả thực hiện kế hoạch còn hạn chế.

Việc ký duyệt kế hoạch, giáo án thực chất chỉ mang tính hình thức.

Việc soạn giáo án lên lớp mới chỉ quan tâm tới số lượng và hình thức chứ chưa quan tâm đến chất lượng của giáo án.

Dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm giờ dạy theo yêu cầu tích hợp còn ít. Giờ dạy vẫn thiên về thuyết trình kết hợp với vấn đáp, khiến giờ dạy nặng nề, chưa hấp dẫn; HS chưa thực sự được phát hiện, khám phá tri trức; việc hướng dẫn phương pháp tự học cho HS vẫn chưa được nhiều GV quan tâm đúng mức.

Một số bộ phận GV dạy không bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng đã quy định trong giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Chưa đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong giảng dạy. Chưa thực sự đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn.

*) Về quản lý hoạt động học tập của học sinh

Sự phối hợp giữa HS, gia đình và nhà trường trong việc tìm hiểu năng lực và nguyện vọng cũng như quản lý học tập của HS chưa được quan tâm đúng mức.

Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường trong việc quản lý hoạt động học tập của học sinh chưa đồng bộ.

Việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phù đạo học sinh yếu kém đã tiến hành theo kế hoạch nhưng gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, cũng như kinh phí hoạt động.

Việc đánh giá xếp loại chưa thực sự đổi mới, khách quan nên chưa thực sự phản ánh đúng chất lượng học tập của học sinh. HS còn lúng túng chưa quen với phương pháp học tập chủ động, tích cực.

Một số nội dung của một số môn còn tương đối khó so với trình độ nhận thức của HS, điều này gây quá tải với HS, nhất là với những HS ở các vùng, miền có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

*) Về CSVC trường học phục vụ cho dạy học

CSVC trường học chưa đáp ứng được nhu cầu của GV cũng như nhu cầu của HS trong dạy học hiện nay. Hầu hết các trường được khảo sát đều có tình trạng thiếu

phòng học, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm để tổ chức dạy học. Công tác chỉ đạo tổ chuyên môn trong phong trào tự làm thiết bị dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy học chưa hiệu quả.

Thiếu GV, cán bộ phụ tá thí nghiệm, cán bộ thư viện; công tác bồi dưỡng GV phụ trách đồ dùng dạy học còn nhiều hạn chế; cung ứng đồ dùng dạy học còn chậm so với yêu cầu dạy học, thậm chí không có so với yêu cầu.

*) Về chế độ, chính sách

Về định biên GV: vấn đề định biên có ảnh hưởng đến hiệu quả của triển khai DHTH bởi thực hiện đề án tinh giản biên chế nên định biên cũ theo thông tư 35/ TTLT-BGD&ĐT- BNV ngày 23/8/2006 không còn phù hợp.

Về chế độ ngân sách, tài chính: Trường THCS có kế hoạch giáo dục đa dạng, hoạt động dạy học có thêm nhiều yêu cầu mới nên cần phải có những qui định, điều chỉnh mới cho việc thực hiện vốn ngân sách, chế độ thu, chi... để đảm bảo nhà trường hoàn thành nhiệm vụ.

Về chế độ chính sách đối với GV: Chế độ thỉnh giảng đối với GV môn Công nghệ và GV thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông,...Chế độ đối với cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm và GV dạy các môn khoa học thực nghiệm.

Về công tác bồi dưỡng GV: mặc dù các cấp QL rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng GV hàng năm, nội dung phần lớn là quan tâm đến bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học.

Thực tế hầu hết GV các tỉnh đã được bồi dưỡng về các kỹ thuật dạy học tích cực, các phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm. Tuy nhiên họ lại chưa được bồi dưỡng một cách có hệ thống về dạy học lấy HS làm trung tâm từ việc xác định nhu cầu, năng lực…của HS đến khâu soạn bài và kiểm tra đánh giá.

Nhận xét chung: Những năm gần đây ở các trường THCS đã vận dụng quan điểm dạy học hướng vào người học, coi người học là trung tâm, dạy học phù hợp với đặc điểm, nguyện vọng …của HS và đã đạt được một số kết quả góp phần vào sự phát triển chung của đất nước, cung cấp đầu vào cho việc đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

Việc xây dựng đội ngũ GV cũng đạt được tiến bộ đáng kể, số lượng đáp ứng về cơ bản, trình độ đào tạo được nâng cao, đã có ngày càng nhiều GV có trình độ thạc sĩ ở THCS. GV có ý thức hơn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy.

CSVC trường học được tăng cường. Mạng lưới trường lớp phủ khắp các vùng miền.

HS có trình độ THCS đáp ứng về số lượng cho nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực từ đào tạo nghề đến trình độ cao....

2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế trong công tác QLDH TH ở trường THCS hiện nay

Nguyên nhân chủ quan

Đội ngũ cán bộ QL,GV chưa nhận thức được đầy đủ vai trò,vị trí của mình trong giai đoạn mới.

Một số cán bộ quản lý còn hạn chế về năng lực, nghiệp vụ quản lý, chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý. Chưa thực sự dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để đáp ứng yêu cầu ngày càng caocủa sự nghiệp giáo dục.

Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, quản lý giảng dạy, quản lý học tập chưa sâu sát, nặng về hình thức.

Một số hiệu trưởng, cán bộ quản lý, ít tham gia dự giờ, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn còn chung chung nên chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn còn chưa mang lại chất lượng.

Một số CBQL chưa quan tâm sâu sát đến môi trường làm việc của GVcũng như môi trường học tập của HS.

Một số CBQL và GV chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng về chuẩn kiến thức, kỹ năng đã quy định trong giảng dạy.

Nguyên nhân khách quan

Do điều kiện kinh tế đất nước chưa phát triển, khoa học - công nghệ phát triển quá nhanh. CSVC trường học của các trường còn rất thiếu so với yêu cầu. Nội dung chương trình còn thể hiện quá tải so với trình độ nhận thức của HS

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trong chương này, chúng tôi đã điều tra, khảo sát tình hình dạy học và QLDH TH của một số trường THCS trên phạm vi huyện Ninh Giang. Chúng tôi cũng nêu bật được thực trạng QLDH TH của CBQL của một số trường THCS hiện nay. Người hiệu trưởng phải bám sát vào chức năng QL: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để QL việc thực hiện nội dung chương trình; QL hoạt động dạy của giáo viên; QL hoạt động học của HS theo hướng tích hợp; QL CSVC trường học phục vụ cho việc DHTH; QL môi trường sư phạm trong dạy học…. Qua tài liệu, thực tế điều tra và phân tích kết quả điều tra, cho thấy các trường đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vai trò, vị trí của mình trong giai đoạn mới. Nội dung chương trình còn nặng, phân phối thời lượng đôi chỗ chưa hợp lý, tổ chuyên môn chưa sát sao trong việc yêu cầu GV xây dựng kế hoạch dạy học cá nhân, quy trình soạn bài giảng sao cho phù hợp với yêu cầu học sinh có khả năng vận dụng kiến thức các môn học vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Việc thiết lập các quy định của nhà trường về thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy, tổ chức thực hiện các quy định DHTH chưa có sự chỉ đạo thống nhất; kiểm tra đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình đôi lúc ở một số trường còn hời hợt; chưa tổ chức kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện nội dung chương trình DHTH. Việc đề ra những quy định cụ thể, thống nhất về yêu cầu soạn bài và chuẩn bị tiết dạyhọc TH, một số trường thực hiện tốt nhưng vẫn còn một số trường thực hiện nhưng chưa tốt, thậm chí có những trường chưa thực hiện.

Việc xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp thể hiện tính TH, còn nhiều trường chưa thực hiện tốt, có trường chưa thực hiện. Việc tổ chức dự giờ định kỳ,đột xuất và có phân tích, cũng như việc xây dựng nề nếp dạy học TH của GV đã được các trường thực hiện nhưng chưa tốt và có những trường chưa thực hiện công tác này. Việc sử dụng kết quả thực hiện nề nếp trong đánh giá, xếp loại thi đua GV đã thực hiện nhưng chưa tốt. Điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy và học, tuy có được đầu tư nhưng còn

thiếu, chưa thích hợp vàđôi khi lãng phí. Việc xây dựng, hoàn thiện về quy chế, quy định chế độ chính sách, trong nội bộ nhà trường còn hạn chế ở một số trường. Tiềm năng của đội ngũ GV chưa được phát huy do chưa được bồi dưỡng DHTH một cách có hệ thống, thu nhập của GV chưa xứng đáng với công sức bỏ ra. Bên cạnh đó một số bộ phận GV chưa thật sự yên tâm, say mê với nghề nghiệp. Vai trò, trách nhiệm của tổ bộ môn chưa được đề cao. Trong chương này chúng tôi cũng đi phân tích nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra hạn chế đó. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động DHTH nhằm giúp hiệu trưởng quản lý tốt công tác dạy học TH, qua đó nâng cao chất lượng dạy học trong các trường THCS hiện nay ở huyện Ninh Giang.tỉnh Hải Dương. Nội dung này chúng tôi tập trung nghiên cứu ở chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NINH GIANG -‌

TỈNH HẢI DƯƠNG


3.1. Các nguyên tắc lựa chọn biện pháp

Khi nghiên cứu đề xuất các biện pháp QL hoạt động DHTH chúng tôi cho rằng phải tuân theo những nguyên tắc sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Các biện pháp đề ra cần hướng tới mục đích thực hiện mục tiêu giáo dục THCS nói chung và mục tiêu dạy học các môn học nói riêng. Cần tác động tích cực, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng tích hợp.

Mục đích của QLDH nói chung và DHTH nói riêng là tạo điều kiện và giám sát, đánh giá, điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giáo viên trong cả quá trình để HS học tập đạt kết quả.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp QLDH ở trường THCS nói chung và DHTH nói riêng được đề xuất có thể có những biện pháp đã được áp dụng, nhưng những biện pháp đề xuất trong công trình này tuy chưa đầy đủ nhưng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau. Để đảm bảo sự thành công của QL hoạt động DHTH,nếu chỉ dùng một biện pháp hoặc vài ba biện pháp quản lý riêng lẻ không gắn kết với nhau, không hướng vào mục đích chung thì không thể phát huy được tác dụng mà cần một số biện pháp tạo thành hệ thống đồng bộ. Tuy nhiên, tùy điều kiện cụ thể của từng trường, các biện pháp có thể chưa áp dụng đồng thời đầy đủ ngay một lúc, mà có một số biện pháp được ưu tiên nhưng không tách ra khỏi hệ thống.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Đối mới biện pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các biện pháp dạy học truyền thống, hay phải “nhập nội” một số biện pháp xa lạ vào quá trình dạy học. Vấn đề là ở chỗ cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của biện pháp dạy học hiện có,

song phải học hỏi, áp dụng một số biện pháp dạy học mới một cách mẫn tiệp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, phù hợp với tình cảnh điều kiện dạy và học cụ thể.

Đây là nguyên tắc rất quan trọng đòi hỏi khi nghiên cứu đề xuất biện pháp mới phải dựa trên cơ sở kế thừa những biện pháp đã và đang thực hiện; có thể kế thừa toàn bộ biện pháp, nhưng cũng có thể là điểm hay, điểm tối ưu, yếu tố tích cực của mỗi biện pháp, tránh phủ định sạch trơn và đề xuất hệ thống biện pháp mới hoàn toàn không dựa trên thực tiễn và thực trạng của các biện pháp cũ đã có.

Kế thừa là sự tiếp nối giữa cái đã làm - đang tiến hành và tương lai; chính là giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong quản lí DHTH

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Tính thực tiễn, ở đây chúng tôi sử dụng với nội hàm đầy đủ hơn cách hiểu thường dùng trước đây. Tính thực tiễn bao gồm trong đó nghĩa kép, đó là

Tính khả thi, nói lên rằng biện pháp đưa ra có thể thực hiện được ở trường THCS với điều kiện hiện có..

Tính hiệu quả, các biện pháp đề ra phải đem lại hiệu quả nhất định. Các biện pháp QL dạy học tích hợp xét cho cùng nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HS và cha mẹ HS về DHTH;

- Đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận dụng kiến thức các môn học vào thực tiễn cuộc sống;

- Thúc đẩy động lực đội ngũ GV trực tiếp giảng dạy nhằm nâng cao ý thức, đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của họ. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục;

- Từng bước hoàn thiện CSVC -TBDH phục vụ tốt cho hoạt động DH và giáo dục.

3.2. Các biện pháp QLDH TH ở trường THCS trong bối cảnh hiện nay

3.2.1. Nâng cao nhận thức về DHTH cho mọi lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục học sinh

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc DH TH cho mọi lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục HS, bao gồm các thành viên trong trường và ngoài nhà trường để có hiểu biết đúng, có thái độ tích cực ủng hộ cho việc DH TH

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí