Kết Quả Khảo Sát Thực Trạng Quản Lí Việc Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Vật Lí Ở Học Sinh


Bảng 2.28. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lí ở học sinh


TT


Nội dung

Mức độ

thực hiện

Hiệu quả

thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

Chỉ đạo thực hiện qui chế kiểm tra, đánh giá,

xếp loại HS đúng qui định.

3.94

1

3.92

1

2

Chỉ đạo việc ra đề kiểm tra phù hợp với chuẩn

kiến thức, chuẩn kĩ năng, đảm bảo tính vừa sức.

3.84

3

3.86

3

3

Thường xuyên kiểm tra sổ điểm cá nhân của GV để nắm bắt việc thực hiện các bài kiểm tra

HS theo qui định.

3.92

2

3.90

2

4

Chỉ đạo việc đổi mới và đa dạng các hình thức

kiểm tra, đánh giá.

2.50

4

2.38

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long - 12

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018) Kết quả khảo sát cho thấy, CBQL và GVBM Vật lí các trường THPT ở huyện

Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đều đánh giá rất cao tầm quan trọng của việc chỉ đạo thực hiện qui chế kiểm tra đánh giá xếp loại HS, chỉ đạo việc ra đề kiểm tra phù hợp với chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng, đảm bảo tính vừa sức, thường xuyên kiểm tra sổ điểm cá nhân của GV để nắm bắt việc thực hiện các bài kiểm tra học sinh theo qui định. Vì vậy, CBQL và GVBM Vật lí đánh giá mức độ thực hiện ở mức rất thường

xuyên với ĐTB dao động từ

3.86 3.92 .

3.84 3.94 , hiệu quả rất cao với ĐTB dao động từ

Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng việc chỉ đạo đổi mới và đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá được CBQL, GVBM Vật lí đánh giá ở mức không thường xuyên với ĐTB = 2.50, hiệu quả thực hiện đạt mức trung bình với ĐTB = 2.38. Qua trao đổi với CBQL, GVBM Vật lí ở các trường, tôi ghi nhận được nguyên nhân là: việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bộ môn Vật lí của HS thì CBQL nhà trường thường “khoán trắng” cho GVBM Vật lí mà không chỉ đạo cho kiểm tra tập trung, đa số GVBM kiểm tra, đánh giá HS còn theo hình thức cũ, đặc biệt đối với việc


kiểm tra 15 phút thì GVBM vẫn cho theo hình thức tự luận vì ra đề nhanh, chấm dễ, nhiều GVBM không sử dụng được phần mềm ra đề trắc nghiệm khách quan, một hình thức rất phù hợp với đặc trưng của bộ môn Vật lí và hiện nay đang được Bộ GD và ĐT thực hiện trong kì thi THPT quốc gia.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí‌

2.5.1. Ảnh hưởng của cơ sở vật chất – thiết bị dạy học môn Vật lí‌

TBDH môn Vật lí là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà GVBM Vật lí sử dụng để tiết dạy đạt hiệu quả nhất, HS rất thích thú với những tiết học có sử dụng TBDH. Quản lí CSVC – TBDH là nhiệm vụ được lãnh đạo nhà trường quan tâm thực hiện nhằm nâng cao nhận thức cho GVBM trong việc đổi mới PPDH, để nâng cao chất lượng bộ môn Vật lí và đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Quản lí CSVC – TBDH môn Vật lí cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: chỉ đạo khai thác và sử dụng hiệu quả CSVC và TBDH môn Vật lí, kiểm tra đầy đủ các tiết TNTH của giáo viên được qui định trong PPCT, tổ chức hội thi làm ĐDDH môn Vật lí cấp trường, tổ chức các tiết hội giảng môn Vật lí với mục tiêu sử dụng hiệu quả TBDH trong tiết dạy, thường xuyên bồi dưỡng năng lực sử dụng các TBDH môn Vật lí cho giáo viên, chỉ đạo việc bảo quản tốt CSVC – TBDH, trang bị đầy đủ TBDH môn Vật lí. Để đánh giá thực trạng các nội dung vừa nêu, tôi lập phiếu khảo sát với các đối tượng là CBQL, GVBM Vật lí thu được kết quả sau:


Bảng 2.29. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí CSVC – TBDH môn Vật lí



TT


Nội dung

Mức độ

thực hiện

Hiệu quả

thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

Chỉ đạo khai thác và sử dụng hiệu quả

CSVC và TBDH môn Vật lí.

3.16

3

3.20

2

2

Kiểm tra đầy đủ các tiết THTN của GV

được qui định trong PPCT.

3.02

5

3.10

3

3

Tổ chức hội thi làm ĐDDH môn Vật lí cấp

trường.

3.24

1

2.26

6

4

Tổ chức các tiết hội giảng môn Vật lí với mục tiêu sử dụng hiệu quả TBDH trong tiết

dạy.

2.98

6

2.36

5

5

Thường xuyên bồi dưỡng năng lực sử dụng

các TBDH môn Vật lí cho GV.

3.20

2

3.24

1

6

Chỉ đạo việc bảo quản tốt CSVC và TBDH.

3.10

4

2.98

4

7

Trang bị đầy đủ TBDH môn Vật lí.

2.92

7

2.10

7

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018)

Bảng số liệu cho thấy, nội dung tổ chức hội thi làm ĐDDH môn Vật lí cấp trường được CBQL, GVBM Vật lí đánh giá ở mức thường xuyên với ĐTB = 3.24 (xếp hạng 1), nhưng hiệu quả chỉ ở mức trung bình với ĐTB = 2.26 (xếp hạng 6). Để tìm hiểu nguyên nhân, tôi trao đổi với CBQL, GVBM Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long thì đều có chung nguyên nhân là: lãnh đạo nhà trường thường xuyên động viên, khuyến khích và tổ chức hội thi làm ĐDDH môn Vật lí cấp trường nhưng không có kinh phí hỗ trợ cho GV trong việc làm ĐDDH, chế độ khen thưởng GV trong lĩnh vực này cũng không có, nên GVBM không đầu tư nhiều cho các sản phẩm để có chất lượng tốt phục vụ cho HĐDH nâng cao chất lượng bộ môn, mà chủ yếu GVBM làm để có phong trào nên hiệu quả nội dung này chỉ ở mức trung bình.


Thực trạng khảo sát cũng cho thấy, lãnh đạo nhà trường cũng quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực sử dụng các TBDH môn Vật lí được đánh giá ở mức thường xuyên có ĐTB dao động từ 3.16 3.20 , hiệu quả đạt khá có ĐTB dao động từ 3.20 3.24 .

Nội dung trang bị đầy đủ TBDH môn Vật lí chỉ đạt mức độ ít thường xuyên với ĐTB = 2.38 (xếp hạng 7) và hiệu quả đạt được ở mức trung bình (ĐTB = 2.10). Qua trao đổi với CBQL ở các trường, tôi ghi nhận được nguyên nhân là: việc xã hội hóa giáo dục gặp nhiều khó khăn vì các trường đều nằm trong huyện thuộc vùng sâu nhất của tỉnh Vĩnh Long, mặt khác việc mua sắm TBDH hiện nay phải thực hiện theo qui định mua sắm tập trung thủ tục nhiều, thời gian lâu mới được cung cấp, nên các trường chủ yếu sử dụng các TBDH đã được Sở GD và ĐT cung cấp trong những năm trước để phục vụ cho HĐDH bộ môn Vật lí.

2.5.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí‌

Trong quản lí HĐDH môn Vật lí ngoài những yếu tố như: mục tiêu, nội dung chương trình, CSVC – TBDH, công việc soạn bài và kiểm tra đánh giá,…thì còn các yếu tố khác cũng tác động thường xuyên đến HĐDH môn Vật lí. Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí HĐDH môn Vật lí từ rất ảnh hưởng (4đ) đến không ảnh hưởng (1đ) tôi lập phiếu khảo sát với các đối tượng là CBQL, GVBM Vật lí.

Cách qui ước thang ĐTB ứng với từng mức độ khảo sát của phiếu điều tra như sau:

Mức độ ảnh hưởng

ĐTB từ 3.26 4.00 = Rất ảnh hưởng. ĐTB từ 2.51 3.25 = Ảnh hưởng.

ĐTB từ 1.76 2.50 = Ít ảnh hưởng. ĐTB từ 1.00 1.75 = Không ảnh hưởng.


Bảng 2.30. Kết quả khảo sát thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt HĐDH môn Vật lí


TT


Nội dung

Mức độ ảnh hưởng


ĐTB


Hạng

Rất ảnh

hưởng

Ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng

1

Ảnh hưởng của những

chính sách, chủ trương của Đảng về giáo dục.

42

8

0

0

3.84

5

2

Ảnh hưởng của chương trình, nội dung SGK môn

Vật lí.

27

10

13

0

3.28

6

3

Ảnh hưởng của CSVC và

TBDH môn Vật lí.

25

11

14

0

3.22

7

4

Ảnh hưởng của gia đình

HS.

24

14

6

6

3.12

8

5

Ảnh hưởng bởi đời sống vật chất tinh thần thần

của GV.

44

6

0

0

3.88

4

6

Trình độ chuyên môn,

năng lực và phẩm chất của Hiệu trưởng.

45

5

0

0

3.90

3

7

Trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm chất

của GV dạy Vật lí.

48

2

0

0

3.96

2

8

Sự quan tâm đến công tác

quản lí HĐDH môn Vật lí của Hiệu trưởng.

49

1

0

0

3.98

1

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018)


Bảng số liệu cho thấy, có nhiều yếu tố rất ảnh hưởng và ảnh hưởng đến quản lí HĐDH môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Đặc biệt, sự quan tâm đến công tác quản lí HĐDH môn Vật lí của Hiệu trưởng là ảnh hưởng nhất có ĐTB = 3.98 và trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm chất của giáo viên dạy Vật lí ảnh hưởng thứ hai có ĐTB = 3.96.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long‌

Trong quá trình khảo sát thực trạng về HĐDH môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long tôi đánh giá có các ưu điểm nổi bật và một số hạn chế như sau:

2.6.1. Đánh giá chung thực trạng

2.6.1.1. Ưu điểm

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBQL và GVBM vững vàng, tất cả đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có lối sống gương mẫu, yêu nghề, đoàn kết tốt, có tinh thần hỗ trợ giúp đỡ đồng nghiệp và HS cao.

CBQL các trường chỉ đạo một cách sâu sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ Vật lí, trong đó rất chú trọng đến quản lí HĐDH của bộ môn, chỉ đạo và hướng dẫn GVBM xây dựng kế hoạch dạy học và phê duyệt kế hoạch dạy học của GVBM.

CBQL, GVBM Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, nhận thức khá đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của bộ môn Vật lí trong việc hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho HS bậc THPT. Từ đó có trách nhiệm rất cao trong việc chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức quản lí các HĐDH môn Vật lí sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

GVBM thực hiện khá tốt qui chế chuyên môn như dạy đúng, đủ nội dung, chương trình, thực hiện số lần kiểm tra theo qui định, chấm trả bài đúng thời gian, thực hiện điểm số kịp thời và lưu trữ kết quả theo qui định, đánh giá kết quả học tập của HS khá nghiêm túc.


CBQL, GVBM Vật lí thực hiện khá tốt việc quản lí giáo dục động cơ, thái độ mục đích học tập đúng đắn cho HS thông qua các hoạt động giáo dục

2.6.1.2. Hạn chế

Quản lí HĐDH môn Vật lí đã được lãnh đạo các trường quan tâm chỉ đạo một cách thường xuyên và liên tục trong suốt từng năm học. Tuy nhiên, hiệu quả quản lí ở một số nội dung công việc chỉ đạt mức trung bình, cụ thể: quản lí việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn Vật lí; quản lí đổi mới PPDH; đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực của học sinh; soạn giáo án vẫn theo theo hướng cũ; chưa cập nhật thường xuyên những thông tin mới cho bài dạy, chưa thực hiện tốt dạy học lồng ghép, tích hợp kiến thức của các bộ môn, dạy học theo hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất của HS, chưa sử dụng thường xuyên các PPDH tích cực mang tính đặc thù của bộ môn; phong trào tự làm ĐDDH; chưa thường xuyên tổ chức tập huấn cho GVBM sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học và trong kiểm tra; chưa trang bị đủ các phương tiện hiện đại và TBDH phục vụ bộ môn Vật lí.

Tay nghề GV ở từng tổ chuyên môn của từng trường không đồng đều.

Quản lí hoạt động học tập môn Vật lí của HS ở các nội dung chưa tốt như: quản lí mục tiêu, tài liệu tự học; kiểm tra hoạt động tự học của HS; biểu dương, khen thưởng những HS có thành tích xuất sắc môn Vật lí; phối hợp giữa nhà trường với PHHS trong việc quản lí nhiệm vụ học tại nhà của HS các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long còn chưa đạt hiệu quả cao.

2.6.2. Nguyên nhân thực trạng

2.6.2.1. Nguyên nhân của những ưu điểm

Đảng và Nhà nước coi GD và ĐT là quốc sách hàng đầu nên đã ban hành nhiều Nghị quyết để chỉ đạo cho công tác GD và ĐT, những Nghị quyết đã quyết định cho sự đổi mới của GD trong giai đoạn hiện nay là: Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của BCHTW Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09 tháng 6 năm 2014 ban hành chương trình hành động của Chính


phủ về thực hiện Nghị quyết số 29 NQ/TW; Chiến lược phát triển GD 2011-2020; Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 06 năm 2012 phê duyệt “Chiến lược phát triển GD 2011–2020” của Thủ tướng Chính Phủ.

Ở tỉnh Vĩnh Long, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 07- CTr/TU ngày 26/7/2016 của Tỉnh ủy Vĩnh Long và UBND tỉnh ra Quyết định số 2977/QĐ – UBND ngày 09 tháng 12 năm 2016 về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 07-CTr/TU, ngày 26/7/2016 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 8, BCHTW Đảng (khoá XI).

Sở GD và ĐT Vĩnh Long có Kế hoạch số 213/KH – SGDĐT, ngày 14 tháng 02 năm 2017 về việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCHTW Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

CBQL các nhà trường có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống gương mẫu, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

GVBM Vật lí có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng, lối sống gương mẫu, yêu nghề, đoàn kết tốt, có tinh thần hỗ trợ giúp đỡ đồng nghiệp và HS cao.

2.6.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Đội ngũ CBQL nhà trường đều được bổ nhiệm từ GV trực tiếp đứng lớp hoặc GV làm công tác đoàn; 100% CBQL các trường chỉ được tham dự lớp bồi dưỡng QLGD, chưa có trình độ chuyên môn về QLGD, nên trong công tác quản lí các nội dung của HĐDH, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, học hỏi đồng nghiệp hoặc dựa vào ý chủ quan cá nhân, mà không theo hệ thống chuyên môn quản lí nên hiệu quả thấp.

CBQL các nhà trường chưa thật sự quyết liệt trong chỉ đạo, quản lí các nội dung: thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn Vật lí; đổi mới PPDH; đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực của học sinh; soạn giáo án cập nhật những thông tin mới cho bài dạy, thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp kiến thức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023